Hoạt động của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế kỷ XVII

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc thế kỷ XVIXIX (Trang 94)

B. NỘI DUNG

2.1.2. Hoạt động của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế kỷ XVII

2.1.2.1. Hoạt động của Dòng Tên ở Mutharai và duyên hải Fishery coast

Sau khi đặt cơ sở truyền giáo trong cộng đồng Paravas thuộc duyên hải Fishery Coast, Dòng Tên mở rộng hoạt động truyền giáo vào sâu bên trong nội địa tại

Mathurai96. Nếu Francis Xavier được xem là linh mục tiên phong tạo nên cộng đồng Thiên Chúa giáo Paravas thì Robert Nobili (1577-1656) đã đặt dấu ấn quan trọng tại Mathurai. Với năng lực ngôn ngữ bẩm sinh, chỉ trong vòng 1 năm (1605-1606), Nobili có thể diễn đạt tiếng Tamil thông thạo như ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Và đến tháng 8/1609, Nobili có thể nói tiếng Sankrit một cách thông thạo và được xem là người châu Âu đầu tiên mở cánh cửa bí mật của Hindu giáo.

Việc sử dụng và am hiểu sâu sắc ngôn ngữ bản địa trở thành nền tảng quan trọng để Nobili thực hiện dự định truyền giáo của mình trong đẳng cấp tăng lữ Hindu giáo. Ông cũng tích cực tìm hiểu phong tục, tập quán của người Hindu để có thể xâm nhập sâu hơn vào xã hội bản địa. Thực hiện mục tiêu trên ông phải mặc và chỉ được mặc quần áo truyền thống của người Ấn Độ. Ông chỉ được sử dụng một đôi guốc gỗ. Ông chỉ ăn cơm với rau và tạm bằng lòng với một bữa ăn trong một ngày, để chuẩn bị cho bữa ăn này, ông phải nhờ cậy vào sự phục vụ của những người Brahman. Ông phải tránh tất cả những cuộc tiếp xúc với các đẳng cấp thấp hơn trong đó bao gồm cả những Ky tô hữu dưới phạm vi quản lý của linh mục Fernandes. Những cố gắng của ông được đền đáp khi vào năm 1607, một Hindu giáo thuộc đẳng cấp cao chấp nhận cải đạo và đặt theo tên Bồ Đào Nha là Albert, sau đó Alexius Nayakkan, Ignatius Nayakkan, Eustace Nayakkan, và cuối cùng là anh của Albert cũng cải đạo và lấy tên là Francis. [83; 283]

Để xây dựng cộng đồng Thiên Chúa giáo tại Mutharai, Nobili áp dụng phương thức truyền giáo tương đối uyển chuyển và dung hòa với những nét văn hóa truyền thống của cư dân bản địa như: trong buổi cải đạo, ông cho phép sử dụng punul, một sợi chỉ thiêng vắt qua vai trái - biểu trưng cho việc các đẳng cấp được tái sinh. Ông cũng cho phép dán miếng dán gỗ trước trán - như biểu tượng về tro của Siva hoặc cây đinh ba của thần Visnu. Ông không cấm đoán việc thực hành nghi lễ tắm rửa, một phần nghi lễ của đạo Hindu. Ông cũng giới thiệu một số thay đổi trong những phiên bản của Kinh tin kính (Creed) và một số thực hành tôn giáo khác. Trong hôn nhân, ông cho phép thay thế chiếc nhẫn truyền thống của người Thiên Chúa giáo, phụ nữ Hindu giáo có thể mặc chiếc áo được trang hoàng ngay cổ áo như biểu tượng của việc đã có gia đình.

