Thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (nửa sau thế kỷ XV I đầu thế kỷ XIX)

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc thế kỷ XVIXIX (Trang 59)

B. NỘI DUNG

1.2. Thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (nửa sau thế kỷ XV I đầu thế kỷ XIX)

1.2.1. Hoạt động bước đầu của thương nhân Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (đầu thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVII)

1.2.1.1. Quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Trung Quốc

50 Đây được xem là một hoạt động phổ biến trong cấu trúc thương mại truyền thống với 2 dạng thức môi giới chủ yếu: thứ nhất, những thương nhân sẽ hợp tác với một người môi giới chung chịu trách nhiệm toàn bộ từ việc bán đến thu mua hàng hóa. Người môi giới chung sẽ kiểm soát một mạng lưới thương nhân rộng lớn, hiểu rõ nghĩa vụ của họ trong việc cung ứng những mặt hàng thiết yếu cho xuất khẩu và bán đi những hàng hóa nhập khẩu. Phí môi giới thường dao động từ ½ đến 2 %. Thứ hai, một hình thức môi giới đặc biệt hơn là môi giới đảm bảo được xem như là nút quan trọng đảm bảo sự liên kết giữa bộ phận tín dụng bản địa với những khách hàng người châu Âu của họ. Nắm được nhu cầu của thị trường, một số tư thương Bồ chuyển sang thành lập các hãng vận chuyển. Tiền phí vận chuyển hàng hóa có thể được trả trước hoặc đến khi hàng hóa được cập bến an toàn.

51 Chính sự phát triển thương mại của Trung Quốc đã thúc đẩy sự khởi sắc của công nghiệp đóng tàu. Những thương nhân người Bồ Đào Nha Ấn Độ đặc biệt là những người định cư tại Bombay và Daman cần có những chiếc thuyền thuộc sở hữu riêng của họ hơn là phải chuyên chở hàng hóa trên những chuyến tàu được thuê của người khác. Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại thuốc phiện cũng bắt buộc các thương nhân phải ngày càng chủ động hơn trong việc vận chuyển hàng hóa bằng các con tàu của mình. Vì thế các thương nhân đã đầu tư vốn vào việc đóng tàu tại Surat, Bombay và Daman. Tuy nhiên do số vốn cần đầu tư để đóng một con tàu là khá lớn nên một thương nhân thường ít khi sở hữu nhiều quá ba tàu buôn bán xuyên đại dương. Rogerio da Faria là một trong số những trường hợp hiếm hoi khi sở hữu đến ba chiếc tàu và hai chiếc thuyền buồm vận chuyển hàng hóa tại Macao, Trung Quốc, Mozambique và những khu vực khác nhau của Ấn Độ.

52 Như Mhaimas, là một ví dụ, đã hợp tác cùng với một công ty chuyên cứu hộ tàu, nhằm giúp chiếc tàu Henrieta thoát khỏi bãi đá ngầm gần pháo đài Aguada. Mhaimas còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trục vớt con tàu đắm Novo Ceilão vào năm 1807. Chiếc tàu người Bồ Đào Nha thuộc quyền sở hữu của Joaquim Jose Figueiredo, đã bị đắm trên duyên hải Mangalore. Tài sản của tàu đắm đã được cất giữ và gửi lại cho Figueiredo ngay sau khi ông hoàn trả toàn bộ phí trục vớt tàu cho Tổng trấn Anh tại Mangalore. Hoặc các thương nhân với uy tín của mình có thể đứng ra bảo lãnh cho sự phục vụ của một thương nhân đối với một thương nhân khác. Đôi khi thương nhân cũng được yêu cầu để phục vụ như là một luật sư hoặc người chứng thực và để giải quyết các vấn đề về luật pháp. C.C. Paquey (Calicut) cho Mhaimas biết rằng thiếu tá lục quân R. Cooke đã đến ở nhà của ông tại Goa trên cơ sở thuê mướn nhưng đã rời đi mà không bàn giao căn nhà và thanh toán tiền thuê với ông. Ông yêu cầu Mhaimas đóng vai trò luật sư để giải quyết vấn đề trên. Đồng thời gửi theo đó một bản sao của hợp đồng vay nhà để làm thủ tục về mặt pháp lý.

Quan hệ của Bồ Đào Nha và thương nhân Trung Quốc bắt đầu được thiết lập từ đầu thế kỷ XVI thông qua việc tham gia mạng lưới giao thương tại Đông Nam Á. Năm 1511, thương nhân Trung Quốc đã cho Albuquerque và Antonio de Abreu mượn những chiếc thuyền mành của mình để xâm chiếm chiếc cầu nổi tiếng chia cắt Malacca. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc giữa Bồ Đào Nha với Trung Quốc thật sự khá khó khăn do chính sách đóng cửa của triều Minh. Trước tình trạng mất an ninh vùng duyên hải, uy hiếp nghiêm trọng đến sự tồn vong của chính quyền mới bởi hoạt động của Wako53, nhà nước đã thực thi chính sách “hải cấm” (Haijin hay Haichin). Chính điều này đã dẫn đến sự trì trệ của nền thương nghiệp Trung Quốc so với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong bối cảnh đó, việc xuất hiện các thương nhân đến từ phương Tây đã khiến cho bộ máy quan liêu ven biển phía Nam cảm thấy bối rối.

