B. NỘI DUNG
1.2.3. Quá trình mở rộng thương mại của Bồ Đào Nha ở Macao với các khu vực khác
1.2.3.1. Quan hệ thương mại giữa Macao với Nhật Bản và Đông Nam Á
Đầu tiên là trong tuyến giao thương Macao-Nhật Bản: Sau khoảng thời gian phát triển thịnh vượng, hoạt động buôn bán giữa Macao với các thương nhân Nhật Bản bắt đầu giai đoạn suy tàn vào đầu thế kỷ XVII. Sự kiện đánh dấu mốc kết thúc trong quan hệ thương mại giữa Macao và Nhật Bản là năm 1639 khi Mạc phủ Tokugawa ra chiếu chỉ cấm tất cả người Bồ Đào Nha, dù bị thương hay đã chết, có bất kỳ mối liên hệ nào với Nhật Bản. “Tuy vậy, tháng 07/1640, toàn quyền Bồ Đào Nha ở Macao vẫn cử một phái bộ hơn 60 người trở lại Nhật Bản, yêu cầu Mạc phủ Edo khôi phục lại quan hệ thương mại. Nhưng để thể hiện quyết tâm không lay chuyển của mình, Mạc phủ đã lập tức tịch thu toàn bộ tài sản rồi phóng hỏa đốt tàu. Ngoại trừ một số thủy thủ được trở về để báo tin, phần lớn thành viên phái bộ đã bị hành quyết tháng 8 năm đó” [15; 76-77]. Đây là một thảm họa đối với Macao khi mà trong nhiều thập kỷ vừa qua, việc buôn bán giữa Luso và Nhật Bản trở thành nhân tố chính tạo nên sự thịnh vượng của Macao. Cũng trong thời điểm này, thương mại của Macao với Trung Quốc nội địa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa nhà Minh và Mãn Châu. Trong thực tế, suốt những năm giữa thế kỷ XVII, thương nhân Macao đã nhận thấy trước khó khăn mà họ phải đối diện. Với hoàn cảnh chính trị và kinh tế bấp bênh, vào cuối thế kỷ XVII, thương nhân Macao liều lĩnh thu hồi một vài khu chợ mà họ
đánh mất quyền kiểm soát trước kia và mở thêm một vài khu chợ mới. Tuyến thương mại với Nhật Bản không thể cứu vãn được, nhưng ở các nơi khác, thương nhân Macao cuối cùng cũng vượt qua chướng ngại và khôi phục lại kinh doanh.
Thứ hai, vào cuối thế kỷ XVII, thương nhân Macao tiến hành tham gia tích cực vào thương mại ở khu vực Đông Nam Á. Năm 1650, họ đề nghị cho phép buôn bán với Manila, mặc dù thường xuyên phải thông qua bên thứ 3 - Hồi vương Gowa - cho đến khi mối quan hệ bình thường giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha được khôi phục bằng Hiệp ước năm 1668. Tại Indonesia, họ cố gắng tìm kiếm vị trí thích hợp bên ngoài phạm vi của VOC, đầu tiên là Makassar và sau đó là Banten.
Dưới sức ép của VOC, phần lớn thương nhân chuyển đến Banjarmasin trên đảo Borneo. Cũng vào thời gian này, đây là hải cảng thương mại duy nhất ở Đông Nam Á mở cửa buôn bán với các thương nhân bên ngoài hệ thống của người Hà Lan. Những người Bồ Đào Nha cầm đầu quyết định chiếm đóng và tìm cách can thiệp vào Banjarmasin. Họ muốn nắm độc quyền thương mại hạt tiêu thông qua xây dựng pháo đài và truyền bá Thiên Chúa giáo. Nhưng Hồi vương kiên quyết duy trì thương mại tự do, và khi Goa đe dọa bằng vũ lực, ông quyết định trục xuất người Bồ Đào Nha ra khỏi đất nước.
Xa hơn về phía đông, thương nhân Macao vào cuối thế kỷ XVII tiếp tục tham gia buôn bán gỗ đàn hương ở Timor. Vào năm 1638, nhà vua cho phép người Macao nắm độc quyền trong việc buôn bán này và được xem là một trong những nhân tố cốt yếu đảm bảo cho sự tồn tại của Macao. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XVIII khi mà nguồn cung ứng gỗ đàn hương bị giảm, thì số lượng các thương nhân lưu động đến Timor lại tăng lên. Không đủ sức cạnh tranh, thương nhân Macao buộc phải rời khỏi ngành kinh doanh béo bở này.
