V. CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI KHÁC
a. Phạm vi công chức (ai là công chức):
Tùy theo đặc điểm lịch sử văn hóa, hệ thống chính trị, cơ cấu bộ máy Nhà nước, cơ chế quản lý kinh tế xã hội của từng nước mà phạm vi công chức mỗi nước cũng có khác nhau. Nhưng tựu chung có thể chia ra làm 3 loại sau đây:
Loại phạm vi rộng, Loại phạm vi vừa, Loại phạm vi hẹp.
Ở Việt Nam: Phạm vi công chức theo qui định của Sắc lệnh 76/SL, ngày 20/5/1950 ghi: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân cử giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ ở trong hay ngoài nước đều là công chức…”.
Theo Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 thì công chức được định nghĩa như sau:
Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương từ ngân sách.
Thuộc công chức gồm có: Những người làm việc ở các cơ quan: Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, tỉnh, huyện, quận và cấp tương đương; các Đại sứ quán của nước CHXHCNVN ở nước ngoài, các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học công, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình Nhà nước, cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát các cấp; lực lượng cảnh sát nhân dân.
Xung quanh vấn đề phạm vi công chức Việt Nam cũng còn có ý kiến khác nhau như sau:
Ý kiến thứ nhất: Phạm vi công chức của nước ta chỉ nên bao gồm những người làm việc ở các công sở hành chính mà thôi (110.000 người/triệu) mà không tính số người làm ở các tổ chức sự nghiệp.
Ý kiến thứ hai: Giữ như Nghị định 169/HĐBT nhưng trừ những viên chức làm công tác tạp vụ, phục vụ, lái xe, nhân viên bảo vệ.