Vào năm 1513, những tư thương Bồ Đào Nha (trong đó có Jorge Álvares (? - 1521)) lần đầu tiên tiếp xúc với Trung Quốc thông qua thương mại thuyền mành54. Tuy nhiên, những cuộc tiếp xúc từ năm 1513 đến 1520 hầu như không thu được kết quả như mong đợi55. Ngoại trừ, Fernão Peres de Andrade buôn bán tại Quảng Châu bất chấp lệnh cấm của triều Minh còn lại hầu hết thương nhân Bồ đều không thể tiến hành giao thương với người Trung Quốc. Vào năm 1521-1522, người Bồ Đào Nha có nỗ lực mới trong việc thiết lập quan hệ với Trung Quốc: “Tháng 8 năm 1522, ba chiếc tàu dưới sự chỉ huy của Martin Affonso de Mello Coutinho cập bến tại Tunmen56 với nhiệm vụ ký kết hiệp ước hòa bình và thiết lập một pháo đài nếu nhận được sự đồng ý của quan chức Trung Quốc” [110; 340]. Thế nhưng hai chiếc tàu đã bị bắt giữ bởi lực lượng Trung Quốc, những người sống sót phải chạy trốn sau 14 ngày xâm nhập vào vùng bờ biển Trung Hoa. Hoạt động ngày càng mạnh mẽ của Bồ Đào Nha chỉ làm tăng thêm sự nghi kỵ của Hoàng đế đối với người phương Tây. Những Sử quan của vương triều Minh thì hình dung “người Bồ Đào Nha là kẻ bắt cóc, thương nhân buôn bán nô lệ, người ăn thịt trẻ em sau khi nấu chín chúng” [109; 101]. Kết quả là họ nhận được lệnh cấm buôn bán tại bất kỳ hải cảng nào của Trung Quốc và Tomé Pires

53 Cướp biển người Nhật Bản, hoạt động tại bờ biển Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Tuy nhiên, thành phần tham gia mạng lưới này còn có cả người Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Nam Á

54 Trong tác phẩm “An historical sketch of the Portuguese settlements in China; and of the Roman Catholic Church and mission in China” của Ljungstedt Anders, tác giả cho rằng Rafael Perestello đã theo thương mại thuyền mành từ Malacca đến Trung Quốc vào năm 1516. Chuyến đi của ông dù chỉ thu lại những thông tin ít ỏi nhưng đó là cơ sở để Fernão Peres de Andrade thực hiện chuyến đi của mình trong năm tiếp sau [73; 1].

55 Đến năm 1517, hạm đội do Fernão Peres de Andrade (?- 1552) dẫn đầu cập bến tại Guangdong (Quảng Đông). Ông được xem là đại diện chính thức đầu tiên của vương quyền Bồ Đào Nha đến Trung Quốc và thể hiện mong muốn đặt quan hệ thương mại trực tiếp với quốc gia này. Sau đó một năm (1518), hạm đội Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Simão de Andrade đến Canton (Quảng Châu) nhưng để lại ấn tượng không tốt khi tham gia vào việc mua bán trẻ em Trung Quốc làm nô lệ và đụng độ với hạm đội phòng vệ bờ biển [85; 96].

(1465-1524) là một trong những người bị bắt giữ và giam cầm cho đến chết tại Trung Hoa [85; 96].

Tuy nhiên, vẫn có một vài thương nhân Bồ Đào Nha thành công từng bước trong việc xâm nhập vào bờ biển Fukien (Phúc Kiến) và Chekiang (Chiết Giang). Thực chất hoạt động trong thời kỳ này của người Bồ Đào Nha là giao thương không được cấp phép với nhiều rủi ro giữa thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và chủ tàu Hồi giáo. Cho đến giai đoạn từ 1530 đến 1540, một số cộng đồng cư trú tạm thời hình thành tại những khu định cư không chính thức trên duyên hải Trung Quốc, lớn nhất là Lampacao [85; 115]. Cùng với việc hối lộ các quan chức địa phương, lợi dụng mạng lưới của người Malay hoặc Xiêm, thương nhân Bồ Đào Nha đã đến các hải cảng khác như Thường Châu, Chiian-chu, Ninh Ba ở Phúc Kiến và Chiết Giang. [60; 387]

