Các virut thực vật

Một phần của tài liệu Di truyền học Vi sinh vật (Trang 106)

- Hỗn hợp vi khuẩ nS bị đun chết trộn với vi khuẩ nR sống đem tiêm cho chuộ t chuột

a) Bám và o; b) Xâm nhậ p; c) Sinh tổng hợp các cấu phần nhờ tế bào chủ ; d) Trưởng thành: các virion được tự ráp ; e) Làm tan tế bào, các virion thoát ra

20.7.3.1. Các virut thực vật

Các virut thực vật là một tai họa lớn cho trồng trọt vì nó làm giảm đáng kể năng suất cây trồng. Các virut thực vật có thểđược truyền theo 2 đường:

– Theo chiều ngang (Horizontal transmission) là sự lây truyền từ cây này sang cây khác.

– Theo chiều dọc (Vertical transmission) qua đường sinh sản các virut từ cây mẹđến thế hệ con.

Để xâm nhiễm tế bào thực vật, virut phải xâm nhập vách tế bào và màng sinh chất của thực vật.

Các côn trùng có thể là tác nhân truyền virut, khi chúng phá vở vách tế bào thực vật và đưa virut vào. Một cách lây nhiễm virut khác là sự tiếp xúc giữa mô bị thương tổn của cây bị nhiễm với cây không nhiễm.

Sự truyền theo chiều dọc có thể thông qua sinh sản vô tính hay hữu tính. Khi đã vào trong tế bào thực vật, các virut có thể phát tán bằng cách di chuyển theo cầu chất liên bào (plasmodesmata), các chỗ nối tế bào chất giữa các tế bào. Các virut gắn với các protein đặc hiệu giúp chúng bằng cách nào đó đi xuyên qua các lỗ hẹp của plasmodesmata.

a) Các virut ARN

Phần lớn các virut thực vật phát hiện cho đến nay, đa số có bộ gen ARN mạch đơn kiểu (+) và nhiều dạng có capsid hình que, kể cả virut đốm thuốc lá (hình 20.36 phía trên). Các protein capxomr xếp hình xoắn.

b) Các virut ADN

Các virut thực vật có bộ gen là ADN rất hiếm và chỉ gồm 2 nhóm:

– Nhóm thứ nhất là các cauliflower mosaic virut. Chúng có bộ gen là

ADN mạch kép nằm trong vỏ (capsule) đa diện (polyhedral).

– Nhóm thứ hai là các geminivirut (gemini có nghĩa sinh đôi). Chúng có đặc tính là các capsid dính thành đôi, mỗi cái chứa một phân tử ADN mạch đơn vòng tròn với khoảng 2500 nucleotit. Các bộ gen bắt cặp có thể tương tự nhau ở một số virut và khác nhau đáng kểở số khác.

c) Các viroid

Các viroid là một nhóm tác nhân gây bệnh ở thực vật, có kích thước nhỏ và cấu trúc đơn giản như virut. Chúng là những ARN mạch đơn, trần, nhỏ bé

có chiều dài chỉ vài trăm (240 - 350) nucleotit. Có sự bắt cặp mạnh giữa các bên trong phân tử ARN tạo cấu trúc kép. Các viroid không được bao trong vỏ protein, không gắn vào bộ gen tế bào chủ và sao chép không qua trung gian ADN. Một số tế bào thực vật có enzym sao chép ARN.

Các phân tử ARN của viroid bằng cách nào đó ngăn trở trao đổi chất của tế bào và làm ngừng tăng trưởng của cả thực vật. Một bệnh viroid khác làm hại đáng kểđến sản xuất hoa cúc ở Mĩ. Các viroid cũng tác hại đến khoai tây và cà chua.

Gần đây phát hiện rằng trình tự nucleotit của viroid giống với trình tự của intron của các gen Eukaryota. Người ta cho rằng có lẽ các viroid bằng cách nào đó tác động lên các hệ thống điều hòa kiểm soát các gen của tế bào.

Một phần của tài liệu Di truyền học Vi sinh vật (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)