Hoạt động thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha Macao với Trung Quốc lục

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc thế kỷ XVIXIX (Trang 66)

B. NỘI DUNG

1.2.2.Hoạt động thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha Macao với Trung Quốc lục

Quốc lục địa

1.2.2.1. Thương nhân Macao trong sự cạnh tranh của Tây Ban Nha, Hà Lan tại Trung Quốc (nửa sau thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVII)

Trở thành nhân tố không thể thiếu trong nền thương mại Viễn Đông nhưng bắt đầu từ giữa thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha phải rất vất vả ngăn chặn sự xâm nhập của người Tây Ban Nha vào nền thương mại này.

Sau sự thất bại của Dom Sebastian (1554-1578), vua Philip II (1527-1598) Tây Ban Nha chính thức tiếp nhận ngai vàng Bồ Đào Nha. Đi liền với sự biến đổi chính trị tại châu Âu, tổng trấn Tây Ban Nha D.Gonzalo Ronquillo de Penalosa, ngay lập tức gửi các phái bộ ngoại giao đến Macao, Ambon và Moluccas để thực hiện sự thống nhất của hai vương triều. Giáo sĩ Dòng Tên Tây Ban Nha - Alonso Sanchez, được chọn để gửi đến Macao vào năm 1582 và kết quả là lời thề tuyệt đối trung thành với vua Philip II từ Capitao-mor, fidalgo, giáo phẩm và công dân thành phố. [101; 66]

Tuy bề ngoài việc chuyển giao quyền lực diễn ra trong hòa bình, nhưng bên trong là sự cạnh tranh quyết liệt của các thương nhân Macao và Manila tại thị trường Trung Quốc. Với việc nắm trong tay quyền lực chính trị, chính quyền Tây Ban Nha tại Manila đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm hạn chế thế lực thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao. Thứ nhất, áp dụng pancada - hệ thống thuế đã được chính quyền Mạc Phủ sử dụng trong cuộc cạnh tranh thương mại tơ lụa với Bồ Đào Nha. Thứ hai, hạn chế chủng loại hàng hóa buôn bán của Macao. Tổng trấn mới tại Manila - G.P.Dasmarinas (nhậm chức năm 1590) chỉ cho phép người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được buôn bán thuốc súng, hỏa tiêu và đồng đỏ. Thứ ba, tiến hành việc buôn bán trực tiếp với Quảng Châu thông qua nevata. Sự quyết liệt trong hành động của chính quyền Tây Ban Nha đã khiến Macao bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ước tính, nếu thương nhân Bồ Đào Nha có thể nắm độc quyền giao thương trên tuyến thương mại này thì giá bán có thể tăng khoảng 60 - 65% so với giá gốc. Vì thế, các thương nhân Bồ Đào Nha và những cư dân tại Macao quyết định tịch thu nevata của người Tây Ban Nha và thu giữ riêng hàng hóa của tư thương Manila với giá trị ước đạt lớn hơn 120.000 peso. [99; 69]

Những hành động đối đầu qua lại giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dẫn đến ba hệ quả chính đối với thương mại Bồ Đào Nha tại Macao: Thứ nhất, việc buôn bán trực tiếp xuyên Thái Bình Dương của thương nhân Macao chấm dứt. Họ nhận thấy sẽ thích hợp hơn khi tiến hành đầu tư vào thương mại thuyền buồm Manila ở Philippines. Thứ hai, do sự quản lý yếu kém của Capitao-mor, Dasmarinas quyết định bổ nhiệm một tổng trấn với nhiệm kỳ 3 đến 6 năm. Thứ ba, sự suy tàn trên tất cả các hoạt động buôn bán trực tiếp của Macao với Manila trong vòng một thập kỷ. Người Bồ Đào Nha từ Macao không chấm dứt việc buôn bán với Manila nhưng đã tận dụng và vận chuyển hàng hóa của họ trên thương thuyền của Nhật Bản từ Nagasaki đến Manila (1591-1609). Những thương nhân Bồ Đào Nha từ các khu vực khác của Estado, Moluccas, Malacca và Ấn Độ góp phần hình thành nền thương mại giữa Manila và Estado da India.