Những cải cách của Nobili vấp phải sự phản đối của nhiều linh mục khác97, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào ông đều có báo cáo và được sự cho phép của bề trên. Mệt mỏi vì kiện tụng và tranh chấp, sau nhiều năm là linh mục, Nobili trở thành linh

96 Thường được biết đến với tên gọi là Madurai.

mục truyền giáo tự do tại Tiruchirapalli98, hai trung tâm nhỏ hơn là Sendamangalam và Moramangalam. Tại 4 khu vực này, cho đến năm Nobili qua đời (1656), tổng số lượng Ky tô hữu là khoảng dưới 40.000 người. [83; 296]

Kế tục sự nghiệp của Nobili, Dòng Tên mở rộng phạm vi truyền giáo đến Kayattar (1649), thành phố nhỏ nằm cách 60m về phía nam Mathurai. Từ cộng đồng Thiên Chúa giáo ở Vadakkankulam (sinh sống tại biên giới Travancore và không xa Cape Comorin), thông qua quan hệ huyết thống và sự di cư của các tín đồ, giáo xứ Marava (Đông - Nam Mathurai) được hình thành với phần lớn Ky tô hữu xuất thân từ đẳng cấp nghèo nhất của xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số ít đến từ những đẳng cấp cao hơn, bao gồm: Kallar và Maravar hoặc thường là con cái vô thừa nhận của palaiyakkarar [83; 302].

Tại trung tâm Mathurai, hoạt động của nhà thờ gần như bị đình trệ. Sự phân chia giữa nhà thờ cũ của Fernandes và nhà thờ mới của Nobili dường như cũng mờ nhạt hơn. Trọng tâm của sứ mệnh chuyển dịch về phía bắc với trung tâm là Tiruchirapalli và Sattiamangalam, cùng một hoặc hai tiểu trung tâm khác. Tiếp nối sứ mệnh của Nobili, John de Britto (1647-1693) là nhà truyền giáo được nhắc đến nhiều nhất trong thế kỷ XVII.

Tóm lại, để có được số lượng chính xác Ky tô hữu tại Mathurai trong các giai đoạn là một việc cực kỳ khó khăn. Báo cáo vào năm 1643 cho biết: từ khi bắt đầu công cuộc truyền giáo vào năm 1606 thì không quá 600 người của các đẳng cấp cao hơn được rửa tội. Đến năm 1644, số Ky tô hữu là gần 4.000 ở Mathurai và vùng phụ cận thì có 320 Ky tô hữu ở đẳng cấp cao và hàng ngàn trường hợp ở Tiruchirapalli, Thanja'vur và Sattiamangalam và hơn 2.500 thuộc tầng lớp pandaraswamis (nhà tu khổ hạnh). Hơn hai mươi năm sau đó, vào năm 1676, số lượng đã lên đến 50.000, mặc dù tổng số các đợt rửa tội kể từ khi bắt đầu thì không thể vượt quá 60.000 người. Chỉ hai năm sau, năm 1678, số lượng của tín đồ Thiên Chúa giáo không vượt quá 70.000 trong các vương quốc Mathurai, Thanjavur, Gingi và Vellore - đây rõ ràng là những con số mang tính tương đối. Trong giai đoạn năm 1688-1707 có khoảng 5.000 người được rửa tội mỗi năm.

Trong khi đó, tại cộng đồng Thiên Chúa giáo Paravas hoạt động của các linh mục Thiên Chúa giáo khá ổn định. Đến năm 1644, linh mục Lopez, trong báo cáo gửi đến tỉnh Dòng Tên ở Malabar cho biết trên toàn vùng Fishery Coast không còn thấy những tàn tích của các tôn giáo khác. Toàn khu vực được chia ra làm 7 trung tâm chính với số lượng tín đồ là 26.218 người. Mỗi ngày có 2.836 trẻ em được học giáo lý và một số lượng đáng kể tham dự vào việc học ở các trường làng [83; 355]. Và đến

98 Người châu Âu hay viết sai là Trichinopoly; Salem (Selam) một thị xã yên bình nằm dưới chân dãy đồi Shevaroy.

1660, hội truyền giáo đã được tổ chức quy cũ với 17 linh mục Dòng Tên, 2 trợ lý và một thực tập phục vụ trong 20 nhà thờ.

