B. NỘI DUNG
1.1.2. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (giữa thế kỷ XVI I đầu thế kỷ XIX)
1.1.2.1. Thương mại Hoàng gia vẫn chiếm địa vị thống trị trong Estado da India * Sự thay đổi chiến lược đối ngoại của Estado da India và quá trình ra đời công ty Đông Ấn Độ Bồ Đào Nha.
Sau khi Hà Lan, Anh và các quốc gia châu Âu khác xâm nhập châu Á, tuyến đường qua mũi Hảo Vọng của Bồ Đào Nha dần dần đánh mất thế độc quyền. Những thuộc địa nằm rải rác dưới sự quản lý của Estado không đủ sức kháng cự các cuộc tấn công dồn dập từ nhiều phía. Kết quả là đến năm 1660, Estado chỉ còn lại 4 trọng điểm biệt lập nhau: Macao, một phần Timor, Đông Phi và một số điểm ở Ấn Độ. Những vùng đất này có tồn tại lâu dài dưới sự quản lý của người Bồ Đào Nha hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh và mối quan hệ giữa Bồ Đào Nha với Anh và Hà Lan. Và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau mà chính quyền Bồ Đào Nha tại Ấn Độ lựa chọn các đối sách phù hợp.
Đối diện với Anh - một trong những thế lực hùng mạnh nhất thời bấy giờ, Bồ Đào Nha lựa chọn con đường ngoại giao khôn khéo. Nhằm tận dụng vị trí và quyền lực của đế quốc Anh để góp phần bảo vệ thuộc địa thoát khỏi sự tranh chấp của các thế lực người châu Âu khác, chính quyền Bồ Đào Nha đồng ý ký hòa ước ngừng bắn tại Goa năm 1635. Mối quan hệ này ngày càng gắn bó hơn sau cuộc hôn nhân giữa công chúa Catarina và vua Anh Charles II vào năm 1662 với lời hứa từ chính quyền Anh sẽ
bảo vệ các thuộc địa của Bồ Đào Nha tại châu Á như “anh em trong một bàn tay”. Đổi lại Hoàng gia Bồ Đào Nha phải nhượng Bombay - một hải cảng tại Tây Ấn cho Anh. Xét về yếu tố thương mại, Bombay chỉ là một hòn đảo nhỏ không có nhiều giá trị đối với người Bồ Đào Nha. Nhưng với Anh, cứ điểm này có vị trí chiến lược quan trọng và tiềm năng to lớn giúp họ họ xâm nhập vào nền thương mại ven bờ Tây Ấn. Vì thế, cuộc trao đổi này ở giới hạn có thể được chấp nhận một cách miễn cưỡng từ hai phía và Bombay chính thức nằm dưới quyền quản lý của người Anh vào năm 1665. Từ đó, quan hệ Estado - Anh dường như khá nguội lạnh vì trong thực tế Estado và Công ty Đông Ấn Anh (EIC37) vẫn còn là đối thủ thương mại tại thị trường châu Á.
Với Hà Lan, theo thỏa ước được ký kết vào năm 1669, Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC38) được tiếp tục buôn bán tại Cochin và Cannanore nhưng phải cam kết không gây ra bất kỳ hành động quân sự nào làm tổn hại đến quan hệ giữa hai quốc gia.