Trong khi đó, tại Batavia-thủ đô của đế quốc Hà Lan ở châu Á, việc kinh doanh của Macao đạt đến mức độ hưng thịnh nhất. Cho đến cuối thế kỷ XVII, quan hệ cùng với VOC phát triển và hữu hảo, tuy vẫn có không ít nghi ngờ. Sự cộng tác với Batavia đặc biệt bền vững trong suốt những năm 1690, khi VOC quyết định mua thực phẩm Trung Quốc thông qua người Bồ Đào Nha-Macao và thương nhân trung gian hơn là buôn bán trực tiếp với tư nhân Trung Quốc ở Quảng Châu. Người Macao phát triển việc buôn bán và vận chuyển hàng hóa gồm tơ lụa, đồ sứ, vàng, kẽm và trên tất cả là trà để bán ở Batavia, cùng với hạt tiêu, đinh hương và hạt nhục đậu khấu để đến phía Nam Trung Quốc. Hoạt động này đạt đến đỉnh cao vào những năm 1717-1727, trước khi nhà Thanh ban hành lệnh cấm người Trung Quốc buôn bán trên biển.
Macao còn mở rộng phạm vi kinh doanh đến tận vùng đất xa xôi phía Tây vào giữa thế kỷ XVIII cùng với Kerala, Goa, Surat và một số nơi khác ở Sri Lanka. Họ
mua hạt tiêu và gỗ đàn hương để bán ở Quảng Châu và tìm cách trao đổi đường Trung Quốc. Trong những năm này, nhiều chuyến tàu thương mại của Bồ Đào Nha ở Kerala thực tế là tàu của Macao. Việc tham gia ngày càng tích cực của thương nhân Macao vào thương mại biển tại Ấn Độ Dương khiến Phó vương Estado bối rối và tìm cách để các thương nhân này phải đóng tiền thuế tại Goa. EIC và tư thương Anh cũng không có mối quan hệ tốt với Macao vì vậy họ luôn tìm mọi cách để nâng số tiền thuế cao hơn quy định. Điều đó có nghĩa trong suốt nửa đầu thế kỷ XVIII, người Macao thường xuyên có mặt tại các hải cảng ở Tamil Nadu - đặc biệt là Madras, nơi mà họ bán trà Trung Quốc và quay trở về bằng tơ sợi Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong khi thương nhân Macao đẩy mạnh hoạt động tại Ấn Độ và Đông Nam Á, thì các địch thủ người châu Âu khác lại xâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc. Anh là quốc gia mở đầu cho xu hướng này với sự tham gia của EIC vào hội chợ thương mại tại Amoy (năm 1676), và sau đó là sự hiện diện thường xuyên ở Quảng Châu vào năm 1683. Tại đây, nhận thấy sự tương đồng trong quyền lợi, Anh đề nghị liên kết với Pháp để gia tăng sức ép về thương mại. Người Hà Lan, mặc dù có thương điếm tại hải cảng Zeelandia ở Formosa67 vào năm 1624-1661, nhưng lại trở thành người đến sau trong quan hệ thương mại trực tiếp với Trung Quốc.
Trước sức ép ngày càng mạnh mẽ của các thế lực thương mại, triều đình Trung Hoa chính thức cho phép châu Âu buôn bán tại Quảng Châu từ năm 1684. Đây là cơ sở để các công ty như EIC hay VOC tích cực tham gia vào thị trường tiềm năng này khi mà trà Trung Quốc trở thành mặt hàng được giá tại châu Âu. Sự cạnh tranh để thu mua trà đã khiến giá trà bán ra tại các chợ đầu mối ở Trung Quốc ngày càng tăng, đó là lý do khiến lợi nhuận mà Macao thu được ngày càng suy giảm. Trước tình hình trên, Bồ Đào Nha ở Macao phải chuyển đổi thị trường truyền thống từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương. Và từ đây bắt đầu một giai đoạn mới trong giao thương giữa Macao và Estado da India.
1.2.3.2. Quan hệ thương mại giữa Macao và Estado da India
Quan hệ giữa Macao và Estado khá phức tạp và được thể hiện ở nhiều khía cạnh, điều này xuất phát từ sự chồng chéo trong cách thức quản lý và quyền lợi của các thương nhân.
