Đạo đức làm ột hình thái ý thức xã hộ

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn Kiến thức chung (Trang 40)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

b)Đạo đức làm ột hình thái ý thức xã hộ

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, đạo đức biểu hiện dưới dạng các nguyên tắc, quy tắc, các chuẩn mực, giá trị định hướng, điều chỉnh hành vi của con người và hoạt động của xã hội. Những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực và giá trị ấy là biểu hiện những quan hệ hiện thực xác định của con người đối với nhau và đối với những hình thái cộng đồng người khác nhau: gia đình, tập thể , giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung.

Xét về mặt nhận thức, đạo đức là phản ánh của tồn tại xã hội, bị quy định bởi tồn xã hộ.Tồn tại xã hội là đời sống vật chất của xã hội, là sự sản xuất của cải vật chất của xã hội và những quan hệ của con người trong quá trình sản xuất đó. Những thời đại khác nhau, những cộng đồng người khác nhau có những hệ thống đạo đức khác nhau, do chúng có những tồn tại xã hội khác nhau. Tồn tại xã hội mà biến đổi, thì đạo đức, dù sớm hay muộn, cũng biến đổi theo.

Tuy vậy, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, đạo đức có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ở chỗ, trong quá trình hình thành và biến đổi, đạo đức mặc dù chịu sự quy định của tồn tại xã hội vẫn tuân theo những quy luật riêng vốn có của bản thân đạo đức mà trong đó, quy luật kế thừa là tiêu biểu. Chính vì tính độc lập tương đối trong sự hình thành và phát triển mà đạo đức có vai trò đối với sự vận động và phát triển của tồn tại xã hội, cũng như của các lĩnh vực xã hội khác

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn Kiến thức chung (Trang 40)