Sự hình thành quan điểm xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 33)

Ở Việt Nam, các hoạt động do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện, cung cấp cho các nhu cầu thiết yếu của xã hội, của cộng đồng dân cƣ: giao thông, quét rác, vận chuyển rác, xử lý rác, cung cấp nƣớc sạch, trồng và chăm sóc cây xanh…Lâu nay đƣợc nhìn nhận nhƣ là trách nhiệm đƣơng nhiên của Nhà nƣớc và Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất thực hiện các hoạt động trên và đƣơng nhiên đƣợc xã hội công nhận và tin tƣởng.

Từ những năm 1986, khi Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam bắt đầu chủ chƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, hàng loạt vấn đề liên quan đến vai trò của nhà nƣớc, cách thức đổi với các tổ chức hoạt động của nền hành chính, mối quan hệ giữa nhà nƣớc với các tổ chức, các thành phần kinh tế và công dân trong xã hội đang đƣợc xem xét, tiếp cận lại theo nguyên tắc mới cho phù hợp với đặc điểm và nguyên tắc vận hành mới. Khái niệm dịch vụ công xuất hiện nhƣ là một cách tiếp cận lạo về các hoạt động do Nhà nƣớc thực hiện thông qua bộ máy các cơ quan công quyền và các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong bối cảnh mới; đặc biệt là bối cảnh khi đất nƣớc ta gia nhập tổ chức thƣơng mại quốc tế WTO từ năm 2007 đến nay; vận hành theo nguyên tắc thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc có tác động của lộ trình thực hiện các cam kết, định chế quốc tế mà Việt Nam tham gia trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm “Dịch vụ công”, song tựu chung các định nghĩa về dịch vụ công đều đề cập đến các vấn đề sau:

Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của ngƣời dân. Trong đó có những dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân nhƣ các nhu cầu về y tế, giáo dục, cấp nƣớc, về an sinh xã hội…; có những nhu cầu phục vụ lợi ích công cộng (lợi ích chung của cộng đồng ) nhƣ dịch vụ vệ sinh môi trƣờng, dịch vụ đô thị (văn hóa, quy hoạch,

25

an toàn xã hội….) do nhà nƣớc trực tiếp đảm nhiệm (thông qua hệ thống các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp nhà nƣớc) hay ủy quyền cho các tổ chức ngoài Nhà nƣớc thực hiện (thông qua các hình thức giao khoán, ký hợp đồng, đấu thầu) nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. Qua đó thấy rằng nguồn lực tài chính cho các dịch vụ công, về cơ bản là từ nguồn của ngân sách của Nhà nƣớc; tức là sự đóng góp của toàn xã hội cho các hoạt động cung ứng dịch vụ công. Có nghĩa là “Dịch vụ công” mang bản chất là quy luật cung – cấp giữa một bên là Nhà nƣớc, với vai trò là “Nhà cung ứng dịch vụ” với một bên là công dân, các tổ chức xã hội với tƣ cách là “Khách hàng” sử dụng dịch vụ.

Do đó, việc xác định khái niệm “xã hội hoá” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chủ trƣơng xã hội hoá và cơ chế gắn liền với chủ trƣơng ấy (cũng có thể gọi là cơ chế xã hội hoá) trong việc cung ứng và hƣởng thụ dịch vụ công ở nƣớc ta. Mặc dù “xã hội hoá” thƣờng đƣợc nói đến với các ý nghĩa khác nhau trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng thời gian qua, song khi điểm qua chủ trƣơng “xã hội hoá” cung ứng dịch vụ công ở nƣớc ta từ nửa cuối những năm 1990 trở lại đây thì thấy rằng các cơ quan hoạch định chính sách cố gắng làm rõ khái niệm “xã hội hoá” theo những nội dung nhƣ trình bày trên đây.