Thứ nhất, mối quan hệ này được thể hiện trong thương mại với Goa
Quan hệ thương mại giữa Macao và Goa bắt đầu manh nha vào đầu thế kỷ XVII thông qua các hợp đồng ký kết mang tính chất cá nhân68. Mối quan hệ này được thúc
67 Đài Loan hiện nay
68 Ví dụ, trong một hợp đồng được ký kết vào tháng 4/1616 ở Goa, hai thương nhân Bồ Đào Nha: Vicente Rodrigues và Fernão de Araujo, thống nhất với chủ sở hữu galiota S. Jfose-F.M. Maroco-để vận chuyển hàng
đẩy lên tầm cao mới khi Estado cần sự hỗ trợ từ Macao nhằm duy trì hạm đội thương thuyền của Bồ Đào Nha trên biển. Để vận chuyển hàng hóa trên khắp đại dương, thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao phải sử dụng bất kỳ một phương tiện vận chuyển nào hữu dụng69. Tuy nhiên, phần lớn tàu của Bồ Đào Nha thường thiếu vũ khí và trang thiết bị mặc dù Hoàng gia Bồ Đào Nha cho đúc súng tại Macao và thương nhân cũng bỏ một số tiền khá lớn để tân trang lại tàu. Những chiếc tàu mà Bồ Đào Nha sử dụng không đơn thuần nằm biệt lập tại Ấn Độ Dương hay Macao mà trở thành phương tiện kết nối những thương điếm còn lại của đế quốc Bồ Đào Nha trên toàn châu Á. Đó cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Macao - Bồ Đào Nha. Sự yếu kém trong kỹ thuật hàng hải buộc Hoàng gia Bồ phải tìm cách cải tiến bằng nguồn vốn thu được thông qua hoạt động thương mại. Goa vừa là thủ đô vừa là trung tâm của đế quốc hải ngoại nhưng hoạt động thương mại lại ngày càng suy tàn vì thế phải dựa vào nguồn vốn từ những thương nhân giàu có tại Macao. Chẳng hạn, năm 1640, các quan chức của Bộ tài chính gửi đến Senado da Camara của Macao lá thư yêu cầu sự đóng góp cho việc khởi hành của một galleon rời khỏi Ấn Độ đến châu Âu. Khoảng kinh phí được quy định là ¾ với 430.000 xerafines cần được sử dụng để mua 70 khối đồng đúc trọng pháo lớn [101; 204]. Quan hệ không mấy thân thiện giữa Estado và Macao ngày càng căng thẳng khi Macao nhận thấy phải gánh lấy trách nhiệm tài chính quá nặng nề để duy trì sự tồn tại của Estado. Trong khi đó, chính quyền Bồ cũng gia tăng sự can thiệp vào công việc nội bộ của Macao. Hoàng gia Bồ Đào Nha kiên quyết ngăn cản những thương nhân bị phá sản tại Macao nắm quyền trong Senado da Camara và liên tiếp gây ra sự xung đột trong bộ máy cầm quyền vốn phức tạp tại Macao. Điều này ít nhiều gây trở ngại cho những giao dịch thương mại đường biển đầy hứa hẹn của Macao.
Đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, quá trình xâm nhập và kết nối thương mại của thương nhân Macao ở duyên hải Ấn Độ ngày càng mạnh mẽ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn và tranh chấp giữa Macao và Estado. Đứng trước bối cảnh suy tàn cả về quyền lực chính trị và thương mại, với tư cách là hai
hóa hàng hóa đến Malacca và Macao. Giá cước vận chuyển hàng hóa đến Malacca dao động từ 2 xerafines và 8 tangas/corjen tùy theo chất lượng và chủng loại của tơ lụa Ấn Độ. Gia vị, đặc biệt là hạt tiêu thì mức giá được giữ cố định trong 5 năm và bạc là vào khoảng 6%. Còn tại Macao, mức thuế sẽ được thống nhất giữa các thương nhân và chính quyền Bồ Đào Nha tại Macao - Senado da Camara [101; 191].
69 Loại thuyền biển lớn của Trung Quốc được chọn lựa trên các chuyến viễn chinh đến Nhật Bản, vùng biển Nam Trung Quốc và đôi khi ở Ấn Độ Dương. Tại duyên hải phía Tây Ấn Độ hay vùng nước nông và hẹp như eo Malacca và quần đảo Indonesia, loại thuyền nhỏ do người bản địa đóng đã chứng minh tính hữu dụng. Cuối cùng, Galiota (tải trọng từ 200 đến 400 tấn) nhanh chóng chứng tỏ được ưu thế của mình về kích thước, năng lực vận chuyển hàng hóa cũng như các thông số kỹ thuật khác để trở thành người thống trị mặt biển cho đến hết thế kỷ XVIII. Bên cạnh galiota, các thương nhân Bồ cũng thuê một số loại tàu khác như: pataxo (thuyền có tay chèo) có tải trọng từ 100 đến 300 tấn, naveta khoảng 600 tấn và loại thuyền nhỏ nhất từ 50 đến 150 tấn chalupa (thuyền buồm).