Mối quan hệ giữa Macao (Bồ Đào Nha) và Manila (Tây Ban Nha) chỉ thực sự được cải thiện vào đầu thế kỷ XVII khi xuất hiện một địch thủ hùng mạnh khác là Hà Lan. Lúc này, thủy ngân Trung Quốc trở thành cầu nối cho quan hệ giao thương giữa hai lực lượng thương mại này. Tiềm lực về thủy ngân của Trung Quốc khá lớn khoảng 100.000 quintal chủ yếu được thu mua tại Quảng Châu. Tổng trấn của Tân Tây Ban Nha hy vọng rằng 1.000 đến 1.500 quintal có thể được nhập khẩu vào Tân Tây Ban Nha mỗi năm, với giá khoảng 45 peso 5 reales/quintal - chỉ bằng một nửa giá thủy ngân của người Tây Ban Nha bán tại Tân Tây Ban Nha [101; 91]. Với nguồn lợi tiềm năng như trên, người Bồ Đào Nha tại Macao đề xuất trực tiếp với chính quyền Tây Ban Nha để trở thành nhà thầu cung cấp thủy ngân nhưng bị từ chối. Dù thế, buôn bán thủy ngân giữa các tư thương Bồ và Manila vẫn tiếp diễn rất sôi động59 thông qua thỏa thuận năm 1609, 1610 và đạt đến đỉnh cao vào năm 1612 với khoảng 200 quintal được chuyên chở đến Tân Tây Ban Nha. Tuy nhiên, sau đó không lâu, đến năm 1615 hoạt động này dần suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do sự lo sợ từ chính quyền Tây Ban Nha khi một lượng bạc nén lớn đưa vào Trung Quốc dựa trên quan hệ buôn bán này. Bên cạnh đó, vào những năm 1600, khi việc khai mỏ tại Nhật Bản phát triển đòi hỏi lượng thủy ngân ngày càng cao thì các thương nhân Bồ Đào Nha cũng lợi dụng điểm này để xuất khẩu. Giá bán tại gốc của thủy ngân xấp xỉ 40 tael/picol ở Quảng Châu; và khi đến Nhật Bản giá của nó tăng lên 91 tael. Tổng giá trị xuất khẩu ước đạt

59 Vào năm 1609, Phó vương của Philippines gửi thuyền trưởng G.P.de Alcacar và H.Xison đến Macao để thỏa thuận với Senado da Camara, Capitao-mor và Tổng giám mục về nguồn cung ứng thường xuyên khoảng 4.000 quintal thủy ngân. Năm 1610, Tổng giám mục Macao đã đến Manila để thỏa thuận chi tiết về hợp đồng. Một thỏa ước được ký kết, theo đó Macao có trách nhiệm bán cho người Tây Ban Nha thủy ngân có chất lượng cùng với giá cả hợp lý nhất - xấp xỉ 50 peso/quintal. Học theo cách làm của người Tây Ban Nha tại Manila, Tổng trấn của Tân Tây Ban Nha - Marques de Salinas cũng thực hiện giao dịch với số lượng 2.000 quintal thủy ngân cần chuyển gấp và 4.200 quintal được trao đổi hàng năm [101; 92].

150-300 picol (200-400 quintal hàng năm) và khoảng 4.200-8.400 picol (5.600-11.200 quintal) tính trong giai đoạn 1598-1638 [101; 92].

