Trong các dịch vụ đƣợc xã hội hóa thì dịch vụ vận tải công cộng là một trong những loại dịch vụ công đã đƣợc nhiều nƣớc tiến hành xã hội hóa từ rất sớm thông qua mô hình liên doanh giữa nhà nƣớc với các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc và chuyển giao cho khu vực tƣ nhân.
1.3.1. Kinh nghiệm của Anh
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của ngƣời dân, và trƣớc áp lực của Liên minh Châu Âu, Chính phủ Anh đang tập trung chú ý vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cung ứng dịch vụ công mà trƣớc hết là giáo dục, y tế, giao thông, môi trƣờng. Cụ thể là:
- Trong tổ chức và quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ công có sự tách bạch khá rõ ràng giữa những lĩnh vực hoạt động do nhà nƣớc tài trợ hoàn toàn nhƣ y tế, giáo dục với những dịch vụ đƣợc tƣ nhân hóa nhƣ vệ sinh môi trƣờng, cấp nƣớc sạch, giao thông công cộng.
- Phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm giữa chính phủ và chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý các dịch vụ công khá rõ ràng, rành mạch. Có những lĩnh vực chỉ có cấp trung ƣơng chịu trách nhiệm thực hiện (nhƣ y tế, giáo dục bậc
41
đại học, cung cấp nƣớc sạch), có lĩnh vực cả cấp trung ƣơng và địa phƣơng quản lý (dịch vụ môi trƣờng). Nhìn chung, trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ công, chính phủ đề ra chiến lƣợc, chính sách, tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ và phân bổ ngân sách,… còn chính quyền địa phƣơng thực hiện ký kết hợp đồng với các công ty tƣ nhân và giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
- Nghĩa vụ và trách nhiệm cung ứng dịch vụ công của các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc và tƣ nhân cũng nhƣ của các cá nhân, tổ chức hƣởng thụ dịch vụ đƣợc luật hóa một cách đầy đủ, chi tiết.
- Chính phủ tích cực tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy cơ chế cạnh tranh giữa khu vực công và khu vực tƣ cũng nhƣ giữa các tổ chức thuộc khu vực công để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng dịch vụ công.
- Quyền tự chủ về tài chính và nhân lực của các đơn vị trực tiếp cung ứng dịch vụ công đƣợc bảo đảm, đồng thời chính phủ và các chính quyền địa phƣơng tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tính liên tục của các dịch vụ.
Bốn nguyên tắc cải cách dịch vụ công của Thủ tƣớng Anh Tony Blair:
- Xây dựng các chuẩn mực chung có tính quốc gia đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và thoả mãn các đòi hỏi của EU; xác định rõ trách nhiệm thực hiện để đảm bảo ngƣời dân dù là ai, ở đâu đều có quyền nhận đƣợc các dịch vụ có chất lƣợng cao.
- Thực hiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền và uỷ quyền để nâng cao tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với dân và cho các cơ quan chính quyền địa phƣơng trong cung cấp dịch vụ công. Theo đó, chính quyền địa phƣơng phải chịu trách nhiệm một phần đáng kể chi phí cho việc cung ứng các dịch vụ công nhƣ giáo dục, các dịch vụ xã hội, chăm sóc ngƣời tàn tật và giao thông công cộng.
42
- Tạo điều kiện cho các cơ sở cung ứng dịch vụ nhƣ y tế, giáo dục có khả năng trả thêm lƣơng cho công chức; thực hiện nguyên tắc khuyến khích tính năng động và tự chủ của các cơ sở. Từ năm 1998 gần một nửa giáo viên phổ thông đƣợc tăng 25% lƣơng do gắn với kết quả giảng dạy, lƣơng cho y tá mới nâng cao trình độ tăng1/3, các bệnh viện công đang thử nghiệm trả lƣơng gắn với kết quả hoạt động. Theo dự kiến bệnh viện sẽ trả thêm 6000 bảng/năm cho mỗi nhân viên nếu hoàn thành nhiệm vụ.
- Thực hiện nguyên tắc mở rộng khả năng lựa chọn cho khách hàng, đảm bảo cho ngƣời dân có quyền lựa chọn và yêu cầu chất lƣợng dịch vụ cao hơn không chỉ từ khu vực tƣ nhân mà cả từ khu vực công. Ví dụ nhƣ việc chọn trƣờng học cho trẻ em, bệnh viện điều trị khi ốm đau, hoặc hệ thống cung cấp nƣớc sạch tốt hơn và rẻ hơn. Từ tháng 7/2002, bệnh nhân đợi mổ tim nếu quá 6 tháng sẽ đƣợc giới thiệu đến mổ ở một bệnh viện khác tránh tình trạng đợi quá lâu.
