MỘT SỐ CHỨC NĂNG CHUNG CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn Kiến thức chung (Trang 63)

TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN NHÀ NƯỚC:

1. Khái niệm chung về văn bản Nhà nước:

Văn bản Nhà nước là một hình thức thể hiện của Quyết định quản lý Nhà nước (bao gồm văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm và văn bản cá biệt), là một phương tiện dùng để ghi và truyền đạt thông tin về ngôn ngữ nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội xuất hiện trong lĩnh vực chấp hành (quản lý Nhà nước).

2. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc cư xử chung, được Nhà nước đảm bảo nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

II. MỘT SỐ CHỨC NĂNG CHUNG CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC: NHÀ NƯỚC:

Văn bản quản lý Nhà nước có những chức năng chủ yếu sau đây: Chức năng thông tin

Chức năng quản lý Chức năng pháp lý

1. Chức năng thông tin:

Là chức năng chung của mọi văn bản, bởi vì văn bản chứa đựng và chuyển tải thông tin từ đối tượng này sang đối tượng khác. Nó góp phần thỏa mãn thông tin cho mọi đối tượng. Chính ý nghĩa thông tin đã tạo nên giá trị thực tế của văn bản trong đời sống xã hội. Văn bản quản lý Nhà nước chứa đựng 03 loại thông tin sau:

Thông tin quá khứ về đối tượng quản lý

Thông tin hiện đại về quá trình điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước. Thông tin dự đoán có sự liên quan đến phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý.

2. Chức năng quản lý:

Là chức năng phục vụ cho quá trình điều hành, tổ chức kiểm tra hoạt động của các cơ quan. Nhờ có văn bản mà các nhà quản lý có thể có những căn cứ tin cậy khi nghiên cứu ban hành các quyết định quản lý, truyền đạt đầy đủ, chính xác đến mọi đối tượng cần thiết các quyết định đã ban hành, Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và Luật pháp, lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu để điều chỉnh mọi hành vi của khách thể. Căn cứ vào nội dung văn bản để cơ quan, tổ chức và mọi công dân thực hiện các quy định của Nhà nước.

3. Chức năng pháp lý:

Là chức năng quan trọng, vì chứa đựng các luật lệ hiện hành, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức xác định những quy phạm pháp luật cần thiết cho hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.

Muốn cho văn bản có chức năng pháp lý thì việc soạn thảo, ban hành văn bản phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng hình thức, thể thức quy định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn Kiến thức chung (Trang 63)