Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 96)

P. Hành chính nhân sự Kế toán – ngân quỹ Tín dụng thành viên tín dụng DN &CN kiếm tra kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch

4.2.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ

Trong mô hình quản trị ngân hàng thì hệ thống kiểm soát nội bộ luôn là một yếu tố mang tính sống còn. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo mọi cán bộ nhân viên đều phải tuân thủ các chính sách và quy định nội bộ. Như vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ điều chỉnh hành vi của các thành phần nghiệp vụ, không chỉ giới hạn trong kiểm soát chức năng kinh doanh, kiểm soát tài chính mà còn điều chỉnh toàn bộ các chức năng như: quản trị điều hành, bộ máy tổ chức, nhân sự,...

Đối với các ngân hàng. đặc biệt là một số ngân hàng vẫn đang trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động, điển hình là Ngân hàng Hợp tác, thì hệ thống kiểm soát nội bộ càng trở nên quan trọng. Bởi khi tầm vóc ngân hàng được nâng lên, thì quyền hạn và trách nhiệm càng phải phân chia cho nhiều cấp, nhiều bộ phận, nên mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng và nhân viên càng trở nên phức tạp, quá trình trao đổi thông tin càng chậm, tài sản khó quản lý do phân tán ở nhiều nơi trong nhiều hoạt động khác nhau, do đó phải có hệ thống kiểm soát nộ bộ hữu hiệu nhằm duy trì sự hoạt động an toàn, bền vững của ngân hàng.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, chi nhánh Ngân hàng Hợp tác cần:

Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ định kỳ và đột xuất: Mục đích nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, của ngân hàng. Qua đó cán bộ kiểm tra cũng có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn.

Xây dựng chiến lược phát triển cho bộ phận kiểm soát nội bộ: Quy định rõ nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ thông qua điều lệ, quy chế, quy định kiểm soát và cuối cùng là xây dựng chiến lược chính thức cho bộ phận kiểm soát nội bộ. Có thể tham khảo khung chiến lược mà các NHTM vạch ra thường tập trung vào một số yếu tố chủ chốt, ví dụ :

- Xác định nhu cầu về nguồn nhân lực cho bộ phận KSNB cho thời gian hiện tại và trong tương lai vài năm.

- Xây dựng những tiêu chí đánh giá về kết quả hoạt động của KSNB: Các chỉ tiêu truyền thống để đánh giá kết quả hoạt động này như số biên bản, kết luận được công bố, số sai phạm được phát hiện, hay số lượng kiến nghị trong từng cuộc kiểm tra...còn mang tính định tính. Do đó, những kết quả đem lại còn hạn chế trong việc đo lường trực tiếp cho quản lý rủi ro, hay tăng cường tính tuân thủ... Chính vì thế, các NHTM hiện nay cũng đã tích cực xây dựng một loạt các tiêu chí để đánh giá về mức độ thực hiện trong một bảng chấm điểm mà các ngân hàng gọi là KPIs.

Hoàn thiện quy trình và phương pháp KSNB: Hiện nay KSNB tại nhiều tổ chức tín dụng, việc xây dựng các chương trình kiểm tra đầy đủ vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Hiện nay, các cuộc kiểm tra của KSNB của chi nhánh mới chủ yếu hướng tới tính tuân thủ, sự đầy đủ của hồ sơ chứng từ mà chưa chú trọng vào việc đánh giá các rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục kiểm soát của đơn vị. Do đó, hoàn thiện quy trình và phương pháp KSNB nhằm xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra là một việc làm cần thiết của chi nhánh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 96)