Những biến động chính trị vào cuối thời kỳ cầm quyền của vương triều Hasburg có tác động không nhỏ đến hoạt động giao thương của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc với chính quyền Manila. Dù vậy, từ năm 1619 đến năm 1644, Bồ Đào Nha vẫn cung ứng cho Manila một lượng sản phẩm không thay đổi gồm: gia vị, nô lệ, vải bông, hổ phách và ngà voi. Những chuyến tàu này trở lại cùng gió mùa Đông Bắc vào tháng 1, vận chuyển đến Maluco, gạo, rượu, đồ sành sứ và các mặt hàng cần thiết khác. Đến Malacca họ chỉ phải lấy vàng và tiền. Tại Malacca, bạc nhập khẩu từ Manila và Estado da India cùng với vải bông của Ấn Độ dùng để thu mua hương liệu.

Đến năm 1640, cùng với sự chuyển giao quyền lực tại Bồ Đào Nha thì quan hệ Macao - Manila cũng không còn nhiều ràng buộc như trước. Trong khi đó, một địch thủ mới của Bồ Đào Nha lại xuất hiện - Hà Lan.

Năm 1609, đại lý thương mại của Hà Lan được thiết lập tại Hirado - phía tây nam Nhật Bản. Mặc dù những mặt hàng như tơ sợi cao cấp, đường, gia vị, chì, thủy ngân và xạ hương vẫn bán thường xuyên ở Nhật Bản nhưng chủng loại hàng hóa chính trong giai đoạn đầu Hà Lan tham gia vào tuyến thương mại này là tơ lụa và các mặt hàng khác của người Trung Quốc. Ban đầu, thương nhân Hà Lan cố gắng thu mua hàng hóa Trung Quốc được sản xuất hàng loạt thông qua các hải cảng tại Biển Đông và bán đảo Malay - nơi mà các thuyền mành Trung Quốc tham gia thương mại với tỷ lệ lớn. Việc thiết lập quan hệ giao thương cùng với Patani, Xiêm, Campuchia và Đàng Ngoài đã giúp Hà Lan thu mua những mặt hàng cần thiết từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Hà Lan vẫn không hài lòng với kết quả đạt được. Họ nhận thấy sự cần thiết phải thiết lập một đại lý thương mại tại Trung Hoa và đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc tấn công vào Macao năm 1622 và chiếm đóng thường xuyên quần đảo Bành Hồ60. Cuối cùng, Hà Lan bị thuyết phục chuyển đến Đài Loan nhưng phải đồng ý cho các thương nhân Trung Quốc được tiếp tục buôn bán tại đây [55; 185]. Mặt hàng trao đổi chính là tơ lụa Trung Quốc, bạc và vàng. Như đã phân tích, vàng là vật ngang giá chung có giá trị đặc biệt quan trọng trong tuyến thương mại Coromandel. Cho đến tận 1662, Đài Loan vẫn đóng vai trò chủ yếu cung cấp nguồn vàng cần thiết cho thương mại của VOC. Bên cạnh đó, VOC cũng dùng vàng tại Đài Loan để trao đổi lấy bạc nén Nhật Bản vì cho đến 1637, tỉ suất ngang giá giữa vàng và bạc tại hai đất nước vẫn còn khác nhau, các thương nhân sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu mua vàng từ Đài Loan. Đến năm 1641, nhập khẩu vàng vào Nhật Bản chính thức bị cấm. Tuy nhiên, khi Nhật Bản

60 Còn có tên gọi là Penghu, người Bồ Đào Nha gọi là Pescadores. Đây là quần đảo nằm ở phía Tây Đài Loan thuộc eo biển Đài Loan.

bắt đầu thực thi chính sách đóng cửa vào năm 1639 thì Hà Lan là quốc gia duy nhất tại châu Âu được cho phép tiếp tục buôn bán.

