Phân tích di truyền trong chu trình cận hữu tính

Một phần của tài liệu Di truyền học Vi sinh vật (Trang 130)

- Hỗn hợp vi khuẩ nS bị đun chết trộn với vi khuẩ nR sống đem tiêm cho chuộ t chuột

a) Bám và o; b) Xâm nhậ p; c) Sinh tổng hợp các cấu phần nhờ tế bào chủ ; d) Trưởng thành: các virion được tự ráp ; e) Làm tan tế bào, các virion thoát ra

20.8.3.4- Phân tích di truyền trong chu trình cận hữu tính

Nhiều loại nấm có sợi dinh dưỡng (vegetative hyphae) kết hợp với nhau, làm cho các nhân đơn bội từ các dòng cùng ở chung trong tế bào chất. Các thể dị nhân (heterocaryon) được tạo nên có thể tồn tại lâu dài như ở N. crassa. Sự tạo thành các thể dị nhân được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu sự tương tác giữa các gen, giữa các alen và giữa các gen của nhân với tế bào chất. Trong một số trường hợp, sự so sánh các dị hợp tử và dị nhân cho thấy sự khác nhau trong tương tác giữa các alen, có lẽ do:

– Tỉ lệ số lượng nhân và tương ứng các alen trong thể dị nhân có thể khác nhau.

– Các alen của các gen ở một nhân không được ngăn cách nhưở giữa các thể dị nhân.

Các nhân ở thể dị nhân đôi khi hợp nhau tạo nên đoạn lưỡng bội. Hơn nữa, trong quá trình chia nguyên phân tiếp theo, nhân lưỡng bội có thể chịu tác động của 2 quá trình: đơn bội hóa hoặc tái tổ hợp nguyên phân.

a) Sự đơn bội hóa

Sự đơn bội hóa (Haploidisation) diễn ra ngẫu nhiên. Nó có thể được gây tạo có hiệu quả bởi chất n–fluorphenylalanin.

Nếu như các nhân trong nhiều nguyên phân bị mất 1 nhiễm sắc thể (2n-1), thì nhân lệch bội vừa xuất hiện trở nên không ổn định và tiếp tục mất các nhiễm

sắc thể khác của một bộ đơn bội, cho đến khi trở thành nhân đơn bội (n) ổn định. Trong quá trình đó nhiễm sắc thể bị mất độc lập nhau, các gen của cùng một nhiễm sắc thể có sựliên kết hoàn toàn. Dựa vào đặc điểm này có thể xác lập sự liên kết gen dựa vào gen đánh dấu trên mỗi nhiễm sắc thể. Ví dụ, nếu có lưỡng bội dị hợp tử (AB/ab N/n) khi đơn bội hóa sẽ có các kiểu gen: (ABN), ABn, (abN) và (abn).

b) Tái tổ hợp trong nguyên phân

Tái tổ hợp nguyên phân (Mitotic recombination) là hiện tượng thường gặp ở nhiều sinh vật , khi xảy ra trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong nguyên phân (hình 20.63).

Trong trường hợp này, khoảng cách của gen đánh dấu xa tâm động nhất, sựđồng hợp tử hóa thường xảy ra hơn cả (được coi là 100%) và sự phân bố các gen được tính theo công thức:

D = Nab

Nb .100% D biểu thị khoảng cách của gen đến tâm động. Nb - tổng số các dạng phân li, đồng hợp tử theo b.

Nab - số các dạng phân li đồng hợp cả a và b, nếu như b là gen đánh dấu xa tâm động nhất.

Bản đồ liên kết gen được xây dựng bằng tái tổ hợp giảm phân và tái tổ hợp nguyên phân (trong chu trình cận hữu tính) có thứ tự gen xếp giống nhau ở Aspergillus nidulans.

Hình 20.63. Trao đổi chéo nguyên phân (Mitotic crossing-over) ởđon a-b. a) Trong tứ dị hợp tử theo các gen liên kết , khi alen lặn c (cần được xác định vị trí) nằm trên đoạn tương đồng được đánh dấu.

Một phần của tài liệu Di truyền học Vi sinh vật (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)