Ảnh hưởng của các giải pháp marketing đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chương trình thế giới phương tiện thuộc Công ty Cổ phần truyền thông BTS (Trang 25)

doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.

1.4.2. Ảnh hưởng của các giải pháp marketing đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tranh của doanh nghiệp

Xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả và thất bại.Trước những yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế,các doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

- Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp.

- Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp.

- Nâng cao và phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ.

- Đổi mới và phát triển thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

- Củng cố và nâng cao nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực của doanh nghiệp. - Kiểm soát và tối ưu hóa quy trình cung cấp dịch vụ sản phẩm.

- Định giá phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh.

Có thể thấy, các giải pháp 7P về marketing-mix bao gồm: sản phẩm, giá, địa điểm và phân phối, con người, xúc tiến hỗn hợp, quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất trang thiết bị cùng các yếu tố khác là những giải pháp phần nào đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vì vậy, việc xây dựng giải pháp marketing hợp lí là yếu tố quan trọng và thiết yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Chương 1 đã đưa ra những cơ sở lí luận về giải pháp

marketing tại doanh nghiệp với những lí luận chung về marketing, giải pháp marketing và đưa ra lí thuyết cụ thể về các giải pháp marketing-mix cùng với khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua đó thấy được mối quan hệ ảnh hưởng của các giải pháp marketing đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó là tiền đề để phân tích thực trạng hoạt động marketing của chương trình Thế giới phương tiện tại Công ty cổ phần truyền thông BTS (BTS Media).

28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chương trình thế giới phương tiện thuộc Công ty Cổ phần truyền thông BTS (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)