1.3.2. Kinh nghiệm tại một số quốc gia khác
Ở New Zealand, chính phủ đã cho phép các công ty trong và ngoài nƣớc tham gia tổ chức cung cấp dịch vụ vận tải nội địa. Điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức vận tải, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, giảm cƣớc phí vận tải. Vận tải đƣờng sắt và đƣờng bộ cũng đƣợc chuyển sang hình thức công ty hoặc liên doanh giữa nhà nƣớc và tƣ nhân.
Ở Singapore, dịch vụ giao thông công cộng cũng đã đƣợc chuyển giao cho tƣ nhân. Chính phủ chỉ quản lý việc cung ứng dịch vụ này và tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ bằng cách cấp giấy phép hoạt động cho nhiều nhà cung ứng khác nhau nhằm giữ giá ở mức độ thấp . Trong ngành viễn thông, nhiều nƣớc đã thực hiện cạnh tranh trong các dịch vụ viễn thông đƣờng dài, di động… Ngành viễn thông do chính phủ nắm độc quyền ở nhiều nƣớc vốn luôn trong tình trạng thiếu đầu tƣ.
43
Tại Jamaica, chính phủ đã tƣ nhân hóa ngành này trên cơ sở ký hợp đồng kiêm giấy phép đƣợc soạn thảo chính xác và có giá trị ràng buộc pháp lý. Trong ba năm tiếp theo, khối lƣợng đầu tƣ trung bình hàng năm của nƣớc này đạt gần gấp 3 khối lƣợng bình quân hàng năm trong 15 năm trƣớc đó. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện, nƣớc sinh hoạt - vốn đƣợc coi là nghĩa vụ có tính truyền thống của chính phủ, quá trình xã hội hóa diễn ra chậm chạp hơn các lĩnh vực khác.
Cho đến năm 1999, trong số 15 nƣớc châu Âu mới có 9 nƣớc chuyển giao một phần dịch vụcung cấp nƣớc sinh hoạt cho các thành phần kinh tế khác, trong đó Anh là nƣớc có tỷ lệ dân số đƣợc các công ty tƣ nhân cung cấp nƣớc cao nhất, đạt 88%, Pháp đạt 73%, còn ở 5 nƣớc khác thì các công ty tƣ nhân mới cung cấp nƣớc cho dƣới 10% dân số. Trong dịch vụ cung cấp điện, việc xã hội hóa có thể diễn ra theo từng công đoạn: phát điện, chuyển tải và phân phối điện. Tại Anh, cả 3 công đoạn trên đều hoàn toàn do tƣ nhân thực hiện. Tại Đức, các công ty tƣ nhân đảm nhiệm việc phát điện và truyền tải điện, nhƣng khâu phân phối điện lại do nhà nƣớc thực hiện. Tại Trung Quốc, Malaysia và Philippines, các nhà đầu tƣ tƣ nhân đã lập các dự án phát điện độc lập và làm tăng thêm công suất phát điện. Do đó, nguồn điện tƣnhân có thể bù đắp sự thiếu hụt của nguồn điện do nhà nƣớc cung ứng. Trong khi đó, một sốnƣớc nhƣ Italia, Pháp và Hy Lạp, nhà nƣớc trung ƣơng vẫn đảm nhiệm hoàn toàn cả 3 khâu nói trên.
44
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
2.1.1. Tiếp cận theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phép duy vật biện chứng là cơ sở cho nhận thức khoa học: Phép duy vật biện chứng giúp cho việc nhìn nhận hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng đô thị nhƣ là một tất yếu của sự vận động và phát triển của các đô thị lớn nhƣ Tp Hồ Chí Minh. Đồng thời trong quá trình vận động và phát triển của các đô thị lớn, dƣới tác động của quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thì việc xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Việt Nam nói chung và tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng cũng là một tất yếu.
2.1.2. Cách tiếp cận hệ thống
Theo cách tiếp cận hệ thống, đề tài coi hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh nhƣ là hệ thống con nằm trong Hệ thống các dịch vụ khác đang đƣợc cung cấp tại Tp Hồ Chí Minh. Vì thế nó có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các dịch vụ khác nhƣ dịch vụ công ích, dịch vụ kinh doanh....Bên cạnh đó, dịch vụ công cộng đô thị và việc xã hội hóa dịch vụ này tại Tp Hồ Chí Minh lại nằm trong hệ thống các dịch vụ công của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh phải tính đến đặc điểm này.
