Nấm sợi Neurospora crassa

Một phần của tài liệu Di truyền học Vi sinh vật (Trang 121)

- Hỗn hợp vi khuẩ nS bị đun chết trộn với vi khuẩ nR sống đem tiêm cho chuộ t chuột

a) Bám và o; b) Xâm nhậ p; c) Sinh tổng hợp các cấu phần nhờ tế bào chủ ; d) Trưởng thành: các virion được tự ráp ; e) Làm tan tế bào, các virion thoát ra

20.8.2- Nấm sợi Neurospora crassa

a) Các đặc tính sinh học

Giống với vi khuẩn và nấm men, nấm sợi này có thể nuôi trên môi trường dịch thể hay đặc và tạo khuẩn lạc trên môi trường thạch. Nó thể hiện các tính chất điển hình của Eukaryotagiống như nấm men: bộ gen gồm nhiều nhiễm sắc thể, bào tử túi có trạng thái đơn bội (n) và hợp tử lưỡng bội (2n), sinh sản vô tính qua chu trình nguyên phân (mitotic cycle), sinh sản hữu tính qua giảm phân và có ty thể với bộ gen ADN nhỏ. Nấm thường mọc trên bánh mỳ cũ và có màu vàng tươi (hình 20.59):

Hình 20.59- Nm si Neurospora crassa dưới kính hin vi quang hc

Sợi nấm phân đoạn có chứa nhiều nhân đơn bội. Có hai kiểu giới tính được điều khiển bởi một căp alen A a. Sinh sản hữu tính chỉ thực hiện khi có sự kết hợp của các tế bào khác alen (hình 20.60). Như hình vẽ mô tả khi

bào tử đính a rơi trên tiền quả thể dạng chai (protoperithecium). Các cơ quan sinh dục cái hay A rơi lên tiền quả thể a thì sự thụ tinh sẽ được xảy ra. Lúc đầu hai nhân đơn bội A a tồn tại song song và chia đồng thời. Sau đó xảy ra sự hợp nhântiền quả thể dạng chai biến thành quả thể dạng chai (perithecium). Mỗi hợp tử lưỡng bội 2n tạo thành một tế bào kéo dài gọi là

lại chia nguyên nhiễm một lần nữa tạo thành 8 nhân của 8 bào tử nang hay

bào tử túi (ascospores).

Hình 20.60. Chu trình sng ca nm si Neurospora crassa

Một đặc điểm độc đáo của Neurospora crassa là các sản phẩm của giảm phân, 8 nang bào tử xếp thẳng hàng trong nang. Nhờ vậy, qua phân tích bộ bốn (tetrade analysis) nghiên cứu hàng loạt các cơ chế di truyền như trao

đổi chéo, gen chuyển biến (conversion), tái cấu trúc nhiễm sắc thể

(chromoxom rearrangement), sự không chia ly trong giảm phân (meiotic nondisjunction) sự kiểm soát di truyền đối với giảm phân. Các Nhiễm sắc thể tuy nhỏ, nhưng có thể nhìn thấy dễ dàng.

N. crassa đạt kỹ lục về tốc độ tăng trưởng trong các loài nấm: mỗi sợi nấm (hypha) mọc dài ra hơn 10 cm/ngày. Sự tăng trưởng nhanh đó kết hợp với chu trình đơn bội và khả năng mọc trên các môi trường nuôi cấy có thành phần xác định làm cho nó thành một đối tượng rất thuận tiện cho nghiên cứu

di truyền hóa sinh (biochemical gentics). Trên thực tế, nó nổi tiếng với sự ra đời giả thuyết một gen - một enzym.

b)Các dữ liệu di truyền học của Neurospora crassa:

– Kích thước bộ gen (Genome size): 43 Mb – Nhiễm sắc thể: 7 Nhiễm sắc thể thường (n = 7) – Số lượng gen: 10.000

– Phần trăm gen tương đồng với người: 6 %

– Kích thước trung bình của gen: 1,7 kb, 1, 7 intron/gen – Các transposon: rất hiếm

– Kết thúc giải ký tự chuỗi: 2003

c) Phân tích di truyền

Khi nuôi chung 2 loại sợi tơ nấm có kiểu bắt cặp đối ngược nhau là A

a dễ dàng nhận được các nang bào tử lai. Mặc dù ở Neurospora crassa

không nhận được các sợi tơ lưỡng bội điển hình (nhân 2n), nhưng sự phối hợp 2 loại tơ tạo ra thể dị nhân (heterokaryon), mà trong đó 2 nhân đơn bội khác nhau cùng tồn tại song song trong tế bào chất. Nhờ vậy có thể tiến hành phân tích tái tổ hợp và bổ trợ. Ngoài ra, có các kỹ thuật biến đổi di truyền

sau:

Gây đột biến (Mutagensis):

– Hóa chất và chiếu xạ: đột biến xoma ngẫu nhiên. – Dùng transposon: không.

Chuyn gen (Transgensis):

– Biến nạp qua trung gian plasmid (Plasmid-mediated transformation): xen đoạn ngẫu nhiên (Random insertion).

Làm im lng gen mc tiêu (Targeted gen knockout):

– RIP: các đột biến GC –> AT trong các đoạn tăng đôi chuyển gen trước khi lai.

– Ức chế (Quelling): bất hoạt xoma sau phiên mã các gen được chuyển vào (Xomatic posttranscriptional inactivation of transgens).

d) Kỹ thuật di truyền:

Biến nạp đầu tiên trên Eukaryota đã được thực hiện ở Neurospora crassa. Ngày nay, nó dễ dàng chấp nhận nhiều vector plasmid mang các gen mong muốn. Không có plasmid nào tái bản trong Neurospora, và như vậy các gen chuyển vào phải được chèn vào nhiễm sắc thể mới có sự di truyền ổn định.

e) Các đóng góp

– Di truyền sinh hóa và trao. đổi chất. – Di truyền học của giảm phân. – Di truyền ty thể.

– Đóng góp khác: sự đa dạng các loài nấm và thích nghi (adaptation), di truyền tế bào (cytogentics), các gen kiểu bắt cặp, các gen phối hợp thể dị nhân (heterokaryon-compatibility gens).

Một phần của tài liệu Di truyền học Vi sinh vật (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)