Các nhân tố ảnh hưởng đến xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 42)

1.2.5.1. Xu hướng xã hội hóa đầu tư phát triển dịch vụ công ích đô thị

Khi đô thị càng phát triển thì mức sống ngƣời dân càng đƣợc nâng cao, nhu cầu về dịch vụ công ích càng rộng lớn và đa dạng đến mức ngân sách đô thị

34

không đáp ứng nổi, khiến chính quyền đô thị phải tìm cách thu phí đối với các dịch vụ ít nhiều có tính hàng hóa công cộng không thuần túy nhƣ cấp nƣớc, giáo dục, y tế, dù rằng phí đó chƣa bù đắp đủ giá thành và chính quyền vẫn phải trợ cấp, nhƣng tuy nhiên cũng chia sẻ gánh nặng cho ngân sách.

1.2.5.2. Quan điểm và chính sách của nhà nước

Chủ chƣơng xã hội hóa dịch vụ công ở nƣớc ta bắt nguồn từ nửa cuối những năm 90 của thế kỷ trƣớc. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã khẳng định : “Thực hiện phương châm xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đinh, giáo dục và các mặt xã hội khác, hướng vào nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và

thể lực của nhân dân” Chủ chƣơng này tiếp tục đƣợc khẳng định tại Văn kiện Đại

hội lần thứ IX của Đảng, tại một số Nghị quyết hội nghị trung ƣơng Đảng tại Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ và đƣợc cụ thể hóa tại nhiều văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, đáng chú ý là:

- Chủ chƣơng khuyến khích xã hội hóa một số lĩnh vực công ích trong Nghị định 93/2001/NĐ-CP về phân cấp một số lĩnh vực quản lý cho Tp Hồ Chí Minh (Điều 8).

- Chỉ thị số 37/2001/CT-UB ngày 25/12/2001 của UBND Tp Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ.

- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng; Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.

- Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Tổ chức đấu thầu trong Đầu tƣ và xây dựng.

35

- Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều trong NĐ 88/1999/NĐ-CP.

- Quyết định 104/2000/CP ngày 25/08/2000 của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

- Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) số 03/1998/QH10. - Nghị định số 07-1998/NĐ-CP ngày 15/01/1998 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi).

- Nghị định 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hợp tác xã đều đƣợc tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo các phƣơng thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch. Theo Nghị định này, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hợp tác xã tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì “được Nhà nước

thanh toán theo giá hoặc phí đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận” và

được hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ

công ích theo quy định của Nhà nước.

- Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng.

1.2.5.3. Số lượng các tổ chức sẵn sàng tham gia cung cấp dịch vụ công cộng đô thị

Các doanh nghiệp nhà nƣớc hiện nay đang cung cấp dịch vụ và thời gian tới sẽ đƣợc cổ phần hóa thì các doanh nghiệp tiếp tục đóng vai trò lớn trong việc tham gia cung cấp dịch vụ nhờ yếu tố kinh nghiệm, năng lực nhân sự,…

36

Các Hợp tác xã dịch vụ thu gom rác, các “đƣờng dây thu gom rác thải rắn”,… hiện đang hoạt động nhƣng nhìn chung có quy mô nhỏ hiện đang chịu sự quản lý của các Ủy ban nhân dân Phƣờng, Xã và chính quyền cần có cơ chế hỗ trợ, tăng khuôn khổ pháp lý, tăng cƣờng giám sát chất lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng loại hình cung cấp này để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân.

Các doanh nghiệp hiện đang là nhà cung cấp về dây chuyền công nghệ, kỹ thuật ở trong nƣớc ở các lĩnh vực này, họ là những ngƣời rất hiểu về cung cấp dịch vụ công cộng nên nếu có một cơ chế thích hợp thì họ sẽ là những doanh nghiệp đầu tiên luôn sẵn sàng tham gia cạnh tranh cung ứng dịch vụ.

Các doanh nghiệp, tổ chức ở nƣớc ngoài: đây là các doanh nghiệp nhiều tiềm năng, có quy trình tổ chức ở mức cao, lợi thế về mặt khoa học công nghệ.

1.2.5.4. Nhu cầu và quy mô sử dụng dịch vụ công cộng đô thị

Việc xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tạo điều kiện cho nhà nƣớc chuyển bớt chức năng cung ứng dịch vụ sang khu vực ngoài nhà nƣớc làm cho Nhà nƣớc có thể tập trung nhiều hơn vào chức năng quan trọng và cơ bản nhất của mình là quản lý Nhà nƣớc, theo đó Nhà tăng cƣờng vai trò quản lý vĩ mô, điều tiết xã hội thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô khác, các hình thức chuyển giao gồm :

- Nhà nƣớc tiến hành cổ phần hóa, bán toàn bộ hoặc mô ̣t phần vốn của Nhà nƣớc cho tƣ nhân hoặc tập thể, cá nhân.

- Nhà nƣớc bán một phần cổ phần của doanh nghiệp Nhà nƣớc ra ngoài xã hội.

- Nhà nƣớc cho thuê doanh nghiệp đối với tƣ nhân hoặc tập thể. - Nhà nƣớc khoán kinh doanh cho tƣ nhân hoặc tập thể.

37

- Ký hợp đồng hoặc đơn đặt hàng với các doanh nghiệp hoặc tổ chức trong việc cung ứng dịch vụ công theo yêu cầu của Nhà nƣớc.

- Cho phép các hoanh nghiệp hoặc tổ chức tƣ nhân tham gia vào các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công và chịu sự quản lý của Nhà nƣớc bằng các luật lê ̣ và quy chế.

- Nhà nƣớc huy động kinh phí đóng góp của nhân dân, phát huy trí sáng tạo và công sức đóng góp của nhân dân vào hoạt động chung, sử dụng kinh nghiệm quản lý của tƣ nhân.

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)