Đối với UBND Tp Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 96)

Tập trung các nguồn lực đầu tƣ cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu đô thị mới. Tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: kết nối giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị nhằm thu hút dân cƣ, giảm áp lực dân số khu vực nội thành. Việc chỉnh trang khu đô thị cũ sẽ xác định ở giới hạn cần thiết; thực hiện sự kiểm soát dân số bằng các biện pháp kinh tế và tiện ích đô thị. Ban hành qui chế quản lý các khu đô thị, dân cƣ mới phù hợp với Luật Đất đai, Luật Xây dựng và chính sách phát triển nhà ở của Thành phố; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về qui hoạch và quản lý xây dựng theo qui; kiểm soát giá đất đô thị, lành mạnh hóa thị trƣờng bất động sản.

88

Tập trung vốn và trí tuệ để hoàn thành qui hoạch không gian và kiến trúc đô thị dài hạn; hoàn thành qui hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng theo qui hoạch; không để tự phát xây dựng trái với qui hoạch.

Ƣu tiên nguồn vốn ngân sách và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào các khu đô thị mới.

Xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực dịch vụ công và dịch vụ hạ tầng kinh tế. Xây

dựng qui chế xã hội hóa đầu tƣ trong các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và các dịch vụ kết cấu hạ tầng xã hội khác, với chế độ ƣu đãi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; xây dựng mô hình bệnh viện cổ phần với sự tham gia rộng rãi của xã hội. Đẩy mạnh hình thức khoán hoặc Nhà nƣớc thuê dịch vụ từ mọi thành phần kinh tế đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ hạ tầng đô thị (công viên cây xanh, cấp thoát nƣớc, duy tu bảo dƣỡng cầu đƣờng và các dịch vụ công cộng khác), vừa tạo cơ hội kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, vừa nâng hiệu quả sử dụng ngân sách. Có chính sách ƣu đãi, hỗ trợ để thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ váo các lĩnh vực giáo dục – đào tạo; y tế; thể dục thể thao; các công trình văn hóa.

Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh. Sử

dụng các biện pháp tổng hợp với nhiều hình thức sinh động để giáo dục, thực hiện nếp sống thị dân; xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, hành vi ứng xử giao tiếp văn minh nơi công cộng, trong cơ quan, đơn vị.

Tạo lập môi trƣờng văn hóa lành mạnh từ gia đình, thôn ấp, khu phố, phƣờng – xã. Đầu tƣ thích đáng để có nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị tƣ tƣởng, nghệ thuật cao, có nội dung giáo dục truyền thống yêu nƣớc, tự hào và tự tôn dân tộc.

Khảo sát và qui hoạch, sắp xếp lại, tăng cƣờng quản lý các cơ sở dịch vụ văn hóa, nhất là một số ngành nghề dễ phát sinh các tệ nạn xã hội. Có biện pháp xóa

89

tệ nạn ăn xin, trẻ lang thang đƣờng phố, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đƣờng. Phát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng, trung tâm thông tin công tác tƣ tƣởng và các cơ sở tuyên truyền giáo dục trong việc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, lệch lạc; kiên quyết khắc phục những sai phạm trong lƣu hành các sản phẩm văn hóa có nội dung xấu, các chƣơng trình truyền hình

Đổi mới cơ chế đấu thầu. Nếu nhƣ cơ chế đấu thầu dịch vụ công ích vẫn

đƣợc giao cho chính công ty công ích tổ chức thực hiện để lựa chọn nhà thầu thì sẽ không đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu. Thành phố cần giao cho một đơn vị độc lập, hoặc thành lập Tổ công tác đấu thầu các dịch vụ công ích, trực thuộc sự quản lý của UBND TP hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thì mới đảm bảo thực hiện tốt công tác đấu thầu. Ngoài ra phải tăng cƣờng giám sát và hậu kiểm để tránh xảy ra tiêu cực.

4.3.3. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Dịch vụ công cộng đô thị rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của mọi ngƣời dân và cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đô thị, vì vậy chính quyền đô thị có nhiệm vụ phải bảo đảm cung ứng chúng đầy đủ và kịp thời với chất lƣợng tốt để đô thị vận hành đƣợc thông suốt và có hiệu quả. Vì lẽ đó, theo truyền thống thì từ xa xƣa chính quyền đô thị đã tự mình tổ chức việc sản xuất và cung ứng miễn phí nhiều dịch vụ công cộng thiết yếu nhƣ hè đƣờng, dịch vụ thoát nƣớc, chiếu sáng đƣờng phố ban đêm, cứu hỏa v.v… và thu thuế để trang trải chi phí. Dần dần nhiều dịch vụ mới đƣợc phát triển nhƣ cấp điện, cấp nƣớc sa ̣ch, điện thoại, thu gom rác…, các dịch vụ này có thu phí. Nói chung dịch vụ công cộng đô thị đều do các tổ chức sự nghiệp thuộc chính quyền đô thị cung ứng, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc, trừ cấp điện và điện thoại thì do công ty quốc gia độc quyền.

90

Trong thuật ngữ kinh tế, hàng hóa công cộng kết hợp với một số đặc điểm tự nhiên, chẳng hạn nhƣ: nó là một loại hàng hóa đó là không thể loại trừ bất cứ ai sử dụng một khi nó đã đƣợc tạo ra; tiêu thụ của một ngƣời không giảm mà của ngƣời khác, và; nó là không thể bị loại bỏ, có nghĩa là ngay cả khi ai đó không muốn tiêu thụ một loại hàng hóa công cộng, nó vẫn còn tồn tại. Qua đó, hàng hóa công cộng đƣợc phân loại cụ thể vào hàng hóa công cộng thuần túy đáp ứng tất cả các ba đặc điểm nêu trên; và các hàng hóa công cộng không tinh khiết mà không đáp ứng tất cả các đặc điểm trên. Lúc đầu, định nghĩa của "dịch vụ công" là trình bày các hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng không trong sạch, trƣớc hết sử dụng ở châu Âu sau chiến tranh thế giới II. Ngày nay, quan niệm về "dịch vụ công" đã đƣợc mở rộng đáng kể, tùy thuộc vào phƣơng pháp tiếp cận khác nhau.