Cú hích tạo nên bước chuyển biến trong thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc là hoạt động ngày càng quyết liệt của Wako. Trước tình hình chiến sự ngày càng căng thẳng, triều Minh quyết định sử dụng lực lượng quân sự tương thích để tiêu diệt thế lực quấy phá này. Trong tình thế đòi hỏi sự lựa chọn, thương nhân người Bồ chuyển sang bắt tay với nhà Minh nhằm loại trừ Wako. Để đổi lại, vào giữa những năm 1550, viên chức nhà Minh cho phép Bồ Đào Nha sử dụng những địa điểm trên bờ biển Quảng Đông, đầu tiên tại Shangchuan, sau đó là Lampacao và cuối cùng là Macao (1557) để buôn bán.

Bên cạnh đó, do sự cần thiết của bạc nén từ Nhật Bản mà Bồ Đào Nha được trao cơ hội để trở thành trung gian một cách hợp pháp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đi sâu phân tích vai trò thương mại của người Bồ Đào Nha ở Trung Quốc, chúng ta thấy rằng: miền Bắc Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn hương liệu (hạt tiêu, phần lớn đinh hương và hạt nhục đậu khấu) và gỗ thơm (gỗ đàn hương) nhưng bạc, gia vị và vàng nén là những mặt hàng có nhu cầu cao nhất. Bồ Đào Nha thỏa mãn sự khao khát bạc của Trung Quốc cùng với lượng nhập khẩu lớn từ Nhật Bản, Tân thế giới qua đường Manila và tuyến đường vòng quanh từ Mexico và Peru thông qua châu Âu và Estado. Miền Nam Trung Quốc xuất khẩu một số lượng khổng lồ hàng hóa giá cao như tơ lụa thô, lụa, sợi dệt và vàng; nó còn cung cấp một lượng lớn những bì hàng hóa giá thấp (gốm, sứ, kẽm, phèn và nhiều thứ khác). Trong đó, tơ lụa là mặt hàng chủ lực để đổi lấy bạc do đòi hỏi ngày càng tăng của tầng lớp quý tộc phong kiến Nhật Bản.

Xu hướng chung của sự nhập khẩu tơ lụa thô cho thấy lụa trắng Trung Quốc vẫn chiếm đầu bảng. Thêm vào đó, tơ lụa thô (từ Trung Quốc, Đàng Ngoài và Đàng Trong) cùng với tiện ích trong việc may quần áo, hoạt động lễ nghi…cũng được bán với giá cao. Theo thống kê, lượng tơ lụa thô được người Bồ Đào Nha mua và vận chuyển đến Nhật Bản dao động từ 1.000 đến 1.600 picol một năm chiếm khoảng 1/3 đến ½ tất cả tơ lụa Trung Quốc bằng đường biển [99; 48]. Thậm chí vào những năm 1620, sau khi

người Bồ Đào Nha không còn xuất khẩu số lượng lớn tơ lụa đến Estado, mà ưu tiên hơn cho vàng, họ vẫn mua một lượng tối thiểu 2.000 tấn tơ lụa tại Quảng Châu theo định kỳ. Thế nhưng, trong thế kỷ XVII, xuất phát từ sự e ngại của chính quyền Mạc phủ về mối quan hệ giữa Daimyo Thiên Chúa giáo Nhật Bản và người Bồ Đào Nha nên vị thế của Bồ Đào Nha tại thị trường này dần suy yếu. Nhằm hạn chế sức mạnh của thương nhân Bồ Đào Nha, bên cạnh việc thành lập “ring”, Mạc phủ còn thẳng tay đàn áp đối với các thuyền buôn không chấp nhận hệ thống “Pancada”57. Ví dụ như, năm 1610 người Nhật Bản tấn công chiếc tàu của người Bồ Đào Nha - Madre de Deus khiến thuyền trưởng chạy trốn cùng toàn bộ thủy thủ trên vịnh Nagasaki.

Bên cạnh tơ lụa thô, vàng cũng là mặt hàng quan trọng được buôn bán giữa người Bồ Đào Nha, Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù vào cuối thế kỷ XVI, có khoảng 50 mỏ vàng đang hoạt động, Nhật Bản vẫn tiếp tục mua một lượng lớn vàng được nhập khẩu bởi Bồ Đào Nha, Trung Quốc và những người châu Âu khác trên các chuyến tàu của riêng họ. Những đòi hỏi về vàng của thị trường Nhật Bản rất rộng lớn do sự gia tăng việc sử dụng các kim loại quý giá làm vật trung gian trao đổi, hoặc đúc từng thỏi để trả cho các giao dịch tài chính lớn. Sự tiêu dùng của chính quyền và quân đội gia tăng đặc biệt sau chiến dịch Hideyoshi 1590 và dự định xâm nhập vào Trung Quốc của chính quyền Mạc phủ. Đến khi Tokugawa Ieyasu thiết lập quyền lực của mình vào năm 1603 thì ông vẫn duy trì chính sách nhập khẩu số lượng lớn vàng, nhờ vào các linh mục Dòng Tên, thông qua Macao và người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên sau này, do sự cạnh tranh của go-shuin-sen58 và các thuyền mành người Trung Quốc mà sự tham gia của người Bồ Đào Nha vào thương mại vàng bị suy giảm và chấm dứt.