Vào những năm 1664-1665, Pháp muốn trở thành một thành viên quan trọng trong thương mại biển châu Á. Thông qua sự khuyến khích của Jean Baptiste Colbert (1619-1683), bộ trưởng tài chính của vua Luis XIV, Công ty Hoàng gia Đông Ấn (Compagnie Royale des Indes Orientales) được ra đời. Đến Ấn Độ Dương, Colbert muốn lôi kéo Bồ Đào Nha tham gia liên minh chống VOC, đổi lại Estado sẽ nhượng cho Pháp ít nhất một hải cảng thương mại của đế quốc Bồ Đào Nha tại châu Á. Năm 1670, trước đề nghị “đôi bên cùng có lợi này”, chính quyền Bồ Đào Nha chính thức từ chối. Vừa mới kết thúc cuộc chiến tranh dài ở châu Âu với Tây Ban Nha và đạt được hiệp ước hòa bình bền vững với người Hà Lan ở phía Đông mũi Hảo Vọng vào năm 1669, Bồ Đào Nha thấy không cần thiết phải mạo hiểm đối đầu với địch thủ mới, nhất là khi họ chỉ là thành viên cấp thấp trong một liên minh chưa qua thử thách. Sự thận trọng của Pedro ngay lập tức chứng minh tính đúng đắn của nó khi người Pháp đến Ấn Độ nhanh chóng bị đánh bại và công ty của Colbert cũng không đạt được thành công lớn nào.
Như vậy, việc duy trì mối quan hệ hòa bình với các địch thủ người châu Ấu đã làm thay đổi căn bản chính sách đối ngoại của Bồ Đào Nha tại châu Á. Cách thức sử dụng bạo lực quân sự trước đây được thay thế bằng chiến lược mềm dẻo và linh hoạt hơn. Quan trọng là nó đánh dấu cho sự khởi đầu trong việc thực hiện chính sách ngoại giao trung lập của Bồ Đào Nha trước các thế lực khác ở châu Âu về thương mại biển tại châu Á - tất nhiên loại trừ những vấn đề được đề cập trong liên minh Anh - Bồ Đào Nha. Truyền thống đó khá có lợi cho Estado da India.
37 East India Company.
Trong bối cảnh đó, nhận thấy sự ưu việt của mô hình công ty thương mại như công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) hay công ty Đông Ấn Anh (EIC), Hoàng gia Bồ quyết tâm thể hiện “tầm nhìn” trong giao thương của mình thông qua việc thành lập công ty Đông Ấn Bồ (Portuguese East India company). Năm 1605, Conselho da Índia được thành lập với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề của đế quốc Bồ Đào Nha tại Ấn Độ theo quan điểm của vương triều mới. Nhưng do mâu thuẫn giữa tổ chức này với các cơ quan cũ trước đó nên Conselho da Índia bị giải thể vào năm 1614. Cũng trong năm này, ý tưởng về Công ty Đông Ấn Độ tư nhân dần trở thành hiện thực dưới sự bảo trợ của D.G.Solis - một thương nhân Thiên Chúa giáo mới, sống tại Madrid. Thế nhưng do sự phản đối của nhiều phe phái trong Hội đồng, công ty cuối cùng cũng chỉ tồn tại trên giấy. Năm 1628, Công ty thương mại Ấn Độ (hoặc Companhia da Índia Oriental) chính thức ra đời do Câmara de Administração Geral đứng đầu - gồm một chủ tịch (Jorge Mascarenhas) và 6 nhân viên làm nhiệm vụ quản lý. Mặc dù Hoàng gia Bồ đã có những hỗ trợ để tăng thêm sức hút của công ty đối với tư thương và các thế lực thương mại khác, nhưng cuối cùng sau 5 năm hoạt động, công ty bị giải thể vào tháng 4/1633. Đến giữa thế kỷ XVII, dưới sự bảo trợ của hoàng tử Pedro, công ty hồi sinh nhưng chẳng tồn tại được bao lâu. Một nỗ lực khác để thiết lập công ty Bồ Đào Nha Ấn Độ được tiến hành trong giai đoạn 1685-1693 theo ý tưởng của Ericeira. Tuy nhiên, sự chia rẽ nội bộ về ý tưởng và việc Ericeira qua đời vào năm 1690 khiến cho ý tưởng biến Bồ Đào Nha thành nhà phân phối vải lụa Mozambique trên toàn châu Âu cũng tàn lụi theo ông.