Như vậy, đến giữa thế kỷ XVII, Hà Lan đã trở thành địch thủ đáng gờm của các thương nhân Bồ Đào Nha tại Trung Quốc. Không chỉ dần dần nắm lấy vai trò trung gian của Bồ Đào Nha trong thương mại Trung Quốc - Nhật Bản mà công ty VOC còn tấn công trực tiếp vào thương điếm quan trọng nhất của Bồ - Macao. Theo ước tính đến năm 1608, giá trị hàng hóa mà VOC bán ra thị trường có nguồn gốc từ Macao chiếm trên 50% tổng số vốn ban đầu của VOC [101; 189]. Về sau, khi nhà Thanh thay thế nhà Minh thống trị Trung Quốc và thực thi chính sách không khuyến khích phát triển thương mại biển, thì cả Bồ Đào Nha cũng như Hà Lan phải rời xa thị trường kinh doanh béo bở này và cuối cùng phải dùng sức mạnh vũ lực để mở cánh cửa xâm nhập vào nền kinh tế của Trung Quốc.

1.2.2.2. Thương mại giữa Macao với Trung Quốc từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII.

Quan hệ thương mại giữa Macao và Trung Quốc trải qua không ít thăng trầm do sự điều chỉnh chính sách đối ngoại từ chính quyền trung ương.

Vào nửa đầu thế kỷ XVII, cuộc chiến Minh - Thanh ở giai đoạn khốc liệt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha. Hoàn cảnh chiến tranh khiến Bồ Đào Nha khó tìm được nguồn thu mua các hàng hóa Trung Quốc như lụa, hoặc vàng ngoại trừ một ít kẽm và hàng thủ công mỹ nghệ giá thấp. Vì không nhập khẩu được vàng và hạt tiêu vào năm 1651 nên họ tập trung thu mua gạo và các thực phẩm khác. Giá của một picol gạo tại Macao dao động từ 1 đến 18 tael61, mặc dù khá cao nhưng nguồn thu mua vẫn khan hiếm. Cùng với toàn bộ cư dân Quảng Đông, những người Bồ Đào Nha (đặc biệt là trẻ mồ côi và góa phụ) phải đối diện với nạn thiếu đói ngày càng trầm trọng. Cùng với đó, việc hỗ trợ lẫn nhau để tiểu trừ cướp biển là cơ duyên khiến cho quan hệ Bồ Đào Nha - Mãn Châu ngày càng khăng khít. Tuy nhiên, đến nửa cuối thế kỷ XVII, để tiêu diệt lực lượng nhà Minh còn sót lại, nhà Thanh ban hành chính sách cấm thương mại biển tại duyên hải Tây Nam Trung Quốc. Bằng những hoạt động ngoại giao, người Bồ Đào Nha tại Macao tìm cách lách qua khe cửa hẹp, tiếp tục kinh doanh. Đến đầu những năm 1680, Senado da Camara đã nâng thuế nhập khẩu lên 17% để giải quyết tình trạng khủng hoảng tài chính của thành phố. Thương mại đường bộ từ Quảng Châu đến Macao cũng được phép với tổng thuế được thu là 12.200 và 18.076 tael chỉ trong hai năm 1681-1682 [101; 201].

Sắc chỉ cho phép giao thương trở lại của hoàng đế Khang Hy vào năm 1684 đã tạo

điều kiện cho thương nhân Trung Quốc tái thiết kinh doanh sau thời gian dài đóng băng. Các quan chức địa phương cố gắng duy trì sự ổn định về chính trị và tăng cường khả năng quản lý tại duyên hải Nam Trung Quốc (1684-1710). Bên cạnh đó, quan hệ thương mại với các công ty châu Âu và tư thương các nước cũng được mở rộng. Ở trung ương, triều đình thành lập một loạt trạm thuế và bổ nhiệm chức danh Tổng quản lý thuế vụ ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Sơn Đông. Trên bình diện quân sự, tổng trấn và người chỉ huy quân đội địa phương có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát giao thương với thế lực bên ngoài. Tuy vậy, hoạt động ngoại thương tại Quảng Châu vẫn phát triển một cách chậm chạp. Vào năm 1686, các quan chức Mãn Thanh đã phân chia tách biệt thuế hải quan và thuế thu hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ. Bên cạnh đó, họ còn đưa ra một loạt yêu cầu đối với thương nhân và các nghiệp đoàn. Chính quyền trung ương muốn Hiệp hội thương nhân hoạt động như các đại lý của chính quyền hơn là với tư cách cá nhân và đảm nhận việc quản lý hoạt động ngoại thương. Về phía người Bồ Đào Nha tại Macao cũng có những toan tính riêng62.

