Một số nguyên nhân chính

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 80)

P. Hành chính nhân sự Kế toán – ngân quỹ Tín dụng thành viên tín dụng DN &CN kiếm tra kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch

3.5.3.Một số nguyên nhân chính

Nguyên nhân từ phía chi nhánh

Một số hoạt động của chi nhánh còn chưa đúng chế độ, nhiều hồ sơ tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản chưa đủ chứng từ pháp lý. Về mặt chủ quan cán bộ tín dụng còn nể nang mang tính chất thân quen, gia đình, còn quá tin tưởng vào tài sản thế chấp nên coi nhẹ việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố trước khi tín dụng. Hơn nữa, mọi hoạt động liên quan đến tín dụng, thẩm định và kiểm soát đều được tiến hành tập trung tại phòng kinh doanh, chưa được chuyên môn hóa nên khiến cho việc quản trị hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Như đã phân tích ở trên thì chất lượng kênh thông tin về khách hàng là chưa cao, đặc biệt là các khách hàng mới đã gây ra khó khăn cho chi nhánh trong việc ra quyết định cấp tín dụng bao nhiêu là an toàn. Các khách hàng truyền thống thì chi nhánh có phần lơ là, chủ quan mà quyết định cấp tín dụng khi thông tin chưa đầy đủ, chưa đủ điều kiện xét duyệt món vay. Như vậy trong điều kiện không nắm được đầy đủ thông tin chính xác về khách hàng thì rủi ro là điều khó tránh khỏi. Dẫn đến chất lượng tín dụng cũng không được đảm bảo,

Dịch vụ của chi nhánh chưa đa dạng, phong phú, chưa có những sản phẩm dịch vụ riêng biệt để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng bán lẻ, thanh toán quốc tê… vẫn còn yếu kém. Ngoài ra hoạt động Marketing còn nhiều hạn chế, không có nhiều biện pháp tuyên truyền các dịch vụ của Quỹ tín dụng khiến cho người dân chưa biết được các dịch vụ cũng như tiện ích của nó mang lại.

Chi nhánh chưa có hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã có sự kết hợp với các ngân hàng khác nhưng chưa đạt hiệu quả cao, chưa có sự trao đổi thông tin khách hàng giữa các TCTD với

nhau một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, sự phối hợp về công nghệ còn hạn chế, mang tính manh mún, mạnh ai nấy làm.

Năm 2013 là năm đầu tiên chuyển đổi mô hình hoạt động từ Quỹ tín dụng Trung ương sang Ngân hàng hợp tác xã, với tên gọi và thương hiệu mới, bước đầu có những khó khăn nhất định. Đối với hoạt động của thành viên là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong năm 2013 đã có những diễn biến bất lợi, số lượng Quỹ đông nhưng năng lực hoạt động của một số Quỹ rất yếu, việc chấp hành các nguyên tắc chế độ trong hoạt động chưa nghiêm túc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động.

Nguyên nhân từ phía các QTDND cơ sở

Do đặc điểm tỉnh Thanh Hoá là một tỉnh ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, mà QTDND cơ sở hoạt động phần lớn ở khu vực nông nghiệp nông thôn, hiện nay có 58/65 QTDND cơ sở hoạt động ở khu vực nông thôn, nên phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, hiện tượng mất mùa thiên tai, dịch bệnh như vừa qua Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bênh. Đây là một trong những yếu tố khó khăn trong việc đầu tư của QTDND cơ sở, nhiều rủi ro có thể xảy ra, mà hệ thống QTDND cơ sở chưa có chủ trương xoá nợ, khoanh nợ bất cứ yếu tố khách quan đối với hoạt động của QTDND cơ sở. Khách hàng của QTDND cơ sở thành viên chủ yếu là thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ năng lực tài chính còn yếu, trình độ và kinh nghiệm hạch toán kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế thị trường, kinh tế hội nhập như hiện nay còn rất hạn chế, chưa theo kịp với những thách thức mới của nền kinh tế, đặc biệt là môi trường kinh tế hiện nay chưa ổn định, nên làm ăn của một số thành viên kém hiệu quả, Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro đối với tín dụng tín dụng tại các QTDND cơ sở.