trung tâm của đế quốc hàng hải Bồ Đào Nha, đáng lẽ Macao và Goa phải liên kết để tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các thế lực hùng mạnh khác như Hà Lan, Anh, Pháp. Thế nhưng, con đường mà Goa và Macao lựa chọn lại chỉ dẫn đến sự chia rẽ, phân tán trong hoạt động của Estado. Các thương nhân tại Goa tự tách mình ra khởi sự cạnh tranh với Macao. Để tránh va chạm với thương nhân Macao, thương nhân Goa ngừng các hoạt động của họ tại những hải cảng mà Macao đến buôn bán, chuyển đổi hình thức đầu tư trong đó họ chỉ tham gia với tư cách nhà đầu tư hoặc nhà thầu vận chuyển hàng hóa, đôi khi là đại lý cho những chuyến tàu của Macao và châu Âu. Họ cũng mở rộng lợi ích kinh tế sang lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc bán renda70 để duy trì nguồn cung ứng hoa lợi cho vương triều.
Về phía thương nhân Macao, Goa vẫn không phải là trọng điểm thu hút sự quan tâm của họ trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau khi vấp phải nhiều khó khăn tại các hải cảng phía nam Trung Quốc thì Macao bắt đầu thiết lập ảnh hưởng tại Ấn Độ dương. Mặt hàng trao đổi giữa hai bên tương đối phong phú: “Thuốc phiện, vải sợi, nô lệ, ngà voi, gỗ đàn hương, sáp ong, nitrat kali, gia vị, tơ lụa, hương trầm và rùa được chuyển đến Macao….Ở chiều ngược lại là bát đĩa bằng sành, lụa cao cấp Trung Quốc, giấy, đường, da, ô che mưa, quạt, trà, cây đại hoàng, long não và những mặt hàng linh tinh khác” [92; 36]. Thế nhưng mâu thuẫn ở chỗ, mặc dù thương thuyền Macao đến Ấn Độ dương ngày càng đông nhưng thương nhân Macao lại ngày càng trở nên miễn cưỡng buôn bán tại Goa do lợi nhuận thấp và sự thay đổi mức thuế thường xuyên áp dụng đối với các mặt hàng chuyển đến duyên hải phía Tây Ấn Độ. Do đó, thay vì đến Goa, họ đã chọn địa điểm mới là Surat. Chính hành động trên của thương nhân Macao đã khiến tổng mức thuế thu được tại Goa ngày càng suy giảm. Mâu thuẫn giữa Macao và Goa càng gay gắt sau đề nghị của Tổng trấn Caetano de Melo de Castro nhằm trưng thu tất cả thuế hải quan của Estado da India từ chủ tàu và những nhà đầu tư tham gia vận chuyển (năm 1707). Mặc dù, ý định gây tranh cãi này đã được giải quyết thông qua quyết định năm 171671 của Conselho Ultramarino (Hội đồng hải ngoại) nhưng nó vẫn có tác động mạnh mẽ đến thương mại của Macao. Bởi vì, nó đem phân phối nguồn tài nguyên
70 Renda là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc bán nguồn lợi của Estado da India cho người trả giá cao nhất. Thời hạn của một renda là khoảng 3 năm. Người có được renda phải có người bảo lãnh và nộp một số tiền đặt cọc trước khi ký hợp đồng. Mặc dù được áp dụng từ thế kỷ XVII nhưng đến đầu thế kỷ XVIII, Hoàng gia Bồ Đào Nha mới thể hiện sự phụ thuộc sâu sắc vào hệ thống này với việc tích hợp văn phòng thu thuế hải quan của Goa. Nhà vua tập trung sự quan tâm vào việc duy trì mức giá cao nhất cho renda thuế hải quan của Goa. Do đó, dưới quan điểm của các quan chức, những hoạt động của thương nhân Bồ Đào Nha từ Macao có thể đe dọa làm giảm mức thuế và giá bán renda tại Goa. Để ngăn chặn tình trạng này, Hoàng gia đã tham gia vào sự cạnh tranh thương mại giữa Goa và Macao.
71 Theo đó, cơ quan này tạm thời đồng ý với kháng nghị của Macao và kết luận tất cả các tàu của Macao đi qua Comorin phải ngừng lại và nộp thuế tại Goa nhưng chỉ áp dụng đối với các mặt hàng bán ra. Mỗi năm một tàu Macao được cho phép đi tiếp đến Surat, nhượng bộ này chỉ có thời hạn 3 năm. Sau kỳ hạn trên, Phó vương của Estado da India được phép chấm dứt buôn bán từ Macao đến Surat.
thương mại dồi dào của thành phố đến một thị trường với lợi nhuận ngày càng giảm sút. Sắc lệnh còn bắt buộc họ cần phải nộp thuế hải quan tập trung cho tất cả các mặt hàng dù bán tại Goa hay dành cho duyên hải Malabar.
Theo ước tính, trong những năm 1719-1722 khoảng 4% thu nhập của Goa đến từ