Năm 1693, Senado da Camara và Cục Thuế vụ thảo luận về khoản thuế mới63 sẽ được áp dụng đối với tàu của Macao. Jose Vieira da Silva, sau nhiều cố gắng đã đạt được mức thỏa thuận 500 tael/tàu bất kể kích cỡ và 20% thuế giá trị (ad valorem) bị buộc phải thi hành ngay. Thế nhưng, mức thuế này là quá cao và gây phương hại nghiêm trọng đến thương mại Macao. Dựa vào mối quan hệ tốt đẹp của Dòng Tên (thông qua văn phòng của linh mục Thomas Perreira) tại Bắc Kinh, thương nhân Macao mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ thế lực tôn giáo nhằm giảm thuế giá trị hàng hóa đến mức cơ bản (pro rata)64 [101; 204]. Đến 1698, Bắc Kinh cho phép giảm thuế hải quan tại Quảng Đông đối với tàu của người Bồ Đào Nha từ Macao bằng cách đánh thuế tương đương với mức thuế áp dụng cho tàu của người Trung Quốc. Mặc dù, Bồ Đào Nha đã nhận được một số ưu đãi trong thuế giá trị tại Macao, Quảng Châu và Bắc Kinh, nhưng họ cũng phải tuân thủ sự gia tăng ở các hạng mục thuế khác.

Như vậy, cho đến đầu thế kỷ XVII, mặc dù có không ít mâu thuẫn với triều đình nhà

62 Bảy năm sau khi Trung Quốc thiết lập trạm thuế hải quan tại Macao, Senado da Camara gửi một bản kiến nghị đến Bắc Kinh và đề nghị tất cả các tàu của người nước ngoài không nên neo đậu trong thời gian dài tại Macao mà thay vào đó là Whampoa gần Quảng Châu. Mục đích của Macao là muốn ngăn chặn sự xâm nhập của Hà Lan, Anh, Xiêm…vào lãnh thổ Trung Quốc.

63 Trước đây tất cả những chuyến tàu Bồ Đào Nha cập bến (ngoại trừ tàu của Hoàng gia Bồ) phải trả một loại thuế dựa trên kích cỡ hoặc mức độ chiếm không gian tại nơi cập bến và cả mức thuế suất của người Trung Quốc.

64 Các chủ tàu Macao mong muốn thuế suất sẽ giảm còn 100 tael/1.000 picol (tương đương66 2/3 tấn). Điều này mang lại lợi ích to lớn cho các chủ tàu nhỏ vì mức thuế mới chỉ áp dụng đối với những tàu có trọng tải khoảng 5.000 picol (xấp xỉ 3.333 tấn) hoặc lớn hơn. Trong khi đó kích cỡ của hầu hết loại tàu mà người Bồ Đào Nha sử dụng là từ 65 đến 400 tấn.

Thanh, nhưng giao thương giữa Macao và Trung Quốc lục địa vẫn có nhiều thành tựu. Các bất đồng giữa hai bên được giải quyết thông qua quá trình đàm phán và việc áp dụng các thủ đoạn ngoại giao đầy khéo léo. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ cai trị của hoàng đế Ung Chính, thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha gặp phải thách thức nghiêm trọng. Điều này một phần xuất phát từ Macao khi họ bất chấp lệnh cấm của chính quyền vẫn tham gia buôn bán nô lệ người Trung Quốc65 (muitsai - gia nô hoặc nô tỳ); phần khác đến từ chiến lược ngoại giao cẩn trọng và khắt khe của Hoàng đế. Năm 1717, ông ký sắc lệnh cấm thương nhân Trung Quốc và thương nhân nước ngoài buôn

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc thế kỷ XVIXIX (Trang 66)