V. CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI KHÁC
1. Những vấn đề chung:
Muốn xây dựng một nền hành chính thông suốt, hiệu lực hiệu quả năng động mà không có đội ngũ công chức có năng lực, có phẩm chất trong sạch, không quan liêu, không tham nhũng và tận tụy với công việc thì không thể thực hiện được. Vì vậy, công chức có vai trò quyết định trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta. Ở nước ta sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950, qui định chế độ công chức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Bộ Nội vụ đã tổ chức một kỳ thi tuyển ngạch cán sự vào năm 1951.
Sao do phải tập trung vào cuộc chiến đấu giành độc lập, sắc lệnh công chức không được tiếp tục triển khai.
Năm 1954 Sau khi giải phóng Miền bắc, chúng ta thể hiện chế độ cán bộ. Vì vậy, tuy sắc lệnh cán bộ công chức không có một văn bản nào bãi bỏ nhưng từ đó đã không được sử dụng.
Cán bộ hiện nay bao gồm tất cả những người trong biên chế Nhà nước có bậc lương cán sự 1 (hoặc trung cấp 1) trở lên, làm việc trong cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, trong các doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân.
Cán bộ được hình thành từ bầu cử, tuyển dụng, đề bạt, phân công khi tốt nghiệp.
Cán bộ khác với công nhân, sự khác nhau đó chủ yếu được xác định ở chỗ:
Ảnh hưởng trực tiếp đến lao động của cán bộ là hành vi của con người, còn ảnh hưởng trực tiếp lao động công nhân là khách thể của thế giới vật chất.
Vì vậy cán bộ có 4 đặc trưng sau đây:
1. Cán bộ được ủy thác của Nhà nước và lấy danh nghĩa của Nhà nước mà hoạt động.
2. Cán bộ có một chức vụ nào đó trong bộ máy Nhà nước nói chung. 3. Cán bộ phải qua bầu cử, tuyển dụng, đề bạt, phân công khi tốt nghiệp hoặc một trình tự thủ tục khác.
4. Cán bộ được đãi ngộ căn cứ vào chất lượng lao động của họ. Qua đó có thể rút ra mấy nhận xét sau:
a) Phạm vi cán bộ là rất rộng, từ người làm việc ở cơ quan Nhà nước đến các cơ quan của Đảng, Đoàn thể, doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang.
b) Sự hình thành đội ngũ cán bộ cũng quá rộng: từ bầu cử, đề bạt tới tuyển dụng, phân công khi tốt nghiệp ra trường.
Với khái niệm nói trên, thực tế đã không phản ánh được đặc điểm nghề nghiệp; đã đồng nhất để quản lý những đối tượng không giống nhau; trộn lẫn những nhà hoạt động chính trị chịu trách nhiệm điều khiển quyền lực Nhà nước
với các cán bộ nói chung. Do đó đã không phát huy được nhân tài mà còn làm chi hiệu suất công tác giảm.
Cũng từ đó mà dẫn đến những khó khăn trong công việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
Cán bộ lại di chuyển vị trí làm việc trong phạm vi rộng, do đó mà không có một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm trên các ngành, lĩnh vực.