2.2. Thu thập dữ liệu và xây dựng khung phân tích
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Đây loại tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải liên quan đến dịch vụ công, dịch vụ công cộng đô thị và xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị. Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm:
45
- Sách chuyên khảo, sách tham khảo, đề tài, dự án, bài báo khoa học, báo cáo tại các hội thảo quốc gia và quốc tế, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, website liên quan đến vấn đề xã hội hóa dịch vụ công nói chung và dịch vụ công cộng đô thị nói riêng.
- Số liệu thống kê đƣợc thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê Tp. Hồ Chí Minh, Tổng cục thống kê, ….
- Tài liệu lƣu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách,… thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội.
- Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí mang tính đại chúng cũng đƣợc thu thập, và đƣợc xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học.
46
2.2.2. Khung logic nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- Sự cần thiết của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh. - Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh.
Cơ sở thực tiễn:
- Vai trò của các dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh.
- Kinh nghiệm quốc tế về xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh.
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng:
- So sánh. - Phân tích tổng hợp. - Kế thừa. - Thống kê.
- Case-study.
Thảo luận và kiến nghị
- Quan điểm của chính quyền TP về xã hội hóa dịch vụ công nói chung và dịch vụ công cộng đô thị nói riêng - Kiến nghị đối với Nhà nƣớc
- Kiến nghị đối với UBND Tp Hồ Chí Minh.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến xã hội hóa dịch vụ công tại Tp Hồ Chí Minh
- Việt Nam gia nhập WTO - Vai trò của chính quyền
- Yêu cầu nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
Nội dung xã hội hóa dịch vụ công
- Nhà nƣớc giảm bớt vai trò trong cung cấp dịch vụ. - Hợp tác công tƣ
- Tăng số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ phi nhà nƣớc
Thực trạng xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh
- Các dịch vụ công cộng đô thị đang đƣợc cung cấp. - Các đơn vị cung cấp dịch vụ công công đô thị hiện tại.
47
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích nhƣ là một công cụ để làm rõ các quan điểm lý thuyết về dịch vụ công cộng đô thị và qua đó làm cơ sở để luận giải sự cần thiết của dịch vụ công cộng đô thị và xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Việt Nam nói chung và tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng. Bên cạnh đó, qua việc phân tích các Báo cáo tổng hợp về sự phát triển dịch vụ công tại Tp Hồ Chí Minh, Luận văn nhằm mục đích luận giải và làm rõ:
- Thực trạng cung cấp dịch vụ công cộng đô thị trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh hiện nay.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh.
- Phân tích các điều kiện và khả năng để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị.
Phƣơng pháp phân tích đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc sau đây:
Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích.
Vấn đề cần đƣợc phân tích trong Luận văn này đƣợc xác định bao gồm: - Các quan điểm lý luận về dịch vụ công cộng đô thị, xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị
- Tính tất yếu và vai trò của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị nói chung và của Tp Hồ Chí Minh nói riêng.
- Quan điểm và Chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam về xã hội hóa dịch vụ ccông cộng đô thị.
48
- Thực trạng cung cấp các dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
- Mức độ xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xã hội hóa dịch vụ ccông cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh.
- Những điều kiện cần thiết để có thể đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ ccông cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh.
Bước 2. Tập hợp dữ liệu để phân tích
Các dữ liệu cần thu thập để phân tích bao gồm:
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về dịch vụ công, dịch vụ công cộng đô thị.
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị.
- Các văn bản pháp quy của Việt Nam về xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị.
- Các dữ liệu thống kê của Tp Hồ Chí Minh về các doanh nghiệp cũng nhƣ các loại dịch vụ công cộng đô thị đang đƣợc cung cấp trên địa bàn thành phố.
- Các số liệu thống kê về doanh thu qua các năm của một số doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố
Bước 3. Thực hiện phân tích tài liệu
Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập đƣợc, Luận văn sẽ phân tích, đánh giá thực trạng xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh để rút ra những nhận định có cơ sở khoa học về vai trò của xã hội hóa dịch vụ công cộng
49
đô thị trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. Từ đó có những đề xuất và kiến nghị phù hợp cho việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa dịch vụ này.
Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Các kết quả phân tích sẽ đƣợc tổng hợp lại để sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để: So sánh chi ngân sách cho đầu tƣ dịch vụ công cộng đô thị tại Tp Hồ Chí Minh qua các thời kỳ, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO để làm cơ sở nhận biết đƣợc áp lực việc chi ngân sách hàng năm đối với lĩnh vực này và việc cần phải điều chỉnh chính sách vĩ mô trong xác định chủ thể cung cấp các dịch vụ công công đô thị tại Tp Hồ Chí Minh một cách hiệu quả nhất.
2.3.3. Phương pháp thống kê
Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định phù hợp với yêu cầu của đề tài để nghiên cứu về xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại Việt Nam nói chung và tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó có những nhận xét, đánh giá một