2.1.2.2. Hoạt động của Dòng Tên tại triều đình Mogul vào thế kỷ XVII

Ngay sau khi Akbar qua đời, Nuruddin Salim Jahangir (1569-1627) lên ngôi với mong muốn củng cố quyền lực tuyệt đối của Hồi giáo trong đời sống tinh thần cư dân đế quốc. Tuy vậy, Jahangir vẫn không có hành động nào gây ức chế đối với công cuộc truyền đạo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha. Đôi khi ở một giới hạn nhất định, Đại đế cho phép tự do tôn giáo khi để ba đứa cháu của ông được rửa tội. Cháu trai lớn tuổi nhất có tên là Philip, thứ hai là Charles, và đứa trẻ nhỏ tuổi nhất là Henry.

Triều đại của Shah Jahan (1592-1666) có rất ít sự quan tâm đến Dòng Tên. Nhưng hoàng tử Data Shiikoh thì bị thu hút bởi giáo lý của đạo Thiên Chúa giáo. Ông là một trong những hoàng tử có trí tuệ nhất trong Hoàng gia Mogul nhưng không phải là người kế nhiệm. Aurungzeb (1618-1707) trở thành đại đế mới với nhiều chính sách mới. Loại thuế thân dành cho những người không phải Hồi giáo (vốn đã được hủy bỏ bởi đại đế Akbar) được áp dụng trở lại dưới vương triều Aurungzeb vào năm 1679. Hầu hết tín đồ Thiên Chúa giáo ở Mogul thì nghèo, thuế thật sự là gánh nặng với họ. Trong suốt giai đoạn này, Dòng Tên phải chịu sức ép về tài chính khi không nhận được bất kỳ giúp đỡ nào từ triều đình. Sự suy tàn quyền lực của Bồ Đào Nha cũng tác động đến nguồn hoa lợi của Goa và giảm số tiền hỗ trợ cho hoạt động truyền giáo. Vì thế, từ giữa thế kỷ, mối quan tâm chính của giáo đoàn là chăm sóc cho cộng đồng Thiên Chúa giáo bây giờ đang có xu hướng giảm sút. Sự chăm sóc mục vụ như vậy là cần thiết trong hoạt động Thiên Chúa giáo và nó vẫn được tiếp tục đến cuối thế kỷ XVIII.

2.1.2.3. Mâu thuẫn và tranh chấp trong cộng đồng Ky tô hữu Thomas vào thế kỷ XVII

Sau nhiều tranh chấp giữa Giáo hội phương Tây và Giáo hội chính thống Syria, Francis Roz SJ cuối cùng được bổ nhiệm làm giám mục Latin đầu tiên của Serra và cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas. Quyền lực mà Roz có được gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Phó giáo chủ99 Parambil George, thỉnh thoảng được gọi là George da Cruz.

Cuộc khủng hoảng đầu tiên đến từ tước hiệu của Roz. Ông là giám mục vùng Ankamali và là phó giám mục thuộc giáo phận Goa. Đó là điều không thể chấp nhận được đối với Ky tô hữu Thomas. Giám mục của họ phải luôn có tước hiệu Tổng giám

99 Chúng ta biết rằng, trong giai đoạn các giám mục là người Lưỡng Hà, thì giáo phận được cai quản bởi các Phó giáo chủ. Các giám mục ở một nơi xa và cách biệt với Ky tô hữu nên gặp phải những hạn chế trong rửa tội phong chức và các nghi lễ đặc biệt khác. Ngay cả việc chọn các ứng viên cho phù hợp cũng nằm trong tay phó giáo chủ quản lý giáo phận. Việc thế việc chấp nhận quyền lực của linh mục Roz không phải là điều dễ dàng đối với các Phó giáo chủ.

mục (trong mối quan hệ với giáo trưởng Babylon). Để tránh những va chạm không đáng có, Ankamali đã được nâng lên địa vị Tổng giáo phận để phù hợp với chức vị của Roz.

