Phân tích nghiệp vụ quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hợp tác – Chi nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 58)

P. Hành chính nhân sự Kế toán – ngân quỹ Tín dụng thành viên tín dụng DN &CN kiếm tra kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch

3.3.1.Phân tích nghiệp vụ quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hợp tác – Chi nhánh Thanh Hóa

nhánh Thanh Hóa

3.3.1. Phân tích nghiệp vụ quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hợp tác – Chi nhánh Thanh Hóa tác – Chi nhánh Thanh Hóa

Bộ phận kiểm soát tín dụng thực hiện việc kiểm soát hồ sơ tín dụng theo quy trình như sau:

Bước 1: Phòng kinh doanh sau khi hoàn tất bộ hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang cho Bộ phận kiểm soát tín dụng

Bước 2: bộ phận kiểm soát tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính tuân thủ các quy định, chính sách cấp tín dụng, tính hợp lệ và các yếu tố rủi ro, Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu về tính tuân thủ, có nhiều rủi ro, bộ phận này sẽ trình ban giám đốc về hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu, ban giám đốc xem xét, chuyển trả lại hồ sơ và yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ hoặc thông báo từ chối cấp tín dụng,

Bước 3: Bộ phận KSTD chuyển trả lại hồ sơ cho phòng kinh doanh bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu và chuyển lại bộ phận kiểm soát tín dụng hoặc thông báo từ chối cấp tín dụng cho khách hàng biết,

Bước 4: Bộ phận kiểm soát tín dụng kiểm tra lại hồ sơ về các yêu cầu sau:

- Hồ sơ khách hàng cung cấp có đầy đủ đáp ứng được hình thức, nội dung theo quy định và theo các yêu cầu nêu trong tờ trình được duyệt, biên bản họp ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng

- Kiểm tra hợp đồng tín dụng, các hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và các chứng từ khác có liên quan

- Mục đích giải ngân, số tiền giải ngân phù hợp với tờ trình được duyệt

- Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ chứng nhận chủ quyền tài sản đảm bảo

- Nếu hồ sơ đảm bảo các yêu cầu, nhân viên kiểm soát tín dụng ký nháy trên tờ trình đề xuất, lập chứng từ giải ngân kèm toàn bộ hồ sơ vay trình ban giám đốc ký duyệt các loại chứng từ, trường hợp hồ sơ vẫn không đảm bảo được các yêu cầu, ban giám đốc không chấp nhận cấp tín dụng và chuyển trả lại hồ sơ cho bộ phận kiểm soát tín dụng thực hiện các thủ tục từ chối cấp tín dụng,

Bước 5: Nếu hồ sơ được duyệt cấp tín dụng, bộ phận kiểm soát tín dụng thực hiện:

- Chuyển chứng từ cho phòng kế toán và quỹ để thực hiện thủ tục giải ngân cho khách hàng

- Trường hợp hồ sơ bị từ chối cấp tín dụng, bộ phận kiểm soát tín dụng thông báo cho phòng kinh doanh về việc từ chối này và nêu rõ các lý do

Bước 6: Phòng kinh doanh tiến hành thực hiện các thủ tục giải ngân cho khách hàng hoặc thông báo việc từ chối tín dụng cho khách hàng biết

Bước 7: Bộ phận kiểm soát tín dụng tiền hành chuyển bản chính các loại giẩy chứng nhận tài sản đảm bảo của khách hàng, các loại hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng, tờ trình đề xuất để lưu trữ,

Bước 8: Bộ phận kiểm soát tín dụng có trách nhiệm tham gia vào quá trình quản lý, kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo đảm khách hàng tuân thủ đúng nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc các giải pháp nhằm thu hồi nợ vay khi món nợ có dấu hiệu xấu,

3.3.1.2. Nghiệp vụ quản lý nợ

Quản lý nợ là hoạt động quan trọng của quản lý tín dụng, chức năng của quản lý nợ là quản lý danh mục cấp tín dụng của ngân hàng theo từng loại hình như ngành nghề kinh doanh, loại hình tín dụng, hạn mức tín dụng…theo chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả,

Quy trình quản lý nợ tại chi nhánh Thanh Hóa được tiến hành như sau:

Bước 1: Phòng kinh doanh có trách nhiệm quản lý danh mục dư nợ thuộc thẩm quyền phân định và tiếp nhận các thông tin, yêu cầu về công tác quản lý nợ, Các đơn vị này có trách nhiệm chuyển giao các món nợ thuộc nhóm danh mục nợ thuộc thẩm quyền xử lý, phản hồi, báo cáo các thông tin theo yêu cầu của công tác quản lý nợ cho Ban giám đốc,

Bước 2: Phòng kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các công tác phân tích, đánh giá, báo cáo tình hình của các danh mục nợ cho Ban giám đốc, Đề xuất và thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý nợ với Ban giám đốc,

Bước 3: Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ tác động đến khách hàng nhằm đảm bảo kế hoạch thu hồi nợ

Bước 4: Thực hiện các thủ tục tố tụng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu hồi các khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 58)