Sự suy tàn của thương mại Bồ Đào Nha tại Macao (cuối thế kỷ XVII I đầu thế

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc thế kỷ XVIXIX (Trang 78)

B. NỘI DUNG

1.2.4. Sự suy tàn của thương mại Bồ Đào Nha tại Macao (cuối thế kỷ XVII I đầu thế

72 Senado da Camara mỗi năm lại gặp nhau một lần trước khi khởi hành đến biển Nam Trung Quốc và thị trường Ấn Độ Dương. Tại cuộc họp, Senado da Camara xác lập mức thuế hải quan dựa trên các loại hàng hóa khác nhau được nhập khẩu chia thành ba nhóm: thô, mịn và cân nặng dựa trên sự đo lường và kiểm định. Hàng hóa thô gồm: hạt tiêu, gỗ đàn hương, hạt nhục đậu khấu, thuốc phiện, tổ chim, mây, hạt cau, đường, chì và thiếc. Hàng hóa mịn gồm: dệt may, phần lớn trong số đó là len được mua bởi người châu Âu tại Batavia, Madras và Goa; danh mục này có lẽ còn dệt may Ấn Độ và sợi Surat. Nhóm còn lại là bạc, hổ phách và ngọc trai.

73 77.888 tael từ 77 chiếc tàu và thuyền buồm tại Macao, ngân khố của thành phố chỉ dư khoảng 100 tael.

74 Vào đầu thế kỷ XVIII, trung bình hàng năm các thương nhân Macao khởi hành 15 tàu và thuyền buồm đến các hải cảng khác nhau của biển Nam Trung Quốc và Ấn Độ Dương. Con số thiệt hại lên đến 1/5 tổng số tàu trong hai năm.

thế kỷ XIX)

Trong suốt nửa cuối thế kỷ XVIII, dưới tác động của tình hình chính trị, hoạt động thương mại của Macao phải trải qua không ít thăng trầm. Do nhu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc đối với thuốc phiện Ấn Độ nên giao thương giữa Macao với Calcutta và Bombay có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tại Đông Nam Á, thành phố thiết lập liên kết với nhiều hải cảng cả trên các đảo cũng như vào sâu trong nội địa như Batavia, Manila và Penang. Tại thị trường Trung Quốc nội địa, thương nhân Bồ Đào Nha gần như đánh mất hẳn ưu thế và mức độ cạnh tranh trước sự xâm nhập mạnh mẽ của Anh. So sánh về số lượng các chuyến tàu của người Macao và Anh sẽ cho thấy rõ xu hướng thương mại này. Vào những năm cuối của thế kỷ XVIII, thương nhân Macao chỉ sử dụng khoảng 20 đến 25 tàu với kích thước nhỏ. Ngược lại, khi EIC đến Whampoa tham gia hội chợ Quảng Châu vào năm 1808 thì tại đây có đến 57 tàu, chủ yếu trong số chúng là tàu buôn Anh - Ấn Độ hoặc tàu của các nước lớn. Bên cạnh đó, xuất phát từ ý định tạo nên sự cạnh tranh công bằng giữa các thế lực thương mại, Thanh triều quyết định thiết lập Guangzhou co-hong (1761) - Liên minh thương nhân người Trung Quốc nhằm quản lý tất cả các giao dịch thương mại với người châu Âu trong một tổ chức thống nhất. Vì thế, mối quan hệ giữa Macao với giới quan chức địa phương (Quảng Châu, Quảng Đông) vốn tồn tại trong nhiều thế kỷ đến bây giờ gần như mất tác dụng.

Không còn chỗ dựa, phần lớn tư thương Macao phải chuyển sang hướng kinh doanh mới, tiến hành hợp tác với thương nhân châu Âu như làm đại lý, cho thuê nhà và thậm chí là tìm vợ lẽ cho họ. Đến cuối thế kỷ XVIII, khi buôn bán thuốc phiện ngày càng phát triển thì Macao trở thành điểm trung chuyển mặt hàng này từ Ấn Độ vào thị trường Trung Quốc lục địa. Bối cảnh sôi động đó khiến thương nhân Macao nhận thức được sự cần thiết phải thành lập một công ty thương mại có mức độ tập trung hóa cao. Nhiều nỗ lực đã diễn ra vào các năm 1752 và 1787, nhưng cuối cùng thất bại. Bên cạnh đó, việc bùng nổ chiến tranh Napoleon khiến hoạt động thương mại của Macao chịu tác động nặng nề. Trong khi Goa gần như phải dựa hoàn toàn vào Anh để chống lại Pháp thì Macao lại lo sợ sự can thiệp “đầy ý đồ” từ địch thủ châu Âu này. Không những thế, chính quyền Bắc Kinh hầu như không cho phép bất kỳ một thế lực ngoại bang nào chiếm đóng thành phố vì Trung Quốc vẫn xem Macao là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời. Cuối cùng, người Anh quyết định hủy bỏ ý định tấn công Macao vào năm 1802 theo hiệp ước Amiens75. Tuy nhiên Anh vẫn không từ bỏ hoàn toàn ý định can