Trƣớc hết, về thuật ngữ “xã hội hóa”. Đi tìm trong các từ điển tiếng Việt, không tìm thấy cuốn từ điển nào giải nghĩa đầy đủ cho thuật ngữ“xã hội hoá” trên tƣ cách là một thuật ngữ độc lập. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những sự giải nghĩa thuật ngữ “xã hội hoá” khi nó đƣợc ghép với các thuật ngữ khác nhƣ: “xã hội hoá sản xuất”; “xã hội hoá cá nhân”; “xã hội hoá hình thức”; “xã hội hoá thực tế”; “xã hội hoá thặng dƣ”... Qua nghiên cứu các thuật ngữ trên có thể suy ra một cách khái quát rằng: “Xã hội hoá” một hoạt động nào đó chính là sự gia tăng tính chất “xã hội” của hoạt động ấy thông qua sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội dựa trên những điều kiện và trong khuôn khổ cơ chế nhất định. Điều kiện và cơ chế cụ thể nhƣ thế nào là phụ thuộc vào bối cảnh của xã hội hoá.

26

Những điều kiện và cơ chế đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của xã hội hoá. Chúng quy định hình thức, phƣơng thức “tham gia” của các chủ thể khác nhau trong xã hội vào hoạt động đƣợc xã hội hoá. Nhƣ vậy, điều kiện và cơ chế gắn với bối cảnh xã hội hoá sẽ quyết định ý nghĩa của “xã hội hoá” trong bối cảnh ấy.

Về thuật ngữ: “Xã hội hoá” cung ứng dịch vụ công. Điều đƣợc xem xét ở đây là “cung ứng dịch vụ công”. Từ “cung ứng” hiểu đầy đủ có nghĩa là cả sản xuất và phân phối. Muốn thật rõ nghĩa, có thể viết: cung ứng và phân phối dịch vụ công (hoặc cung ứng và hƣởng thụ dịch vụ công). Cung ứng dịch vụ công tức là hoạt động cung ứng các dịch vụ vốn đƣợc thực hiện bởi Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, theo nghĩa chung nhất, “xã hội hoá” ở đây có nghĩa là mở rộng sự tham gia của các chủ thể kinh tế ngoài nhà nƣớc vào việc cung ứng dịch vụ công. Trƣớc đây hoạt động cung ứng dịch vụ công chỉ do một mình Nhà nƣớc đảm nhiệm thì nay nó đƣợc mở rộng cho sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế khác dựa trên điều kiện và cơ chế nhất định. Điều kiện và cơ chế thực hiện xã hội hoá nhƣ thế nào là tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng quốc gia. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, có thể hiểu khái niệm “xã hội hoá” áp dụng trong bối cảnh cung ứng dịch vụ công, đƣợc đề cập nhiều trong các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là:

- Quá trình vận động và tổ chức để nhân dân và toàn xã hội tham gia (về vốn, tài sản, sức lao động, trí tuệ...), hình thành cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân. Mỗi bên tham gia có thể có mục đích riêng của mình, tuy nhiên tất cả các bên đều hƣớng tới một mục đích chung quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả của hoạt động cung ứng dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hƣởng thụ dịch vụ của nhân dân. Quá trình vận động nhân dân tham gia cũng có nghĩa là tạo ra các

27

phong trào lành mạnh sâu rộng trong xã hội nhƣ: học tập, tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, vệ sinh phòng dịch, xây dựng đời sống văn hoá mới...

- Quá trình đa dạng hoá các hình thức hoạt động, mở ra cơ hội để mọi ngƣời chủđộng và bình đẳng tham gia. Dịch vụ công không còn chỉ đƣợc cung ứng bởi Nhà nƣớc nữa, mà đƣợc mở rộng cho sự tham gia của các tổ chức ngoài nhà nƣớc với nhiều hình thức đa dạng, phong phú (có thể hoạt động độc lập, liên kết với Nhà nƣớc hoặc quan hệ bạn hàng với Nhà nƣớc) và bình đẳng.

- Quá trình đa dạng hoá các nguồn đầu tƣ để thu hút, khai thác mọi tiềm năng trong xã hội. Gắn với việc đa dạng hoá các hình thức hoạt động cung ứng dịch vụ công là quá trình đa dạng hoá các nguồn đầu tƣ trong xã hội. Cùng với Nhà nƣớc, các tổ chức ngoài nhà nƣớc có thể bỏ vốn đầu tƣ vào hoạt động cung ứng dịch vụ công.

