Nội dung thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn Kiến thức chung (Trang 65)

III. PHÂN LOẠI VĂN BẢN:

c)Nội dung thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:

* Ni dung ban hành các văn bn quy phm pháp lut.

Hiến pháp: Hiến pháp Việt Nam là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp qui định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.

Lut: Là hình thức văn bản pháp qui cao sau Hiến pháp. Luật có ý nghĩa cụ thể hóa hơn một bước những điều khoản và các nguyên tắc trong Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp. Luật được Quốc hội sử dụng để qui định những vấn đề cơ bản và quan trọng đối với việc xây dựng chế độ chính trị, kinh tế, xây dựng Nhà nước hoặc qui định những vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Ví dụ: Luật nghĩa vụ quân sự, Luật tổ chức Chính phủ, Luật đầu tư nước ngoài.

Pháp lnh: Là hình thức văn bản pháp qui cao dưới Luật. Căn cứ vào Hiến pháp, Luật là Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành pháp lệnh để qui định những vấn đề quan trọng hoặc cấp bách của Nhà nước. Pháp lệnh cũng sử dụng để giải thích Luật và cụ thể hóa những qui định của Luật. Những vấn đề quan trọng về quân sự, ngoại giao, kinh tế, thưởng, phạt có thể được qui định bằng Luật, nhưng để đáp ứng nhu cầu cấp bách về mặt quản lý Nhà nước, nên đã được ban hành trong Pháp lệnh như: Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia.

Lnh: Là văn kiện được Quốc hội phê chuẩn do Chủ tịch nước ban hành để công bố Pháp lệnh, bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Chính phủ.

Lệnh cũng được áp dụng để công bố đại xá, tặng thưởng Huân chương, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổ động viên, giới nghiêm, v.v…

Ngh quyết: Là hình thức văn bản ghi lại những kết luận của một hội nghị đã được toàn thể thảo luận nhất trí. Ở từng cấp độ quản lý khác nhau, Nghị quyết có tính chất khác nhau. Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch kinh tế quốc dân ở tần vĩ mô, quyết toán ngân sách, cải tạo các phần tử trong xã hội và các mặt quan trọng của Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phê duyệt kế hoạch, ngân sách, trật tự trị an trong phạm vi quyền hạn ở địa phương mình.

Nghị định: Là loại văn bản pháp qui quan trọng và thường dùng của Chính phủ. Nghị định ban hành các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các

tổ chức bộ máy Nhà nước, quy định về chế độ quản lý hành chính của cơ quan. Nghị định cũng qui định về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện pháp luật của Nhà nước. Về hình thức, có loại Nghị định chứa đựng các điều khoản phát huy ngay trong văn bản; có loại Nghị định ban hành điều lệ. Ví dụ: Nghị định 142/CP ngày 28/9/1983 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ về: Công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ.

Ch th: Là loại văn bản thường dùng để chi tiết hóa, giải thích, hướng dẫn việc thực hiện các chủ trương, chính sách và chế độ, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp qui khác của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Điu l: Là dạng văn bản bao hàm điều khoản chi tiết và cụ thể về nguyên tắc, phương pháp quản lý ngành, các quy trình công tác trong một lĩnh vực hoạt động xã hội. Điều lệ thường được ban hành kèm theo Nghị định.

* Thm quyn ban hành văn bn quy phm pháp lut:

Quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được qui định trong Hiến pháp, Luật pháp và các văn vản khác của Nhà nước. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà các cơ quan Nhà nước được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Ví dụ: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lực lập Hiến pháp và lập pháp. Do đó mọi vấn đề đối nội, đối ngoại quan trọng nhất trong phạm vi cả nước do Quốc hội qui định (Điều 82- 83, Hiến pháp năm 1992).

Giữa hai kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội. Do vậy Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giải quyết các công việc của Quốc hội khi chưa có điều kiện họp Quốc hội để thông qua, Ví dụ: Tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược (Điều 91, Hiến pháp năm 1992).

Chính phủ là cơ quan chấp hành cao nhất và hành chính cao nhất, vì vậy Chính phủ có quyền trong phạm vi Hiến pháp, Luật của Quốc hội và Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội qui định những biện pháp hành chính để quản lý mọi mặt đời sống xã hội theo nhiệm vụ và quyền hạn đã ghi trong Điều 112 của Hiến pháp.

Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Chính phủ ra Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó (Điều 116 Hiến pháp 1992).

Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan chấp hành Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (Điều 123, Hiến pháp 1992). Căn cứ Luật Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành các văn bản để giải quyết vấn đề thuộc quyền hạn của mình. Vì vậy, với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được pháp luật qui định. Các cơ quan Nhà nước được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Quốc hội ban hành: Hiến pháp

Luật

Nghị quyết

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh

Nghị quyết

- Chính phủ ban hành: Nghị quyết

Nghị định

Thủ tướng Chính phủ cũng được dùng các Quyết định, Chỉ thị để giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền của mình.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Chính phủ ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.

Ủy ban nhân dân các cấp ban hành các văn bản thi hành trong phạm vi địa phương mình như: Quyết định, Chỉ thị.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cấp xã theo qui định của Hiến pháp) được ra Quyết định, Chỉ thị, nhưng đây là cấp cuối cùng của hệ thống chính quyền, nơi trực tiếp thực hiện các văn bản của cấp trên nên thực tế dùng nhiều hình thức quyết định mà không dùng văn bản loại chỉ thị.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn Kiến thức chung (Trang 65)