75 Được ký kết vào ngày 27/3/1802 giữa Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Cộng hòa Batavia (Hà Lan) chấp nhận duy trì nền hòa bình tại châu Âu trong 14 tháng suốt cuộc chiến tranh Napoleon. Theo đó, quyền lực và lãnh thổ của Bồ Đào Nha phải được tôn trọng, ngoại trừ việc Pháp tiếp nhận Guinea thuộc Bồ Đào Nha.

thiệp và xâm chiếm Macao do vị trí thương mại quan trọng của nó. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của EIC trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XIX đều thất bại76 một phần do sự cương quyết của Bồ Đào Nha trong việc bảo vệ phần lãnh thổ này. Sau khi hiệp ước Nam Kinh được ký kết (1842), Bồ Đào Nha cũng lợi dụng sự suy yếu của nhà Thanh để biến Macao trở thành thuộc địa thật sự với nhiều chính sách như: yêu cầu tất cả cư dân Trung Quốc phải trả tiền thuê đất, thuế thân nếu muốn được tiếp tục cư trú tại Macao (1846); trục xuất các quan chức nhà Thanh ra khỏi Macao và ngừng trả tiền thuê đất (1849)…Sau nhiều cuộc đàm phán về quy chế dành riêng cho Macao, Hiệp định thương mại và hữu nghị Bồ Đào Nha – Trung Quốc đã được ký kết năm 1887 tại Bắc Kinh. Theo đó, Trung Quốc chấp nhận sự hiện diện của Bồ Đào Nha ở và quản lý vùng đất này theo như mô hình của Bồ Đào Nha ở những thuộc địa khác. Tuy nhiên, hiệp ước cũng xác định rằng nếu Bồ Đào Nha muốn chuyển giao Macao cho một thế lực khác nhất thiết phải có sự đồng ý của chính quyền Trung Quốc. Hiệp ước này đóng vai trò nền tảng trong việc xác định quy chế và cách thức tồn tại của Macao dưới quyền quản lý trực tiếp từ Bồ Đào Nha. Đến nửa cuối thế kỷ XVIII, dân số của thành phố đạt xấp xỉ 25.000 đến 30.000 người, chiếm phần đông là người Trung Quốc thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau như chủ cửa hiệu, thợ thủ công, thương nhân…Ở đây cũng tồn tại lớp người nghèo khổ, bị cách ly khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội, đặc biệt là phụ nữ và bé gái.

Như vậy, mặc dù chính quyền Bồ Đào Nha vẫn cai trị tại Macao đến năm 1999, nhưng trước đó gần 1 thế kỷ, cư dân Trung Quốc đã dần chiếm ưu thế. Sắc thái và diện mạo thương mại của Macao cũng đã thay đổi, từ một thương điếm của Estado trở thành một thế lực thương mại độc lập tại vùng Viễn Đông. Đây là một trong những đặc trưng khá cơ bản của Macao trong gần 400 năm nằm dưới sự thống trị của Bồ Đào Nha.

* Tiểu kết

Sau chuyến phát kiến địa lý của Vasco da Gama, Bồ Đào Nha nhanh chóng bành trướng thế lực thương mại tại Ấn Độ dương thông qua nhiều cách thức khác nhau. Trong giai đoạn đầu tiên, Bồ Đào Nha chắc chắn có thể tham gia một cách tự do vào mạng lưới thương mại của thương nhân châu Á với mức thuế hợp lý. Tuy nhiên, các Phó vương của vua Manuel lại chọn phương thức thiết lập sự hiện diện của quân đội Bồ Đào Nha tại châu Á, loại trừ người Arab, Gujarat ở bờ biển Tây Ấn Độ và người

76 Vào năm 1808, lãnh chúa Minto, khi đó là tổng trấn chung của EIC ở Calcutta, quyết định tiến hành chiếm đóng thành phố này. Một đội quân của EIC được hộ tống bởi quân đội Hoàng gia cập bến Macao. Tổng trấn người Trung Hoa ở Quảng Đông khi đó bị ép buộc phải chấp nhận sự chiếm đóng như một việc đã rồi; nhưng Hoàng đế Trung Quốc lại xem đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ. Dưới nhiều áp lực, sau gần 4 tháng chiếm đóng, Đô đốc Anh quyết định rút quân.

Venice khỏi thương mại hương liệu đến Levant và châu Âu. Chỉ trong vòng 20 năm kể từ chuyến phát kiến địa lý của da Gama, Bồ Đào Nha đã nắm quyền kiểm soát các vị trí trọng yếu trên bờ biển Sofala (1505) hay dọc theo bờ biển Ấn Độ như Caclicut (1502) Cochin (1503), Goa (1510)...dẫn đến sự ra đời nhà nước thuộc địa đầu tiên của Bồ Đào Nha tại châu Á - Estado da India.