- Xã hội hoá dịch vụ công bao gồm cả xã hội hoá việc cung ứng dịch vụ công, huy động toàn xã hội và thu hút cả đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực hoạt động này và cả xã hội hoá hƣởng thụ dịch cụ công, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm cho mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng những dịch vụ công cơ bản, thiết yếu.

Về xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị. Đối với việc xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển của của các đô thị. Các đô thị cận đại xuất hiện đồng thời với cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1784 với phát minh ra máy hơi nƣớc tại Anh. Kinh tế đô thị lúc đó dựa chủ yếu vào kinh tế công nghiệp, tuy vậy kinh tế dich vụ cũng bắt đầu phát triển để phục vụ cho việc tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

Các đô thị cận đại chuyển thành đô thị hiện đại từ sau Thế chiến II, tức là từ giữa Thế kỷ 20 đến ngày nay, với sự chiếm ƣu thế của kinh tế dịch vụ trong kinh tế đô thị.

28

Vì dịch vụ công cộng là bộ phận chủ yếu của ngành dịch vụ cho nên có vai trò quan trọng trong kinh tế đô thị hiện đại. Dịch vụ cá nhân trong đô thị tăng trƣởng là do thu nhập bình quân của ngƣời dân đô thị tăng lên nhờ đô thị ngày càng phồn vinh hơn, mà sự phồn vinh của đô thị lại phụ thuộc nhiều vào năng lực cạnh tranh của đô thị, trong đó có năng lực cung ứng các dịch vụ công ích nhƣ hệ thống hè đƣờng và vận tải công cộng, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nƣớc và thu gom rác, công viên cây xanh… Nhƣ vậy dịch vụ công cộng và sự phồn vinh của đô thị có quan hệ qua lại với nhau rất mật thiết, mặt này vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự phát triển của mặt kia. Kinh tế dịch vụ thƣờng chiếm vị trí hàng đầu trong GDP của phần lớn đô thị hiện đại, ngoại trừ các đô thị công nghiệp.

Khi xem xét vấn đề đầu tƣ phát triển dịch vụ công ích đô thị thì trƣớc hết cần nghiên cứu vai trò mang tính truyền thống của chính quyền đô thị đối với cung ứng dịch vụ công ích. Khi sinh sống ta ̣i đô thị thì ngay từ đầu đã phải hình thành một số dịch vụ công ích tối thiểu cần thiết để phục vụ cuộc sống và đảm bảo sức khỏe của cộng đồng sinh sống tập trung với mật độ cao, nhƣ cung ứng nƣớc sạch, xây cống thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải, lát đƣờng để khỏi lầy lội, thắp đèn đƣờng ban đêm… Việc cung ứng các dịch vụ không thể thiếu nhƣng lại không trƣ̣c tiếp sinh lợi nhuâ ̣n nhƣng viê ̣c đầu tƣ cho lĩnh vƣ̣c này la ̣i cần chi phí lớn cho nên không thể do tƣ nhân đảm nhiệm. Vì lợi ích chung nên chính quyền đô thị xem chức trách đƣơng nhiên của mình là phải cung ứng miễn phí cho dân rồi thu tiền thuế để trang trải. Trên thƣ̣c tế, khi đô thị càng phát triển thì mức sống ngƣời dân càng đƣợc nâng cao, nhu cầu về dịch vụ công ích càng rộng lớn và đa dạng do đó nhu cầu về cơ sở ha ̣ tầng để phu ̣c vu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng di ̣ch vu ̣ công ích càng lớn và đến lúc nào đó ngân sách đô thị không đáp ứng nổi, khiến chính quyền đô thị phải tìm cách thu phí đối với các dịch vụ để bù đắp phần nào cho ngân sách.

29

Nhƣ vậy xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị chính là mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc cung cấp các dịch vụ này.