Sau Thế chiến II kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, kéo theo quá trình đô thị hóa nhanh, khiến nhu cầu dịch vụ công cộng đô thị tăng trƣởng vƣợt khả năng đáp ứng của ngân sách. Để vƣợt qua thách thức này, chính phủ nhiều nƣớc tìm cách thu hút sự tham gia của khu vực tƣ nhân thông qua các hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT…, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, thậm chí bán lại doanh nghiệp nhà nƣớc cho tƣ nhân. Nhƣng vì đây là những dịch vụ công cộng thiết yếu cho đời sống và sản xuất trong đô thị, một số còn có tính độc quyền tự nhiên, nên chính quyền không thể phó mặc hoàn toàn việc cung ứng chúng cho khu vực tƣ nhân nhƣ đối với các sản phẩm hàng hóa khác mà phải giám sát việc cung ứng đó về số lƣợng, chất lƣợng, thời gian và giá cả.

Tuy đã tích lũy đƣợc một số kinh nghiệm thu hút khu vực tƣ nhân tham gia cung ứng dịch vụ công cộng đô thị nhƣng các nƣớc vẫn đang gặp phải nhiều thách thức trong vấn đề này, đó là:

91

(1) Giá cả dịch vụ vừa phải đảm bảo cho nhà kinh doanh đạt đƣợc lợi nhuận mong đợi, nhƣng đồng thời cũng phải đƣợc sự đồng thuận của ngƣời tiêu dùng và phù hợp với khả năng chi trả của ngƣời nghèo.

(2) Vì thời gian hoàn vốn dài nên việc huy động vốn trên thị trƣờng tài chính không dễ dàng.

(3) Khuôn khổ pháp lý phải rành mạch và có hiệu lực cao để giảm thiểu và quản lý rủi ro có hiệu quả, tạo đƣợc niềm tin lẫn nhau giữa chính quyền, bên cung ứng và ngƣời tiêu dùng dịch vụ.

92

KẾT LUẬN

Nền hành chính hiện đại với xu hƣớng cải cách thu nhỏ vai trò của Nhà nƣớc, chuyển dần từ quản lý sang quản trị theo hƣớng phục vụ và hiệu quả. Chính vì thế nếu không có nhận thức, tƣ duy đúng đắn và thống nhất về dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công thì khó có thể đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra đối với công cuộc cải cách hành chính cũng nhƣ phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cuối cùng là “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ngày nay, tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên tất cả các nƣớc trên thế giới. Đó là một xu hƣớng tất yếu mà một xã hội hiện đại phát triển phải trải qua. Điều đó có nghĩa mọi hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu xảy ra ở các đô thị. Mặt khác, mức sống và nhu cầu ngƣời dân ở đô thị không ngừng tăng cao, do đó việc xã hội hóa dịch vụ công ở đô thị là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, làm thế nào để chủ trƣơng xã hội hóa của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc thực hiện đúng đắn, sâu rộng trong toàn xã hội thì cần phải có sự thống nhất về nhận thức và hành động trong bộ máy chính quyền cũng nhƣ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc tham gia việc xã hội hóa, từ đó sự tham gia đóng góp của xã hội trong việc cung ứng dịch vụ công mới đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội công dân.

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Trung Chính (2012), Bàn về tính tất yếu của xã hội hóa dịch vụ công

cộng đô thị, Tạp chí Đô thị.

2. Trần Ngọc Hiên (2012): Xã hội hóa dịch vụ công: Quan điểm tiếp cận và kinh

nghiệm từ một số nước, đăng trên Tạp chí Cộng sản số tháng 6/2012.

3. Học viện hành chính quốc gia (2005), giáo trình quản lý nhà nước về đô thị , Nxb Giáo dục, Hà nội.

4. Hội thảo Dịch vụ công – Nhận thức và thực tiễn do Học viện Hành chính quốc gia tổ chức tháng 10/2001.

5. Nguyễn Xuân Lan (2012), Xã hội hóa và cung ứng dịch vụ công, Tạp chí Pháp Luật.

6. Phạm Sỹ Liêm (2008), Tổ chức và các giải pháp phát triển không gian dịch vụ

công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị, Đề tài Khoa học

cấp Nhà nƣớc.

7. Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003).

8. Luật Tổ chức Chính phủ (2001).

9. Lê Chi Mai (2003), Về hình thức thực hiện xã hội hóa dịch vụ công, Tạp chí Hành chính Nhà nƣớc.

10. Nghị quyết 90/NĐ-CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phƣơng hƣớng và chủ trƣơng xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.

11. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đối với hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và thể thao; 12. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao.

13. Hƣơng Ngọc (2013), Phát triển dịch vụ công trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Hành chính Nhà nƣớc.

94

14. Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công”.

15. Tạp chí kiến trúc Việt Nam.

16. Chu Văn Thành (chủ biên) (2004) “Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công-

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, Hà

Nội.

17. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình quản lý đô thị, Nxb. thống kê, Hà nội.

18. Từ điển Petit Larousse của Pháp xuất bản năm 1992.

19. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (ĐH VI, VII, VIII, IX, X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

20. World Bank, World Development Report (1997).

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 96)