Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 44)

Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo

- Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi NSNN.

Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nƣớc nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN cho Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo sẽ có tác dụng công tác quản quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi NSNN ở địa phƣơng.

Môi trƣờng pháp lý là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn tới quản lý chi NSNN cho Chƣơng trình MTQG về giáo dục và đào tạo. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng quản lý và điều hành ngân sách nhà nƣớc của các cấp khi thực hiện Chƣơng trình. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nƣớc đƣợc chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó Cơ chế phân cấp quản lý chi NSNN cho Chương trình có tác động không nhỏ tới công tác quản chi NSNN đối với Chương trình. Theo đó,mục tiêu của phân cấp quản lý chi NSNN là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nƣớc các cấp trong việc quản lý,

35

điều hành các nhiệm vụ chi của ngân sách, gắn các hoạt động ngân sách với các hoạt động kinh tế-xã hội. Hiện nay, quản lý chi NSNN cho Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo đƣợc phân cấp cho địa phƣơng và các bộ ngành nhằm tạo điều kiện cho cơ quan thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia trong việc điều hành kinh phí NSNN, phân bổ vả sử dụng nguồn kinh phí đƣợc giao có hiệu quả để thực hiện và giải quyết các vấn đề cấp bách của ngành và địa phƣơng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.. Tuy nhiên, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng công tác quản lý chi NSNN. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải đƣợc tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng nhƣ từng cá nhân có liên quan biết đƣợc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc đƣợc tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý chi NSNN cho Chƣơng trình. Thực tế phân cấp cũng cho thấy: càng phân cấp mạnh hơn cho chính quyền cấp dƣới thì việc tổng hợp số liệu, báo cáo của các cơ quan cấp trên lại rất khó khăn do phải tổng hợp từ các đơn vị cấp dƣới nên mất nhiều thời gian, số liệu thƣờng thiếu chính xác…

- Khả năng về nguồn lực tài chính công

Dự toán về chi NSNN cho Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo đƣợc lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn lực tài chính công huy động đƣợc, tức là căn cứ vào thực tiễn cân đối ngân sách của trung ƣơng và địa phƣơng. Do vậy, khi mục tiêu của Chƣơng trình đề ra cần phải tính tới và gắn với giải pháp về huy động nguồn lực để thực hiện chƣơng trình. Việc đảm bảo về khả năng cân đối nguồn lực sẽ góp phần giúp cho việc thực hiện Chƣơng trình MTQG có hiệu quả và đạt mục tiêu đƣợc cấp có thẩm quyề

36

giao. Đồng thời cân đối về nguồn lực tài chính sẽ đảm bảo việc quản lý chi NSNN không vƣợt quá định mức, kinh phí đƣợc cấp có thẩm quyền giao.

- Công tác lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán

Tuân thủ quy định về công tác lập kế hoạch, phẩn bổ vốn và giao dự toán là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc quản lý chi NNSN cho Chƣơng trình MTQG về giao dục đào tạo. Trong quá trình lập kế hoạch đòi hỏi các cơ quan thực hiện Chƣơng trìn phải tuân thủ đúng các quy định, yêu cầu trong công tác lập kế hoạch, phẩn bổ vốn và giao dự toán. Theo đó cơ quan thực hiện Chƣơng trình phải thực hiện việc xây dựng dự toán theo đúng hƣớng dẫn, gắn chặt giữa mục tiêu xây dựng với giải pháp về nguồn lực; trong việc phân bổ vồn và phân giao kế hoạch phải tuân thủ nguyên tắc phân bổ theo định mức chi tiêu phân bổ đƣợc xây dựng, phân bổ đúng đối tƣợng, đúng tiêu chí phân bổ. Việc phân bổ vốn phải đảm bảo đến đúng đối tƣợng, trách dàn trải lãng phí, theo đúng yêu cầu quy định của pháp luật trong quản lý về đầu tƣ xây dựng cơ bản. Việc giao vốn phải tuân về thời gian theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nƣớc.

- Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN.

Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lƣợc trong hoạt động ngân sách; đƣa ra đƣợc các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng nhƣ giữa các khâu. Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công ở trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng. Nếu năng lực của ngƣời lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lƣợc không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng

37

chi vƣợt quá thu, chi đầu tƣ giàn trải, phân bổ chi thƣờng xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy đƣợc sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

Ngoài ra, đối với ngƣời lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phƣơng, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thƣờng pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể đƣợc coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả nhƣ thất thoát, lãng phí, tham nhũng,…

Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN cho Chƣơng trình là yếu tố quyết định đến hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu đƣợc sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tƣợng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát đƣợc toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức nhƣ đòi hối lộ, đƣa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hƣởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành chi NSNN cho Chương trình. Đây là nhân tố có tính hƣớng dẫn, định hƣớng đối với việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhất là cơ quan kế hoạch và đầu tƣ, quản lý tài chính, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo cần đảm bảo đƣợc sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng nhằm nâng cao vai trò, hiệu lực và hiệu quả

38

của quản lý Nhà nƣớc trong quá trình quản lý chi NSNN cho Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo

- Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN

Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phƣơng và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phƣơng: hoạt động quản lý chi NSNN đƣợc triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lƣợng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý đƣợc bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lƣợng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phƣơng.

- Công nghệ quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu đƣợc của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN ở địa phƣơng sẽ giúp tiết kiệm đƣợc thời gian xử lý công việc, đảm bảo đƣợc tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSNN hiện đại trên địa bàn địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 44)