Định hướng phát triển của Ngân hàng Hợp tác – Chi nhánh Thanh Hòa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 88)

P. Hành chính nhân sự Kế toán – ngân quỹ Tín dụng thành viên tín dụng DN &CN kiếm tra kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch

4.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng Hợp tác – Chi nhánh Thanh Hòa

Hòa

Để phát huy tốt vai trò của Ngân hàng Hợp tác nói chung và Ngân hàng Hợp tác – Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng đối với quá trình thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động cần thiết phải xây dựng định hướng phát triển ổn định gắn liền với chiến lược phát triển chung của ngành Ngân hàng. Đó chính là một tổng thể của nhiều giải pháp với những công việc cụ thể, bên cạnh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách chúng ta cần nhanh chóng tập trung giải quyết tốt một số nội dung có tính cấp thiết sau:

Một là, Tập trung xây dựng tổ chức đầu mối là Ngân hàng Hợp tác vững mạnh về tài chính, công nghệ đã đủ sức thực hiện chức năng là tổ chức tín dụng đầu mối đảm bảo điều hoà vốn, hỗ trợ khả năng thanh toán chi trả và các dịch vụ sản phẩm cho các QTDND cơ sở.

Hai là, Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ làm việc tại chính đặc biệt là ở các QTDND cơ sở nhằm nâng cao kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng, thường xuyên bổ túc các nghiệp vụ ngân hàng, thường xuyên bổ túc các nghiệp vụ mới về chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ, đối ngoại,,, để đội ngũ cán bộ đủ trình độ triển khai các nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập.

Ba là, Từng bước triển khai mở rộng các hình thức dịch vụ ngân hàng

trong chi nhánh như: Bảo lãnh, tín dụng hợp vốn, liên kết huy động, điều hoà, hỗ trợ công nghệ thông tin; đồng thời từng bước hội nhập tham gia thị trường thẻ, công ty mua bán nợ, công ty chứng khoán… với các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tạo tiền đề xây dựng và trực tiếp triển khai các dịch vụ này/

Bốn là, Nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động và quản lý tín dụng của các QTDND cơ sở đồng thời sắp xếp lại các QTDND hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài; xử lý dứt điểm những tồn đọng trong giai đoạn thí điểm, đưa hệ thống vào hoạt động ổn định, lành mạnh.

Về lâu dài sẽ từng bước đổi mới, tạo cơ chế thông thoáng, rộng mở hơn đối với hoạt động của hệ thống và từng bước có chính sách về thuế, tài chính, bảo hiểm… phù hợp với điều kiện hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác giúp cho chi nhánh đứng vững, phát triển trong cạnh tranh và hội nhập trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w