Thể chế độc quyền thương mại của Bồ Đào Nha tại duyên hải Ấn Độ và vịnh Bengal phải đối diện với nhiều thử thách do sự chống đối của các thế lực bản địa cũng như sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của nhiều cường quốc thực dân phương Tây khác như Hà Lan, Anh, Pháp. Estado da India dưới chỉ thị của vua Bồ đã áp dụng hệ thống thuế Cartaz cho mạng lưới thương mại nội Á, cũng như bán các chuyến hải hành nhượng địa dần cho tư thương. Đến đầu thế kỷ XIX, ngoài Goa, Bồ Đào Nha không có nhiều những chuyến hải hành đến các cứ điểm khác của Ấn Độ. Sự thỏa hiệp ở một mức độ nhất định với chính quyền Anh đã giúp các thương nhân Bồ Đào Nha tiếp tục duy trì quyền thương mại của mình đến khi Goa chính thức được Bồ Đào Nha trao trả như một phần không thể tách rời của nước Cộng hòa Ấn Độ (1987).

Trong khi đó, quá trình xác lập ảnh hưởng thương mại của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc lại có đặc trưng riêng. Nếu Hoàng gia Bồ Đào Nha sử dụng bạo lực trấn áp các thế lực cai trị địa phương tại duyên hải Ấn Độ thì một cách thức mềm mỏng hơn đã được chọn lựa để xâm nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc với đầy đủ yếu tố của một thị trường tiềm năng đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì sự tồn tại của đế quốc Bồ Đào Nha tại châu Á.

Điểm khác biệt lớn nhất trong hoạt động giao thương của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và Trung Quốc đến từ cách thức quản lý của Hoàng gia Bồ Đào Nha. Nếu xét trong tổng thể, trọng tâm trong toàn bộ đế quốc Bồ Đào Nha ở châu Á là các cứ điểm thuộc miền duyên hải Malabar. Vì thế thể chế quản lý của Estado da India ở đây là mô hình mang tính chất chuẩn mực cho các khu định cư còn lại của Bồ Đào Nha tại phương Đông với sự chi phối chặt chẽ của Hoàng gia Bồ Đào Nha ở Lisbon. Trong khi đó, Macao (Trung Quốc) lại được áp dụng một thể chế quản lý tương đối khác biệt. Sự dị biệt này đôi khi xuất phát từ vị trí địa lý xa xôi của nó (trong cái nhìn đối sánh với chuỗi thương điếm của Bồ Đào Nha trên toàn khu vực hoặc cũng có thể do nguồn gốc và cách thức mà người Bồ Đào Nha đã sử dụng để có được địa điểm này). Từ một thương điếm, Macao đã tiến dần đến mô hình tự trị với quyền tự quyết rất lớn. Không quá phụ thuộc vào Estado da India ở Goa, Macao đã thể hiện đường lối hết sức mềm mại và uyển chuyển trong quan hệ với chính quyền Trung Hoa. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại lâu dài của Macao với tư cách là một trong những thuộc địa cuối cùng của đế quốc Bồ Đào Nha trên toàn châu Á.

CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC GIÁO ĐOÀN BỒ ĐÀO NHA Ở ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC

(THẾ KỶ XVI - THẾ KỶ XIX) 2.1. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

2.1.1. Bước đầu xác lập ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tại Ấn Độ (thế kỷ XVI)

2.1.1.1. Hoạt động truyền giáo từ Cochin đến Goa

Sau khi xác lập quyền lực tại Cochin, trong 10 năm đầu của thế kỷ XVI, hoạt động truyền giáo của linh mục Bồ Đào Nha được tiến hành bằng phương thức hòa bình dựa trên sự cải đạo một cách tự nguyện của tín đồ. Được sự chấp thuận của raja (Hồi vương) Cochin, vào năm 1503, một tòa nhà phục vụ cho các giáo chức và một nhà thờ dành riêng cho thánh Bartolomeu được khánh thành dưới sự quản lý của linh mục Domingo de Sousa - một trong ba nhà truyền giáo dòng Đa Minh (Dominicains) đã có mặt trên chuyến tàu của da Gama. Với tư cách là nhà thờ đầu tiên của Giáo hội Rome tại Ấn Độ, nơi đây thường xuyên đón tiếp khoảng 600 người Bồ Đào Nha gồm: thủy thủ, binh lính, viên chức, thương nhân, quân đội đồn trú đến để xưng tội và nghỉ ngơi chuẩn bị cho những chuyến khởi hành tiếp theo. Thành tựu quan trọng trong giai đoạn này là việc arel (trưởng cảng) Cochin quyết định cải đạo cùng toàn bộ gia đình và thuộc cấp của ông với số lượng ước tính trên 1.000 người. Đây là một mô hình quen thuộc trong xã hội cổ truyền khi quyết định của người đứng đầu cộng đồng hoặc gia tộc được ban bố thì tất cả các thành viên của gia đình và những người bên dưới đều phải thực hiện.