Vào những năm 1780, giá trị thương mại giữa Bồ Đào Nha và châu Á mở rộng một cách đột ngột - từ 1 đến 2 tàu hàng năm lên đến 20 tàu. Ý tưởng về việc thiết lập công ty Ấn Độ lại một lần nữa trỗi dậy với sự hỗ trợ của những viên chức cấp cao như Dom M.M.Castro và Dom R.S.Coutinho. Nhưng, ý tưởng này lại thất bại do nhiều trở lực và quan trọng hơn, những thương nhân Hindu giáo (đặc biệt là Saraswat Brahmin) được hưởng lợi chính từ việc mở rộng hoạt động thương mại lại không chịu sự chi phối bởi một công ty do Hoàng gia Bồ nắm giữ. Và vì vậy, cho đến khi đế quốc Bồ Đào Nha tan rã hoàn toàn, Công ty Đông Ấn Bồ vẫn luôn là “giấc mơ” đối với những người Bồ Đào Nha tại châu Á.
* Quan hệ của Goa với các thế lực thương mại tại Ấn Độ từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX
Trong bối cảnh suy tàn của Estado thì hoạt động thương mại tại Goa đóng vai trò quan trọng duy trì sự tồn tại của đế chế Bồ Đào Nha tại châu Á. Ở đây, giao thương của Goa được tìm hiểu trên hai khía cạnh: bên trong Estado và quan hệ buôn bán với các thuộc địa Anh tại Ấn Độ.
Thứ nhất, từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, giao thương giữa Goa với các thương điếm bên trong Estado vẫn chiến vị trí quan trọng. Tại Damao, Diu, Bassein, Mogul Surat, Bombay (Anh), hoạt động của cafila trở nên nhộn nhịp vào khoảng năm 1660, ngay khi hiệp ước hòa bình giữa Bồ Đào Nha và Hà Lan được ký kết. Việc buôn bán với những hải cảng Ấn Độ ở phía Nam Goa cũng đạt được bước tiến mới. Vào những năm 1671, 1678 và 1701, thông qua các thỏa thuận cùng nayak39 Ikkeri (người cai trị chính vùng duyên hải Kanara), đại lý thương mại của Bồ Đào Nha chính thức xác lập tại Mangalore - địa điểm đặc biệt quan trọng cung ứng gạo cho Goa. Cùng thời gian đó, thương mại Bồ Đào Nha mở rộng đến hải cảng vùng Kerala, một phần của Cochin, Calicut, Alleppey và Tellicherry. Những chuyến hải hành thương mại hoạt động tại Coromandel và Bengal dần khởi sắc, đầu tiên là tại Porto Novo, sau đó chuyển đến Madras. Thương mại từ Goa đến Mozambique và Macao được kết nối thường xuyên hơn.
Goa cũng đóng vai trò khá chủ động trong việc liên kết thương mại với các vùng đất nằm sâu trong nội địa. Hàng thủ công, động vật được đóng thùng và vận chuyển đến Carreira de Balagate, bằng những tuyến đường nối Goa thông qua dãy Ghat Tây để đến cao nguyên Deccan. Chủng loại hàng hóa mà Goa cung ứng chủ yếu là thực phẩm như: dừa, xoài, hạt điều, feni và muối. Tuy nhiên, vai trò chính của thành phố là hải cảng: nhập khẩu các loại vải sợi từ những vùng khác nhau của Ấn Độ, gạo từ Kanara, ngà voi từ Mozambique, rượu và những nhu yếu phẩm từ Bồ Đào Nha, thuốc lá và vàng thỏi từ Brazil, và xuất khẩu nhiều loại hàng hóa của người châu Á, Đông Phi, đặc biệt là vải sợi Ấn Độ. Cuối thế kỷ XVII, XVIII, vải sợi Ấn Độ vẫn là mặc hàng chủ lực trong thương mại quốc tế của Goa. Thương cảng Bombay (thuộc Anh) và Kokan là hai địa điểm có mối quan hệ thương mại mật thiết nhất với Goa vào đầu thế kỷ XIX. Ước tính “tổng sản lượng xuất khẩu là Rs.2,79,370/năm trong khi nhập khẩu là Rs.3,54,725.37” [92; 39].