Mâu thuẫn thứ hai xuất phát từ sai lầm của Roz khi chấp nhận lệnh của Giáo hoàng chuyển địa phận Tổng giám mục từ Ankamali đến Cranganore (Kotunallur). Nền tảng của quyết định này xuất phát từ suy nghĩ Ankamali là phần lãnh thổ dưới sự cai trị của người Hindu và Tổng giám mục sẽ an toàn hơn nếu ở tại Cranganore - một pháo đài của người Bồ Đào Nha. Nhưng Ankamali là trung tâm tôn giáo từ nhiều thế kỷ và không có lý do xác đáng nào để thay đổi. Và khi tiến hành sự chuyển đổi đó, Roz đã đặt bản thân ông trong sự mâu thuẫn hết sức vô lý với giám mục Cochin. Hệ thống thẩm quyền kép gây ra nhiều khó khăn khi giám mục Cochin không có trách nhiệm đối với những tín đồ Thiên Chúa giáo Thomas và Roz không có bất kỳ thẩm quyền nào đối với những Ky tô hữu Latin. Nhưng sự phân định biên giới rạch ròi là điều không hề dễ dàng. Địa bàn mà giám mục Cochin quản lý là trên vùng Fishery Coast. Việc Roz chuyển trung tâm đến Cranganore đã làm giảm phạm vi cai quản và uy quyền của giám mục Cochin. Trước những hành động bất hợp tác từ giám mục Cochin, vào tháng 9/1608, Giáo hoàng gửi đến giám mục Cochin một lá thư khiển trách nghiêm túc. Như vậy, linh mục Roz một lúc phải đối diện với ba kẻ thù: Phó giáo chủ, giám mục Cochin và Ky tô hữu Thomas.

Thế nhưng, Francis Roz tiếp tục có hành động gây thêm căng thẳng khi bổ nhiệm hiệu trưởng của Đại học St.Jesuit tại Vaippikkotta làm cha sở phụ trách chung để quản lý giáo phận khi ông vắng mặt. Đây là một hành động coi thường không thể chấp nhận được đối với chức vụ phó giám mục của George. Và George ngay lập tức có những hành động đáp trả xứng đáng. Cùng với cái chết của Roz vào ngày 18/2/1624, Phó giáo chủ nắm quyền kiểm soát độc lập giáo phận tại Serra.

Mâu thuẫn về sự phân chia quyền lực giữa giám mục Rome và Phó giáo chủ George (sau năm 1640 là Phó giáo chủ Thomas de Campo100) vẫn không thể được giải quyết triệt để ngay cả khi khi linh mục Britto (kế nhiệm linh mục Roz) được cử làm Tổng giám mục mới101. Sự tranh chấp này đạt đến đỉnh điểm với sự phân chia quyền lực giữa Phó giáo chủ Thomas - một người không có năng lực và linh mục Francis Garcia - một người khắc nghiệt với suy nghĩ hẹp hòi và bảo thủ. Các nhà Sử học nghiên cứu về thời kỳ này đã có một tổng kết rất xác đáng: “Giữa một Garcia khắc nghiệp,

100 Khi George qua đời vào ngày 25/7/1640, Britto bổ nhiệm người kế thừa là cháu trai của George - Parambil Tumi, có tên gọi trong tiếng Bồ Đào Nha là Thomas de Campo.

101 Năm 1628 - thời điểm đánh dấu sự căng thẳng trong quan hệ giữa Tổng giám mục Brito và Phó giáo chủ. Điều này xuất phát từ lá thư mà Phó giáo chủ gửi đến giáo sĩ đại diện Giáo hoàng ở Lisbon, chỉ trích một cách mạnh mẽ các linh mục Dòng Tên về hành động cậy quyền của họ ở Serra.

