Kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 50)

nước thực hiện Chương trình mục tiêu về Y tế.

Trung Quốc là nƣớc láng giềng và cũng là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Thành tựu của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ... rất đáng để nhiều nƣớc phải học tập. Y tế là một trong những lĩnh vực đáng để quan tâm, học tập kinh nghiệm.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu khái quát về quản lý chi NSNN cho lĩnh vực y tế của Trung Quốc cho thấy một số kinh nghiệm nhƣ sau:

41

- Trƣớc hết phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của sự nghiệp và trần ngân sách: Để thực hiện quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra, vấn đề xác định mục tiêu, nhiệm vụ đối với các hoạt động của các đơn vị sử dụng NSNN là công việc cần thiết phải thực hiện. Việc xác định mục tiêu nhiệm vụ của các đơn vị đó cần đƣợc xây dựng, xác định trong mối quan hệ ở các cấp độ:

- Xác định mục tiêu chiến lƣợc chung của quốc gia: Trên cơ sở Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, các bộ, ngành TW cần xây dựng đƣợc các mục tiêu đó cần đƣợc xây dựng cho cả kế hoạch dài hạn 10- 15 năm, trên cơ sở tổng hợp kết quả xây dựng các mục tiêu cụ thể của các địa phƣơng, các bộ, các ngành có liên quan. Các mục tiêu đó cần đƣợc cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, các chƣơng trình (bao gồm tập hợp các hoạt động cụ thể); đồng thời xác định rõ nội dung phân cấp đảm bảo nguyên tắc rõ việc, rõ trách nhiệm, mỗi chƣơng trình, hoạt động chỉ có một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì, gắn liền giữa quản lý nhiệm vụ, công việc với quản lý tài chính.

Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ đó để làm cơ sở tính toán, xác định trần ngân sách của từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp trong một khuôn khổ tài chính vĩ mô. Dự toán ngân sách cần đƣợc tính toán đầy đủ cả kinh phí chi thƣờng xuyên, chi không thƣờng xuyên và cả kinh phí các chƣơng trình mục tiêu.

- Xác định mục tiêu chiến lƣợc của các địa phƣơng: Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển KT-XH của từng địa phƣơng, cần tiến hành xây dựng các mục tiêu chiến lƣợc cụ thể cho địa phƣơng mình, đây là cơ sở bƣớc đầu rất quan trọng để các bộ, ngành Trung ƣơng xây dựng chiến lƣợc của các ngành.

Căn cứ vào mục tiêu chiến lƣợc chung của đất nƣớc theo các lĩnh vực, đã đƣợc các bộ ngành Trung ƣơng xây dựng và phân công, phân cấp cho địa phƣơng để xây dựng các chƣơng trình, hoạt động cụ thể phù hợp với đặc thù của địa phƣơng. Các mục tiêu, chiến lƣợc nhiệm vụ của địa phƣơng sẽ phải cụ

42

thể hóa, đầy đủ theo các ngành, các lĩnh vực; Đồng thời cũng phải xác định đƣợc trần ngân sách của địa phƣơng cho các chƣơng trình hoạt động cụ thể.

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc Để xác định đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ của từng đơn vị, cơ quan chủ quan (bộ, ngành, UBND) căn cứ vào chức năng của các đơn vị đó để giao nhiệm vụ cụ thể, nhằm thực hiện tốt các chƣơng trình, hoạt động đề ra.

Trên cơ sở các nhiệm vụ đã giao cho đơn vị, căn cứ vào trần ngân sách của bộ, ngành, địa phƣơng; Các đơn vị cần tính toán kinh phí trình cấp chủ quản giao dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, bao gồm: chi thƣờng xuyên, không thƣờng xuyên, chi đầu tƣ, cũng nhƣ kinh phí cho các chƣơng trình mục tiêu. Việc xác định dự toán kinh phí cần tính toán cụ thể theo các kết quả đầu ra dự kiến.