Bên cạnh đó, Goa cũng tham gia vào việc buôn bán các mặt hàng khác như ngà voi, nô lệ và thuốc phiện. Ngà voi Mozambique được cập bến Goa sau đó xuất khẩu đến Damao, Diu, Bombay và Macao. Nô lệ người châu Phi từ Mozambique cũng được xuất khẩu đến Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha; nhưng số lượng thì khá nhỏ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, khi nhu cầu lao động tăng lên một cách đột ngột trên những quần đảo của người Pháp Ile de France (Mauritius) và Ile de Bourbon (Reunion), thì việc buôn bán nô lệ đã phát triển thịnh đạt từ Mozambique thông qua Goa. Cuối cùng, vào
39 Có nghĩa là người cai trị. Đây là thuật ngữ được sử dụng khi vương triều Keladi Nayaka lên cầm quyền trong giai đoạn 1499-1763. Vào 1565, các Nayak đã xác lập quyền lực trên phạm vi lãnh thổ của đế quốc Vijayanagar trước đây.
những năm 1790, việc buôn bán thuốc phiện Malwa của người Bồ Đào Nha chính thức khởi động và đạt được sự thịnh vượng bất ngờ. Sản phẩm xuất khẩu một cách bí mật từ Damao qua Goa đến Macao tập kết tại các chợ Trung Quốc, thách thức tuyên bố độc quyền của EIC. Nô lệ Mozambique và thuốc phiện Malwa đã đóng vai trò quan trọng trong sự khởi sắc của hoạt động thương mại xuyên châu Á của Goa giữa những năm 1780 và 1807.
Đến giữa thế kỷ XVIII, để giữ vững quyền lực thương mại, Estado đã tiến hành các cuộc bành trướng nhằm mở rộng không gian của Goa. Quá trình này được thực thi từng bước, thông qua sự kết hợp giữa hành động quân sự và thủ đoạn ngoại giao, kéo dài trong cả nhiệm kỳ thứ 4 của Assumar (1744-1750), sau đó là hầu tước Alorna, và bá tước Ega (1758-1765). Nó đã góp phần làm mất uy tín của những người cai trị địa phương như thủ lĩnh của Sunda, Bhonsles của Sawantwadi và sau đó là làm phân hóa nội bộ dẫn đến sự suy yếu của Marathas40.
Kết quả cuối cùng là Estado đã có những chuyển biến theo hướng tăng cường tính liên kết và quản lý dễ dàng hơn trên toàn bộ phần lãnh thổ. Và Ấn Độ càng đóng vai trò chiến lược trung tâm đặc biệt sau năm 1752 - khi Mozambique được tách ra khỏi Goa với một cơ chế quản lý riêng cùng một tổng trấn riêng, chịu trách nhiệm trực tiếp với Lisbon. Việc chia tách này nhằm mục đích thu hẹp sự quản lý lỏng lẻo giữa Goa, Damao và Diu, cũng như các vùng đất ở Viễn Đông như Macao và Timor.
Thứ hai, vào cuối thế kỷ XVIII và trong suốt thế kỷ XIX, quan hệ thương mại giữa Goa với các thuộc địa Anh tại Ấn Độ là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại của Estado da India.
