Đổi mới và hoàn thiện lập kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 106)

Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo

- Đổi mới phƣơng pháp lập kế hoạch, dự toán và kế hoạch vốn cho cả chƣơng trình và cho từng dự án, nhằm khắc phục tình trạng dàn trải, tùy tiện trong phân bổ, điều chỉnh phân bổ, bổ sung dự toán kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN. Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN là biện pháp cải tiến trong công tác lập kế hoạch NSNN. Công tác lập kế hoạch NS phải vừa đảm bảo đƣợc tính hợp lý, công bằng, hiệu quả vừa đảm bảo nâng cao chất lƣợng giáo dục của các tỉnh/thành phố. Do vậy cần phải hƣớng tới việc thực hiện công tác quản lý NSNN theo hƣớng

(i) Lập ngân sách cho Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn:

Việc lập ngân sách cần phải đặt trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm thiết lập kỷ luật tài chính tổng thể đồng thời xác định những ƣu tiên mang tính chiến lƣợc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và cuối cùng là phân bổ có hiệu quả nguồn lực có hạn từ NSNN cho hoạt động giáo dục. Muốn vậy, cần phải tăng cƣờng năng lực của các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là khả năng dự báo khi

97

phân bổ NS. Tăng cƣờng kỷ luật NS và tính minh bạch cũng nhƣ trách nhiệm trong chi tiêu NSNN và tăng cƣờng chất lƣợng thông tin NS, tính rõ ràng của mục tiêu chính sách. Hƣớng sự tập trung công tác lập NS vào thời kỳ trung hạn chứ không chỉ một năm NS hiện hành.

(ii) Tăng cƣờng công tác lập kế hoạch có sự tham gia và phân bổ vốn theo kết quả

Khi đã thay đổi quy trình lập NS theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn thì phƣơng thức quản lý NS cũng cần thay đổi cho phù hợp. Quản lý NS sẽ phải đổi mới dựa vào cách tiếp cận thông tin đầu ra qua đó giúp cho việc phân bổ và sử dụng NSNN hiệu quả và có hiệu lực hơn.

- Đối với công tác lập kế hoạch ngân sách hàng năm thực hiện Chƣơng trình, cần có quy định rõ ràng về quy trình lập kế hoạch với sự tham gia của các ban ngành ở các cấp từ trung ƣơng tới cơ sở và của cộng đồng. Theo đó:

+ Công tác lập kế hoạch chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo cần đƣợc thực hiện nhƣ một bộ phận của lập kế hoạch phát triển của ngành giáo dục. Chính sách chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo cần quy định rằng mục tiêu của những dự án đóng góp cho chƣơng trình phải thể hiện giá trị đột phá, giải quyết đƣợc những khoảng trống hay khai thông những ách tắc chủ chốt mà những chƣơng trình khác để lại. Từ đó, các mục tiêu cụ thể trong kế hoạch của chƣơng trình phải thể hiện đƣợc tác động trung gian của từng dự án hợp phần đóng góp cho việc đạt đƣợc mục đích chung của chƣơng trình.

+ Các dự án hay hoạt động của Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo phải đƣợc thiết kế theo mục đích, mục tiêu, kết quả cần đạt, chỉ số theo dõi và nguồn lực rõ ràng và có tính logic đảm bảo đạt đƣợc các kết quả về tác động mong đợi theo mục tiêu tổng quát của chƣơng trình.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)