Căn cứ vào dự toán và kết quả đầu ra (số lƣợng, chất lƣợng, thời hạn cung cấp dịch vụ ...) theo cam kết của đơn vị, cơ quan tài chính thực hiện việc cấp phát và thanh toán kinh phí cho đơn vị.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá: Để đánh giá đƣợc hiệu quả chi ngân sách theo kết quả đầu ra, vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng các chỉ số, tiêu chí để đo lƣờng, đánh giá đƣợc kết quả. Vấn đề này cần phân rõ theo 2 nhóm:

Nhóm 1: Đối với các cơ quan quản lý (bộ, ngành, Trung ƣơng, các địa phƣơng), cần xây dựng các chỉ số để đo lƣờng, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc, chƣơng trình ...các bộ, ngành trung ƣơng, các địa phƣơng phải tự xây dựng các chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách, hiệu quả tác động tới kinh tế- xã hội.

Nhóm 2: Đối với các đơn vị trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao cần xây dựng các chỉ tiêu cụ thể về số lƣợng, chất lƣợng, thời hạn cung cấp dịch vụ ... theo cam kết. Các chỉ tiêu này cần đƣợc đối chiếu, so sánh với các

43 tiêu chuẩn chung của ngành, địa phƣơng.

- Tổ chức hệ thống kiểm tra giám sát

Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra chỉ thực sự có hiệu quả nếu thực hiện tốt vấn đề kiểm tra, giám sát và đánh giá.Việc này phải đồng thời thực hiện ở cả hai cấp độ:

Đánh giá từ bên trong: Việc đánh giá sẽ do các bộ, ngành, địa phƣơng và các đơn vị sử dụng NSNN tự thực hiện, các kết quả đầu ra của đơn vị sẽ đƣợc đo lƣờng cụ thể bằng các chỉ số đo đơn vị xây dựng.

Đánh giá từ bên ngoài: theo cơ cấu phân cấp quản lý, việc đánh giá sẽ do các cơ quan quản lý (cấp trên) đánh giá đối với cơ quan đơn vị cấp dƣới; Các cơ quan chức năng nhƣ cơ quan tài chính, Kiểm toán nhà nƣớc, cơ quan thanh tra, các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp, ngƣời đƣợc cung cấp, sử dụng hàng hóa dịch vụ công... sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Các chỉ số đánh giá này sẽ do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (hoặc các tổ chức đƣợc ủy quyền) ban hành phù hợp theo đặc điểm hoạt động của các ngành, lĩnh vực, các địa phƣơng.

44

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CHƢƠNG TRÌNH MTQG VỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

2.1. Nguồn chi ngân sách nhà nƣớc cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo giai đoạn 2005-2015

2.1.1. Tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo

Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại các quyết định:

(1) Quyết định số 26/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2005.

(2) Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010.

(3) Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 – 2015

Mục tiêu chung của Chƣơng trình mục tiêu quốc về giáo dục đào tạo:

Giai đoạn 2001-2005:

Tạo bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng giáo dục, đƣa nền giáo dục nƣớc ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nƣớc phát triển trong khu vực, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, của từng vùng, từng địa phƣơng.

Đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình giáo dục các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục.

45

Nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở, đến năm 2005 hoàn thành mục tiêu này ở 30 tỉnh, thành phố.

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010, trong đó đến năm 2005 đạt 30%; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực về cấp bậc trình độ đào tạo, ngành nghề và cơ cấu lãnh thổ phù hợp với yêu cầu thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc; đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đƣa tin học vào trong nhà trƣờng.

Giai đoạn 2006-2010: [31]

Mục tiêu của Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo đến năm 2010 là hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về giáo dục và đào tạo và hoàn thành những nhiệm vụ đề ra trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010, góp phần tạo điều kiện để giáo dục tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng và cả nƣớc.

Nội dung chính của Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo đƣợc thể hiện bằng 7 dự án thành phần. Tuy nhiên, nội dung của từng dự án có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

- Hỗ trợ 32 tỉnh khó khăn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở ở 64 tỉnh, thành phố vào năm 2010.

46

- Hoàn thành việc đổi mới chƣơng trình và thay sách giáo khoa mới đại trà ở giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên theo yêu cầu của Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X; hoàn thiện bộ chƣơng trình và tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non; xây dựng 100 chƣơng trình ở trung cấp chuyên nghiệp và 250 chƣơng trình khung đại học, cao đẳng; xây dựng 1.000 giáo trình điện tử đại học, cao đẳng, soạn thảo và xuất bản sách giáo khoa, sách giáo viên cho một số tiếng dân tộc thiểu số, hoàn thiện chuẩn kiến thức, kỹ năng ở 3 cấp học phổ thông làm căn cứ cho việc thực hiện đánh giá chất lƣợng.

