Thảo luận và đánh giá việc thực hiện xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tạ

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 90)

tại Tp Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng đô thị cũng nhƣ công tác xã hội hóa dịch vụ này tại TP Hồ Chí Minh thời gian qua, Luận văn có những thảo luận và đánh giá sau đây:

Nhìn chung, việc thực hiện xã hội hóa dịch vụ công ích đã mang lại nhiều kết quả khả quan nhƣ: thu hút và giải quyết việc làm cho hàng ngàn đối tƣợng lao động, đặc biệt là lao động phổ thông của các địa phƣơng; góp phần giảm các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn; huy động nguồn vốn đầu tƣ xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách; chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác xã hội hóa dịch vụ công ích nhƣ: cơ chế, chính sách quản lý còn thiếu và chƣa hoàn thiện, gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các đơn vị thực hiện và cho sự quản lý của địa phƣơng; một số chính sách ƣu đãi đối hoạt động công ích nhà nƣớc nhƣng có trƣờng hợp chƣa thể áp dụng đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc khi tham gia xã hội hóa; nhiều lao động trong các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động công ích bị dôi dƣ khi tham gia xã hội hóa,…

Đất nƣớc ta gia nhập tổ chức WTO đến nay đƣợc 7 năm thì ảnh hƣởng của nền kinh tế quốc gia nói chung tới quá trình hội nhập với tổ chức quốc tế này là hết sức lớn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái trầm trọng trong giai đoạn vừa qua. UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp và cơ chế để nâng cao đời sống ngƣời dân và an sinh xã hội, trong đó cơ chế xã hội hóa dịch vụ công cộng là một trong các giải pháp đó. Cơ chế đó đã góp phần tạo ra sự thay đổi về nhận thức của xã hội, nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng

82

cộng đồng của ngƣời dân và mở rộng sự tham gia của ngƣời dân chăm lo cho các lĩnh vực dịch vụ công cộng. Nó từng bƣớc nâng cao nhận thức của các thủ thể khác nhau trong xã hội về xu hƣớng xã hội hóa, các mục tiêu của xã hội hóa, các nội dung của cơ chế xã hội hóa cũng nhƣ các giải pháp để thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để tạo ra sự thống nhất của xã hội đối với cơ chế xã hội hóa dịch vụ công cộng.

Bên cạnh đó, tiềm năng và nguồn lực xã hội đã bƣớc đầu đƣợc huy động cho phát triển một số lĩnh vực dịch vụ công nhƣ: lĩnh vực dịch vụ vận chuyển công cộng; lĩnh vực thu gom chất thải rắn; lĩnh vực xử lý chất thải rắn … đã phát huy nội lực và huy động nguồn lực tƣơng đối lớn từ trong và ngoài nƣớc.

Đồng thời, khu vực công lập đã có những đổi mới về phƣơng thức hoạt động, mục tiêu kinh doanh, cũng nhƣ đã và đang dần chuyển đổi mô hình từ các Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nƣớc sang các Công ty cổ phần nhằm đa dạng hóa chủ thể sở hữu, tạo thế cạnh tranh. Đối với khu vực ngoài công lập tạo “sân chơi” cho các doanh nghiệp phát triển với những loại hình và phƣơng thức hoạt động mới đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao dịch vụ, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất văn hóa và tinh thần cho nhân dân.

Xã hội hóa dịch vụ công cộng ở Tp Hồ Chí Minh cũng đã góp phần thực hiện công bằng xã hội thông qua việc tạo thêm cơ hội tiếp cận và thụ hƣởng các dịch vụ, giảm chi ngân sách cho các dịch vụ thiết yếu của ngƣời dân này.

Từ thực trạng trên cho thấy nguyên nhân chủ yếu của những mặt tồn tại, hạn chế trong việc xã hội hóa các lĩnh vực dịch vụ công là do:

- Các cấp chính quyền địa phƣơng và toàn xã hội chƣa nhận thức đầy đủ về chủ trƣơng xã hội hóa, xem xã hội hóa chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của dân trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp chứ không phải xã hội hóa là sự tiến tới tất yếu trong xây dựng chính quyền đô thị; trong việc cải cách hành chính

83

nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại. Tƣ duy, thói quen bao cấp vẫn còn khá phổ biến. Nhiều lĩnh vực, việc thực hiện xã hội hóa còn mang tính tự phát, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của xã hội.

- Công tác quản lý, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn bị động, chậm đổi mới, lúng túng. Còn thiếu nhiều cơ chế, quy định, chế độ chính sách đặc thù để tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các mặt tích cực và ngăn chặn các mặt tiêu cực trong công tác phát triển xã hội hóa trên các lĩnh vực dịch vụ công. Công tác kiểm tra, giám sát còn yếu, chƣa kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của các dịch vụ xã hội hóa.

Nhƣ vậy để chủ trƣơng xã hội hóa dịch vụ công của Đảng đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả, trong thời gian tới cần có những biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế đƣợc những mặt còn hạn chế, yếu kém trong việc quản lý cũng nhƣ thực hiện tiến trình xã hội hóa.

Tuy nhiên quá trình xã hội hóa cần phải quyết liệt hơn nữa và có những cơ chế khuyến khích và điều chỉnh kịp thời các bất cập để góp phần đẩy mạnh quá trình này nhằm đạt đƣợc mục tiêu là: tạo điều kiện cho người dân phát huy tối đa tiềm lực và khả năng của mình cho cuộc sống.

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 90)