Một số QTDND cơ sở chưa nhận thức đúng về tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND, chạy theo lợi nhuận kinh doanh, tín dụng sai đối

tượng, sai mục đích, vượt tỉ lệ cho phép dẫn đến chất lượng tín dụng của một số QTDND chưa cao. Mới đây nhất là vụ việc QTDND Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa vì chạy theo lợi nhuận nên Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Đồng đã có một số khoản tín dụng không đúng quy chế tín dụng hiện hành, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, một số khách hàng vay tiền tại Quỹ đã chây ỳ trong việc trả nợ, trong khi đó những người gửi tiền đồng loạt yêu cầu được rút tiền đã dẫn đến tình trạng mất thanh khoản và mất khả năng chi trả của quỹ. Riêng quỹ này cũng đã để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, tín dụng sai đối tượng, huy động vốn vượt quá mức quy định của nhà nước, lập khống chứng từ, giả mạo hồ sơ để hợp thức hóa các khoản tín dụng của doanh nghiệp, tín dụng hộ gia đình với số tiền lớn. Tỷ lệ nợ xấu lên tới 80%, toàn bộ tiền gửi đều đã quá hạn mà không có khả năng thanh toán, gây bức xúc cho người gửi tiền, có nguy cơ mất ổn định về an ninh chính trị trên địa bàn. Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh đã phải duy trì tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện tại QTD Hoằng Đồng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của Quỹ, chỉ thực hiện giải ngân khi xác định chính xác nguồn gốc khoản vay, huy động là hợp pháp.

Công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ. Cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ tại một số QTDND cơ sở nghiệp vụ chưa sâu, phần lớn chưa được đào tạo bài bản về kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tại một số QTDND cơ sở chưa quan tâm đến công tác kiểm soát nội bộ nên có những sai sót không được phát hiện kịp thời để sữa chữa khắc phục như QTDND cơ sở.

Việc các QTDND cơ sở hoạt động còn bộc lộ nhiều hạn chế và tiềm ẩn rủi ro là một trong những nguyên nhân chính khiến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác gặp nhiều khó khăn. Vai trò điều hòa vốn và giám sát hoạt động của QTD là một trong những trọng trách vô cùng nặng nề mà chi nhánh phải gánh vác trong thời gian tới.

Nguyên nhân khách quan

Năm 2013 hệ thống Ngân hàng nói chung, và Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Thanh Hoá nói riêng gặp rất nhiều khó khăn như: cầu tiêu dùng giảm, thị trường bất động sản đóng băng, hoạt động của các Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh kém phát triển, nhiều Doanh nghiệp đóng cửa thu hẹp sản xuất, nợ xấu tăng nhanh. Mặt khác các Ngân hàng thương mại trên địa bàn ra đời ngày càng nhiều với quy mô và năng lực mạnh về mọi mặt nên tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới liên tục có nhiều biến động, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp và cả hệ thống ngân hàng như những biến động của tỷ giá, giá xăng dầu…đã gây thất thoát lớn cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này.

Xu thế mở cửa và hội nhập với các nền kinh tế khu vực và trên thế giới ngày càng gia tăng đã trở thành một thách thức lớn đối với cả hệ thống ngân hàng nói chung và của các tổ chức tín dụng nói riêng. Chi nhánh sẽ phải chú trọng hơn nữa trong việc giữ vững được các khách hàng tốt, các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác như quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư…

Môi trường pháp lý chưa thuận lợi, hệ thống pháp luật cho các TCTD, đặc biệt là đối với hoạt động của Ngân hàng Hợp tác vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau, gây khó khăn trong quá trình hoạt động.

Nhà nước đang từng bước điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phù hợp với sự phát triển của đất nước và phù hợp với xu thế chung của các

nước trong khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp cũng luôn có những biện pháp để chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất cho phù hợp với chính sách vĩ mô của Nhà nước. Nhưng đôi khi vẫn không theo kịp được những thay đổi của cơ chế, chính sách nên đã gặp không ít khó khăn và kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn. Do đó, khả năng để mở rộng tín dụng của chi nhánh cũng bị giảm sút.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đi sâu và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Thanh Hóa. Ngoài việc đưa ra các số liệu thực tế để minh họa, đề tài còn đi sâu vào phân tích hoạt động kiểm soát, giám sát, từ đó chỉ ra các ưu nhược điểm và làm rõ nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 80)