Như vậy, sự tham gia của người Bồ Đào Nha vào thương mại hàng hải ở Trung Quốc và Biển Đông vào những năm 1630 đã tạo nên sự liên kết giữa ba thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và Manila. Bồ Đào Nha không mua hàng hóa của người Trung Hoa để đem về châu Âu mà là để đem đến trao đổi tại thị trường Nhật Bản nhằm thu bạc nén. Chính vì thế, nghiên cứu hoạt động thương mại của người Bồ Đào Nha tại Trung Quốc trong giai đoạn này không thể thiếu sự giao thương với thương nhân Nhật Bản cũng như tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản đối với các thương nhân Bồ Đào Nha và Trung Quốc. Đây là đặc trưng quan trọng của thương mại giữa Bồ Đào Nha và Trung Quốc trong thời kỳ này.

57 Năm 1604, nhập khẩu tơ lụa vào Nhật Bản do một nhóm thương nhân người Nhật nắm độc quyền được gọi là “ring” (gồm đại diện của tướng quân ở 5 thành phố: Edo, Kyoto, Osaka, Sakai và Nagasaki). Mục đích của nhóm này là giữ giá mua thấp nhằm tạo lợi thế trong kinh doanh và Mạc phủ đã thu được nguồn hoa lợi khá lớn nhờ chính sách này. Người Bồ Đào Nha gọi hệ thống bán buôn này là “pancada”.

1.2.1.2. Bộ máy quản lý của Bồ Đào Nha tại Macao

Cơ sở ra đời thể chế quản lý của Bồ Đào Nha tại Macao là việc tổ chức các chuyến tàu kết nối thương mại biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà trong đó thương nhân Bồ Đào Nha đóng vai trò trung gian. Điều chúng ta cần chú ý rằng, mô hình thương mại của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc khác biệt rất lớn đối với Ấn Độ được xác lập dựa trên ba trụ cột: quản lý, tài chính và luật pháp. Hệ thống quản lý của Macao được biểu hiện cụ thể như sau:

Capitao - mor

Là chức vụ cao nhất nhằm quản lý các chuyến tàu khởi hành từ Macao đến những hải cảng được chỉ định tại Nhật Bản. Ban đầu, đây là hệ thống tự quản lý bởi các thương nhân Bồ buôn bán tại Trung Quốc nhưng sau đó, Hoàng gia Bồ trong nỗ lực thể hiện uy quyền của mình đã bổ nhiệm chức vụ Capitdo-mor da Viagem da China e jfapdo (người quản lý các chuyến hải hành của Trung Quốc và Nhật Bản). Người nắm giữ chức vụ này sẽ được bổ nhiệm hàng năm bởi Phó vương Bồ tại Goa và có quyền lực khá lớn đối với những chuyến tàu của người Bồ Đào Nha và những khu định cư phía đông Malacca. Đến trước năm 1580, chỉ có đẳng cấp quý tộc Bồ mới đủ tiêu chuẩn để nắm giữ chức vụ này. Tuy nhiên, khi vương triều Hasburg (1580-1640) lên nắm quyền tại Bồ Đào Nha thì tình hình đã thay đổi. Nhà vua cho phép đấu giá chức vụ này đối với những ứng cử viên tiềm năng thuộc đẳng cấp quý tộc, đồng thời cũng đồng ý để các thương nhân nổi bật ở phương Đông, ví dụ L.S.Carvalho, được phép mua các chuyến hải hành. Những người đấu giá thành công có quyền bán lại chức vụ này cho những ứng cử viên khác. Sau đó, khi quyền được lưu thông của những chuyến hải hành được bán và được phân phối lại thì người mua được có thể thực hiện các chuyến hải hảnh của riêng họ, bằng việc ủy nhiệm hoặc bán lại nó một lần nữa. Không những vậy, với tư cách người quản lý tối cao thì người được bổ nhiệm cũng đồng thời nằm giữ chức vụ Provedor-Mor dos Defuntos e Ausentes (Người quản lý những tài sản của người chết và những người vắng mặt) cho đến năm 1589. Điều đó có nghĩa là bất kỳ người Bồ Đào Nha nào trong hệ thống nhượng địa của Bồ Đào Nha qua đời mà không để lại di chúc, capitao-mor có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý và chuyển đến

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc thế kỷ XVIXIX (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)