Công cuộc truyền giáo bước sang giai đoạn mới sau khi Bồ Đào Nha chiếm đóng thành công Goa (1510). Để xác lập vị thế của tôn giáo mới này trong cộng đồng Ấn Độ giáo bản địa, Albuquerque tiến hành xây dựng nhà thờ Saint Catherine và có nhiều chính sách khác nhau hỗ trợ cho các tín đồ Thiên Chúa giáo. Việc xây dựng Goa theo mô hình vừa là trọng điểm thương mại, vừa là trung tâm tôn giáo chi phối mạnh mẽ đến việc lựa chọn cách thức truyền giáo. Chính sách khoan dung tôn giáo không thích hợp để Thiên Chúa giáo hóa Goa, vì vậy, vua Bồ Đào Nha đề xuất việc thiết lập chức vụ giám mục với “trách nhiệm phá hủy các đền thờ tọa lạc tại Goa và thay thế chúng bởi các nhà thờ của Chúa. Bất kỳ người nào mong ước được sống trên hòn đảo này thì phải là tín đồ Thiên Chúa giáo, nhưng nếu họ không muốn, hãy đưa họ rời khỏi hòn đảo này….Có thể, một vài người không thể trở thành Ky tô hữu tốt, nhưng con cái họ thì có thể và vì thế, Đức Chúa trời luôn được phục vụ…” [80; 131]. Đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình dùng sức mạnh chính quyền để xác lập quyền lực của Thiên

Chúa giáo. Thế nhưng chức vụ giám mục thời kỳ này không được duy trì thường xuyên vì phụ thuộc vào số lượng Ky tô hữu Bồ Đào Nha đến Ấn Độ theo các thương thuyền khởi hành từ Lisbon. Từ năm 1530 - khi Goa trở thành thủ phủ của đế quốc Bồ Đào Nha tại phương Đông thì yêu cầu về việc sắp đặt lại cơ cấu tổ chức và thay đổi cách thức quản lý được đặt ra. Một lần nữa, theo đề nghị của vua Bồ Đào Nha, Giáo hoàng Clement VII (1478-1534) đồng ý và ban hành kèm theo sắc chỉ “Romani pontificis circumspectio” (31/1/1533), phát triển Funchal77 lên địa hạt Tổng giáo chủ. Giáo phận Goa78 chính thức được công nhận thông qua sắc chỉ “Aequum reputamus” vào ngày 3/11/1534. Đứng đầu giáo phận Goa là một giám mục với trọng trách: “Tạo điều kiện cho sự thích nghi của cư dân thành phố với nhà thờ St.Catherine để phục vụ cho sự phát triển của Giáo hội và giáo phận, duy trì và cải thiện các nghi lễ thờ phụng Chúa trong tất cả các nhà thờ, nhà nguyện, tu viện và những nơi khác, cung ứng cho họ lễ phục và các vật dụng cần thiết cho hoạt động nghi lễ, cung cấp nguồn tài chính đầy đủ và duy trì nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện tốt nhất trách nhiệm này” [83; 179]. D. John d'Albuquerque - giáo sĩ dòng Phan Sinh (Franciscains) trở thành giám mục đầu tiên của giáo phận Goa.

2.1.1.2. Hoạt động truyền giáo của giáo đoàn Franciscains tại Cannanore và Mylapore

Với tư cách là giáo đoàn đầu tiên truyền giáo ở Ấn Độ, Franciscains phải gánh trên vai trách nhiệm hết sức nặng nề. Kể từ chuyến đi của linh mục Henry de Coimbra (năm 1500), số lượng giáo sĩ được bổ sung hàng năm theo nhịp điệu thương mại gió mùa. Đến năm 1517, 12 giáo sĩ dưới sự lãnh đạo của Antony de Louro hoặc Loureiro (người sáng lập giáo đoàn Franciscains tại Ấn Độ) đã sinh sống ổn định tại Cochin [83; 120].

Từ Cochin, việc truyền giáo mở rộng đến Cannanore và Mylapore nhưng thành tựu còn khá hạn chế. Tại Cannanore, theo báo cáo của cha sở Affonso Velho (năm 1514) thì: “ngoài hàng trăm người Bồ Đào Nha lập gia đình, ở đây có tổng cộng 334 người (85 người Hồi giáo, 8 người Nayars79 cùng với 22 trẻ em; 160 người đến từ

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc thế kỷ XVIXIX (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)