1.2.4. Sự cần thiết xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, những cam kết về tự do hóa thƣơng mại dịch vụ đã và đang đƣợc thực hiện theo lộ trình. Mặc dù các dịch vụ công, trong đó có dịch vụ công cộng đô thị không nằm trong trong lộ trình cam kết mở cửa thị trƣờng, nhƣng nhu cầu của việc mở rộng và đa dạng hóa các nhà cung cấp dịch vụ công cộng đô thị để nâng cao chất lƣợng dịch vụ này ngày càng tăng do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập WTO nói riêng, Việt Nam phải tiến hành những cải cách về thể chế để tận dụng những cơ hội mà quá trình hội nhập mang đến. Bên cạnh đó, những điều kiện kinh tế mới, điều kiện thị trƣờng và công nghệ mới đã và đang làm thay đổi tính chất của những thất bại của thị trƣờng, đặt ra những vấn đề mới về phạm vi và mức độ can thiệp của nhà nƣớc trong việc giải quyết việc xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị. Ngày nay, một chính phủ không cần thiết phải can thiệp vào thị trƣờng với tƣ cách là nhà cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ công ích nào đó khi mà các cá nhân trong nƣớc có thể tiếp cận với nhiều sự lựa chọn từ bên ngoài một cách dễ dàng hơn và với giá rẻ hơn.

Đồng thời, việc chuyển giao một số dịch vụ công cho các cơ sở ngoài nhà nƣớc sẽ tạo ra môi trƣờng cạnh tranh, tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng lựa chọn và sử dụng những dịch vụ tốt nhất. Qua đó, tổ chức ngoài Nhà nƣớc có điều kiện để khẳng định chính mình, đáp ứng nhu cầu tốt hơn và ngày càng cao của công dân. Các tổ chức này luôn phải đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả để tồn tại và phát triển. Trên thực tế, có nhiều dịch vụ công Nhà nƣớc làm đƣợc, nhƣng xét

30

chung thì tƣ nhân sẽ làm tốt hơn, tốc độ nhanh, trọn gói, gọn gàng, đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình và thuận lợi hơn.

Thứ hai, hội nhập WTO thúc đẩy sự mở cửa, đan xen và tuỳ thuộc lẫn nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữa các nền kinh tế. Quá trình này đang dẫn đến việc xem xét lại khái niệm và vai trò của nhà nƣớc, vốn theo truyền thống dựa trên ba nguyên tắc cấu thành: chủ quyền, lãnh thổ và an ninh. Sự phát triển nhanh chóng và sự bành trƣớng mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, sự vận động liên tục của các luồng tài chính, sức ép cạnh tranh, vai trò của các tổ chức phi chính phủ, cùng những quy tắc, luật lệ của các tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ công cộng đô thị quốc tế và khu vực đang tạo ra những tác động, ảnh hƣởng mạnh mẽ làm thay đổi vị thế và vai trò của nhà nƣớc trong cơ chế thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công cộng đô thị tại Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, do yêu cầu phát triển chung của đời sống kinh tế xã hội: trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ kỹ thuật, nền kinh tế thị trƣờng và xu hƣớng dân chủ hóa đời sống xã hội đã buộc Nhà nƣớc một mặt nâng cao trách nhiệm quản lý xã hội, một mặt phải thu hút sự tham gia mạnh mẽ của ngƣời dân vào công tác quản lý nhà nƣớc. Đây là một động lực thúc đẩy tiến trình cải cảch hành chính nhằm tiến tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, hƣớng tới hiệu quả phục vụ, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội và công dân. Xã hội hóa dịch vụ công không chỉ diễn ra ở các nƣớc đang phát triển mà hiện nay đó là một xu hƣớng tất yếu của các quốc gia trên thế giới.

Thứ ba, hội nhập WTO cùng với yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng định

hƣớng XHXN. Một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng là hƣớng sự chú ý tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trong khi đó khu vực tƣ nhân là khu vực linh hoạt hơn khu vực nhà nƣớc trong cung ứng dịch vụ về thời gian, giá cả, phƣơng thức thanh toán,… cũng nhƣ phƣơng thức quản lý

31

nhƣ tuyển dụng, trả lƣơng, huy động các nguồn tài chính,…Vì vậy, sự mở rộng

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 33)