Chính quyền Anh chính thức can thiệp vào Goa bắt đầu từ sự kiện 1799 khi hầu tước Wellesley - tổng trấn của Calcutta, gửi binh đoàn đầu tiên đến Goa. Năm 1800, quyền lực của người Bồ Đào Nha tại Goa càng lung lay khi Anh chiếm đóng Surat. Hoạt động thương mại vốn yếu ớt của Goa vào cuối thế kỷ XVIII ngày càng suy tàn. Lượng hàng nhập khẩu và xuất khẩu không đáng kể nhưng lượng nhập luôn gấp đôi lượng xuất. Ví dụ, năm 1868 trong khi giá trị hàng nhập khẩu là 4.627.188 xerafines (khoảng Rs.2.313.594) thì giá trị xuất khẩu chỉ đạt 2.639.819 xerafines (khoảng Rs.1.319.906) [57; 11]. Điều kiện về tài chính của Estado trong suốt năm 1822 không đủ để Goa gửi đến Rio de Janeiro 20 thùng dầu dừa và 50 quintal sợi lanh. Thương mại với châu Phi gần như bị chấm dứt do thiếu nguồn cung cấp. Những xưởng sản xuất vải sợi phát triển mạnh tại khu vực phía Bắc của Ấn Độ, mặc dù sản phẩm này được tiêu thụ mạnh mẽ tại những nhượng địa của người Bồ Đào Nha ở châu Phi, nhưng cũng không thể cạnh tranh với những chủng loại hàng hóa tương tự đến từ Mỹ và Anh nên cuối cùng phải đóng cửa.
Có năm, không một chiếc tàu tư nhân nào đến cập bến tại Goa vì thế hoạt động thương mại với châu Âu gần như bằng không. Ngay cả các thuộc địa của người Anh tại Ấn Độ, Goa cũng gần như không trao đổi gì nhiều ngoài dừa, cau và trái cây tươi. Không những thế, việc buôn bán giữa Goa với Brazil, Đông Phi cũng bị đứt gãy. Vào những năm 1874- 1875, giá trị nhập khẩu đạt khoảng £119.912-1-8 và xuất khẩu là £ 90.354-6-6. [57; 12]
Ngày 26/7/1872, được xem là sự kiện đánh dấu quan hệ thương mại giữa Goa và Bombay với việc chính quyền Anh tại Ấn Độ ra lệnh thu hồi sắc lệnh miễn thuế. Theo đó, loại thuế tiêu thụ đặc biệt 21/2 dành cho hàng hóa Bồ Đào Nha khi nhập khẩu thông qua đại lý thương mại Surat bị bãi bỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến hành động của chính quyền Anh là do phần lớn rượu được nhập khẩu từ Goa và Daman đến Surat, sau khi trả thuế 2,5% đã được tái xuất đến Bombay, nơi được chấp nhận miễn thuế. Tổng trấn của Ấn Độ thuộc Anh đã cố gắng để ngăn chặn sự lợi dụng này bởi vì rượu là một trong những mặt hàng bị đánh thuế khá cao ở Ấn Độ thuộc Anh.
Để tiếp tục nhận được sự bảo trợ của chính quyền Anh, Bồ Đào Nha chấp nhận ký kết hiệp ước 187841. Ở khía cạnh tích cực, hiệp ước đã tạo điều kiện để Anh và Bồ Đào Nha có thể tương hỗ về thương mại, hàng hải và vận chuyển. Tuy nhiên, phân tích một cách sâu sắc thì có thể nói việc ký kết và thi hành hiệp ước 1878 là một bước đi sai lầm của người Bồ Đào Nha tại Goa. Bởi vì, nó tạo cơ sở pháp lý cho sự xâm nhập của Anh vào nền công nghiệp muối của phần lãnh thổ Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha. Thứ hai, là việc kinh doanh thuốc phiện. Theo điều 14 trong hiệp ước 1878, chính phủ hai nước cấm việc trồng và buôn bán thuốc phiện. Việc xuất khẩu thuốc phiện thô, hợp chất hoặc các sản phẩm chế biến từ thuốc phiện bằng đường bộ hoặc đường biển đều bị cấm. Trong 1891-1892, chính quyền Anh cho phép miễn thuế nhập