không khoan nhượng, vô đạo đức và quyết đoán, Thomas không có khả năng nào cho một sự thỏa hiệp hợp lý và lâu dài” [83; 315]. Mối quan hệ căng thẳng thường xuyên giữa Tổng giám mục và Phó giáo chủ dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ từ các tín đồ Thiên Chúa giáo Thomas. Đặc biệt là sự kiện ly khai diễn ra vào ngày 3/1/1653 nhằm phản đối và lật đổ quyền thống trị của Tổng giám mục Garcia (Dòng Tên). Không muốn những tranh cãi giữa Tổng giám mục và Phó giáo chủ tiếp tục diễn ra, vào ngày 15/12/1659, Rome đã có quyết định hợp lý khi bổ nhiệm linh mục Joseph Sebastiani (dòng Carmelites), giữ tước hiệu giám mục Hierapolis thay thế cho Garcia. Và mọi chuyện đi đến hồi kết vào năm 1661, khi Cochin rơi vào tay của Hà Lan và sự thống trị của người Bồ Đào Nha tại Malabar chấm dứt.

Theo quyết định của chính quyền Hà Lan, toàn bộ tu sĩ dòng Carmelites phải rời Malabar trong khoảng thời gian quy định. Sebastiani quyết định chỉ có một cách duy nhất để duy trì sự hiện diện của Thiên Chúa giáo là việc đề cử người kế nhiệm ông từ một cattanar102 người Ấn Độ. Parambil Chandy (Alexander de Campo) - anh em họ của Phó giáo chủ Thomas được phong giám mục vào ngày 1/2/1663 - gần một tháng sau khi Cochin bị xâm chiếm bởi người Hà Lan. Nhưng ông không phải là Tổng giám mục của Cranganore, mà là giám mục của Megara, cùng với tước hiệu Đại diện Tông tòa. Điều này muốn chứng tỏ sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà thờ Serra với Giáo hội Rome. Điều khó khăn là ở chỗ: mặc dù Chandy được tôn phong bởi giám mục dòng Carmelite nhưng bản thân ông có nhiều xung đột với Carmelite, những người luôn tìm cách thiết lập quyền lực tôn giáo của họ tại Serra. Đỉnh điểm của mâu thuẫn này liên quan đến việc bổ nhiệm trợ lý giám mục cho Serra. Theo tục lệ cổ xưa, Chandy mong muốn bổ nhiệm cháu trai của ông - Matthew. Nhưng Carmelite từ chối, với lý do Matthew thiếu những chứng nhận cần thiết. Và Carmelite đã sắp xếp để bổ nhiệm linh mục theo sự lựa chọn của mình - Rafael de Figueredo Salgado, một người mang hai dòng máu: Ấn Độ - Bồ Đào Nha và cư trú tại Cochin. Hành động này của giáo đoàn Carmelite như muốn chứng minh họ mới là người nắm quyền lực thật sự tại Serra. Đứng trước sự tranh chấp mới này, ngày 6/2/1687, Giáo hoàng Innocent XI bổ nhiệm Custodius de Pinho, Đại diện Tông tòa ở Bijapur và giám mục trên danh nghĩa của Hierapolis, chức vụ Thanh tra Tòa thánh ở Serra, cùng với toàn quyền tìm hiểu các rối loạn và khôi phục lại vị thế của Giáo hội đang bị suy tàn.

Đến những năm cuối thế kỷ XVII, sau khi giám mục Chandy qua đời, thì Serra

102 Cattanar là một trong 12 linh mục có thể nắm quyền quản lý cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas sau cuộc đấu tranh ly khai năm 1653. Nền tảng cho xác nhận này xuất phát từ tục lệ cổ xưa của nhà thờ Alexandria. Ở đó, khi Giáo trưởng qua đời, 12 linh mục của nhà thờ thành phố sẽ bầu chọn một người trong số họ lên đảm nhận chức Giáo trưởng.

một lần nữa rơi vào trạng thái không có bất kỳ người quản lý thường trực nào. Giáo hoàng vẫn tiếp tục bổ nhiệm các linh mục dòng Carmelite quản lý giáo phận này với

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc thế kỷ XVIXIX (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)