Định hướng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 102)

hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trƣờng, bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tƣợng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nƣớc.

3.1.2. Định hướng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo giáo dục đào tạo

Các mục tiêu ƣu tiên của Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 [32] bao gồm:

- Thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi, duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, thực hiện phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.

- Hỗ trợ học sinh ngƣời dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng khó khăn có điều kiện đến trƣờng.

- Nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các cấp học, bậc học thông qua việc đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, hoàn thiện chƣơng trình và tài liệu phục vụ học tập.

93

- Tăng cƣờng dạy nghề và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Củng cố và tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học. Chƣơng trình gồm 5 dự án thành phần nhƣ sau:

- Dự án 1: Hỗ trợ phổ cập mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, củng cố và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục trung học cơ sở và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học.

- Dự án 2: Tăng cƣờng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Dự án 3: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn; hỗ trợ cơ sở vật chất trƣờng chuyên, trƣờng sƣ phạm.

- Dự án 4: Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chƣơng trình và giám sát, đánh gí thực hiện Chƣơng trình

3.1.3. Định hướng chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo

- Nguồn kinh phí thực hiện Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo là 20.270 tỷ đồng [32]. Trong đó:

+ Ngân sách trung ƣơng: 16.420 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 2.080 tỷ đồng; + Ngân sách địa phƣơng và huy động cộng đồng là: 1.770 tỷ đồng.

Quan điểm đổi mới cơ chế quản lý, điều hành Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cho Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo trong thời gian tới nhƣ sau:

- Xác định rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phƣơng thức quản lý theo Chƣơng trình MTQG trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, làm căn cứ xác định cơ chế kế hoạch hóa cấp vĩ mô và vi mô, đảm bảo tập trung ƣu tiên xử lý những vấn đề gay cấn, nổi cộm hƣớng vào kết quả. Cũng

94

từ định hƣớng này để xác định rõ mối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng trong công tác kế hoạch hóa, điều hành, quản lý kinh phí Chƣơng trình MTQG.

- Cụ thể hóa hơn vai trò của cộng đồng, đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở trong tham gia xây dựng, theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch về Chƣơng trình MTQG; tăng cƣờng tính minh bạch các chỉ tiêu tài chính tƣơng ứng với các hoạt động của Chƣơng trình, dự án.

- Làm rõ kinh phí cho công tác quản lý Chƣơng trình MTQG.

- Xây dựng mô hình, cơ chế theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chƣơng trình MTQG.

- Xây dựng chế tài xử lý những vi phạm.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)