- Thực hiện Chƣơng trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), ƣu tiên đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp phần mềm, đẩy mạnh giảng dạy, ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Đầu tƣ cho một số khoa CNTT thuộc các trƣờng đầu ngành để đạt chất lƣợng đào tạo tiên tiến trong khu vực. Tăng cƣờng phòng máy tính, nối mạng Internet, tuyển chọn phần mềm giáo dục phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học các môn học trong các cơ sở giáo dục đào tạo.

- Bồi dƣỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đến năm 2010 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 40% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên, 50% giáo viên THCS có trình độ đại học và 10% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên cho tất cả các trƣờng (khoa) sƣ phạm, trƣờng cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đến năm 2010 đạt tỷ lệ 40% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ.

- Tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất cho 48 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh theo hƣớng chuẩn hóa (có đủ nhà học, phòng bộ môn,

47

ký túc xá, nhà đa năng, nhà ăn, phòng hƣớng nghiệp ...). Hỗ trợ xây dựng nhà ở, nhà bếp và các trang thiết bị thiết yếu cho việc tổ chức đời sống nội trú cho gần 900 trƣờng phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), nhằm tạo thêm các điều kiện để phổ cập vững chắc tiểu học và THCS. Cung cấp trang thiết bị, tài liệu, phƣơng tiện nghe nhìn, đồ dùng dạy học cho các trƣờng PTDTNT nhằm thực hiện đổi mới nội dung chƣơng trình giáo dục, thực hiện giáo dục hƣớng nghiệp dạy nghề và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 14.000 phòng học để thực hiện mức chất lƣợng tối thiểu ở tiểu học, tạo điều kiện mở rộng số trƣờng tiểu học và THCS học 2 buổi/ngày, thu hút tối đa trẻ 5 tuổi tới trƣờng mầm non, mẫu giáo trƣớc khi vào lớp 1; tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu nâng cao chất lƣợng cho tất cả các cấp học, trƣớc hết là xây dựng thƣ viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn và mua sắm thiết bị dạy học; hỗ trợ xây dựng phòng làm việc cho giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng, bảo đảm đến năm 2010 có đủ chỗ làm việc cho giáo sƣ và phó giáo sƣ tại trƣờng.

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, kiểm định viên dạy nghề, đánh giá viên dạy nghề; phát triển chƣơng trình dạy nghề, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ngân hàng đề thi, hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng dạy nghề; hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thƣờng xuyên cho đối tƣợng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số và ngƣời tàn tật; thực hiện thí điểm dạy nghề theo cơ chế đặt hàng.

Giai đoạn 2012 – 2015:[32]

Mục tiêu của Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo đến năm 2015 "Hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về giáo dục và đào tạ và hoàn thành những nhiệm vụ đề ra trong chiến lƣợc phát

48

triển giáo dục 2001-2010, góp phần tạo điều kiện để giáo dục tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng và cả nƣớc."

Nội dung chính của Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo đƣợc thể hiện bằng 4 dự án thành phần với mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

+ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ em 5 tuổi đƣợc đến lớp để chăm sóc, giáo dục 2 buổi ngày và đủ 1 năm học, chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1: 95% số trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đƣợc đến trƣờng và học 2 buổi/ngày theo chƣơng trình giáo dục mầm non mới; nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non 5 tuổi; 99% trở lên trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non đƣợc học Chƣơng trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1; đƣa số tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi lên 90% (57 tỉnh) năm 2013 và 100% (63/63 tỉnh) năm 2015;

+ Xóa mù chữ và chống tái mù chữ trong độ tuổi, góp phần hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã ký kết và Chỉ thị số 10-CT/TƢ của Bộ Chính trị: Tỉ lệ ngƣời biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt 96%, trong độ tuổi 15-35 đạt 98%; 99% trở lên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đƣợc tiếp cận với giáo dục, đƣợc đến trƣờng học và hƣởng chế độ giáo dục;

+ Củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở: Phấn đấu 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và 40% số tỉnh đạt mức độ 2; phấn đấu 50% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở với tỷ lệ đạt chuẩn trên 90%; đổi mới phƣơng pháp dạy các lớp phổ

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)