Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 99)

P. Hành chính nhân sự Kế toán – ngân quỹ Tín dụng thành viên tín dụng DN &CN kiếm tra kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Hoàn thiện các cơ chế, quy chế, chính sách chuyển từ mô hình QTDND Trung ương sang Ngân hàng Hợp tác là một nội dung mới, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ sẽ có điều chỉnh, vì vậy trong năm Ngân hàng Nhà nước cần tập trung xây dựng, chuẩn bị cơ sở pháp lý để hoàn thiện quá trình chuyển đổi. Đây là nội dung của toàn hệ thống từ Hội sở đến Chi nhánh để đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động, quản lý điều hành. Cần phải khẳng định rõ vị thế của QTDND Trung ương sau khi chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác là sự cần thiết và cần có sự ủng hộ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để Ngân hàng Hợp tác có thể thực hiện được mục tiêu chính trị của mình, phục vụ tốt hơn cho kinh tế hợp tác xã và hệ thống QTDND, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ thực trạng hoạt động quản lý tín dụng đã được nêu ở chương 3, chương 4 đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế đó. Ngoài ra, chương 4 cũng giới thiệu về những định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển hệ thống QTDND, đến nay nước ta đã thực hiện được mục tiêu là hình thành mô hình kinh tế HTX trong lĩnh vực tín dụng trên địa bàn nông thôn. Các QTDND đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của các thành viên; thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo; hạn chế tín dụng nặng lãi ở nông thôn. Việc chuyển đổi

QTDNDTW thành Ngân hàng HTX có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ khẳng định Ngân hàng Hợp tác xã là một định chế tài chính hoàn thiện mà còn phát triển thành một Ngân hàng Hợp tác đa năng, liên kết chặt chẽ các QTDND trong hệ thống.

Nằm trong Ngân hàng Hợp tác, Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Thanh Hóa thời gian quan đã có những bước phát triển đáng kể. Mặc dù đang trong giai đoạn chuyển đổi và hình thành nền móng của một chi nhánh vững chắc, liên kết các QTD cơ sở trên địa bàn nhưng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có nhiều thành công lớn. Đặc biệt đó là việc duy trì tỷ trọng tín dụng đối với các QTD thành viên và tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo. Mặc dù trong quá trình còn có nhiều khó khăn như thiếu một quy trình tín dụng chặt chẽ, thiếu sự chuyên môn hóa trong bộ phận thẩm định, kiểm soát và xử lý rủi ro và sản phẩm tín dụng chưa có sự đa dạng hóa. Nhận thức được vấn đề, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w