Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 25)

Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng là một đề tài thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã được đề cập trong rất nhiều tài liệu từ các tạp chí nghiên cứu khoa học, các bài báo, nghiên cứu hay các luận văn, luận án…Trong thời gian gần đây, với sự chuyển đổi từ mô hình Qũy Tín dụng Nhân dân Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã gây được sự chú ý của nhiều tác giả, cụ thể:

- Nghiên cứu khoa học lưu trữ tại Trung tâm Thông tin – thư viện, Văn phòng Quốc hội cũng đề cập đến “Vai trò của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp – nông thôn” trong đó nhấn mạnh tới

sự tồn tại tất yếu của Qũy tín dụng nhân dân tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong vai trò là đơn vị huy động nguồn vốn tại chỗ, tín dụng tại chỗ, tương trợ cộng đồng.

- Luận văn “Huy động vốn và tín dụng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Ngô Đức Thắng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã làm rõ hơn về thực trạng tín dụng và huy động vốn tại một chi nhánh của Qũy tín dụng Nhân dân Trung ương trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009. Luận văn đã nhấn mạnh đến những hạn chế trong quá trình triển khai các sản phẩm tiền gửi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dẫn tới chưa khai thác được tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư, sản phẩm kém đa dạng, chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống; chất lượng các khoản vay còn thấp và đặc biệt là sự lỏng lẻo trong khâu thẩm định tín dụng dẫn tới những rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, QTD thành viên trên địa bàn ngày càng tăng du nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ.

- TS. Nguyễn Thị Thanh Hương với đề tài “Ngân hàng hợp tác xã – Mô hình mới trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam” đã làm rõ nét hai vấn đề cơ bản đó là thực trạng hoạt động của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân thời gian qua và tính tất yểu khách quan của sự ra đời của mô hình Ngân hàng Hợp tác. Trong đó, tác giả đã làm nổi bật những thành tựu mà Qũy Tín dụng nhân dân trong thời gian hoạt động đã đạt được đó là việc hạn chế nạn tín dụng nặng lại và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng về phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng. Với đề án “Chuyển đổi QTDND Trung ương sang hoạt động theo mô hình NHHTX”, tác giả nhấn mạnh Ngân hàng Hợp tác xã sẽ là đầu mối và gánh vai trò trách nhiệm nặng nề đối với việc điều hòa, hỗ trợ vốn cho các quỹ tín dụng thành viên. Tuy nhiên, nghiên cứu

này không đề cập đến những thay đổi trong hoạt động tín dụng tại NHHTX sau chuyển đổi mà chỉ khái quát các hoạt động kinh doanh tại hệ thống.

Như vậy, sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan thì có thể khẳng định rằng đề tài Qũy tín dụng nhân dân đã có nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến giai đoạn trước khi chuyển đổi thành mô hình Ngân hàng Hợp tác và các nội dung chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung của các QTD, chứ chưa hoàn toàn đi sâu vào đề tài hoạt động tín dụng tại các Qũy này. Như vậy, từ sau khi phát triển thành mô hình Ngân hàng hợp tác, chưa có một đề tài thực sự nào đề cập đến quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hợp tác và ở phạm vi hẹp hơn là các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Thanh Hóa.

Một vấn đề đặt ra hiện nay là phải nghiên cứu khung khổ lý thuyết về quản lý hoạt động tín dụng và áp dụng nó vào thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng Hợp tác – Chi nhánh Thanh Hóa để phân tích thực trạng, cũng như chỉ ra những tồn tại và hạn chế để có định hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w