Các nhân tố ảnh hưởng đến xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tạ

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 79)

Hồ Chí Minh

3.2.2.1. Ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với xã hội hóa dịch

vụ công cộng đô thị Tp Hồ Chí Minh

Trong bất cứ nền kinh tế nào, dịch vụ là đầu vào thiết yếu cho quá trình sản xuất của các ngành khác. Vì thế, khi dịch vụ trở nên rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn, các nhà sản xuất sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc cắt giảm chi phí đáng kể. Khi tự do hóa thƣơng mại dịch vụ, các quan hệ liên kết liên ngành có thể tạo ra hiệu quả tích cực gián tiếp. Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong 20 năm qua. Tuy nhiên, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vẫn còn ở mức cao. Chính phủ không chỉ đặt ra chính sách và điều tiết thị trƣờng mà còn nắm giữ sở hữu trong các doanh nghiệp ở mức độ quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam đã cam kết nhiều nội dung cải cách quan trọng, có ảnh hƣởng đến ngành dịch vụ (theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam). Điều này hàm ý rằng Việt Nam đã hoàn tất những cải cách giai đoạn đầu và bắt đầu triển khai những cải cách giai đoạn thứ hai. Cải cách giai đoạn đầu bao gồm quá độ sang nền kinh tế thị trƣờng và tái cơ cấu khu vực nhà nƣớc. Cải cách giai đoạn thứ hai nhấn mạnh vào việc thiết lập những thể chế cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế. Một trong những nội dung chủ yếu của cải cách là chính phủ sẽ chuyển đổi từ vai trò ngƣời sản xuất trực tiếp hàng hóa và dịch vụ sang ngƣời điều tiết nền kinh tế thị trƣờng (IMF, 2010).

Gia nhập WTO (2007), Việt Nam đã có những cam kết về tự do hóa thƣơng mại dịch vụ, trong đó có một số dịch vụ công ích nhƣ dịch vụ xử lý nƣớc thải, dịch vụ xử lý rác thải nhƣ sau: các dịch vụ đƣợc cung cấp có thể đƣợc giao cho các công ty độc quyền công hoặc dành đặc quyền cho các nhà khai thác tƣ nhân (Điều I: 3(c)). Trong vòng 4 năm kể từ ngày gia nhập, cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 51%.

71

Đối với Tp Hồ Chí Minh, việc Việt Nam gia nhập WTO, mở ra cơ hội cho việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để đẩy mạnh công tác xã hội hóa cung cấp dịch vụ công. Trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng tại Tp Hồ Chí Minh ngày càng tăng nhanh mà ngân sách của Uỷ ban nhân dân thành phố và các nhà tài trợ có giới hạn, hợp tác công tƣ (PPP) có khả năng nhƣ một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tƣ nhân nhằm cải thiện chất lƣợng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay.

Bên cạnh đó, hội nhập WTO, Tp. Hồ Chí Minh có cơ hội mở rộng và đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ công cộng đô thị theo các hình thức sau đây:

Thứ nhất, nhƣợng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ

sở hạ tầng đƣợc nhà nƣớc xây dựng và sở hữu nhƣng giao (thƣờng là thông qua đấu giá) cho tƣ nhân vận hành và khai thác.

Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design-

Build - Finance - Operate), khu vực tƣ nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhƣng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nƣớc.

Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT(Build - Operate -

Transfer) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nƣớc. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam.

Thứ tư, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình BTO(xây

dựng - chuyển giao - vận hành), quyền sở hữu cơ sở hạ tầng đƣợc chuyển giao ngay cho nhà nƣớc sau khi xây dựng xong, nhƣng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình.

Thứ năm, là phƣơng thức xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own

72

trình, sở hữu và vận hành nó. Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Hiện nay, mặc dù mô hình PPP tuy đã phổ biến ở Tp Hồ Chí Minh theo hình thức chủ yếu là BOO và BOT nhƣng còn quá khiêm tốn và khi triển khai cũng cần những điều kiện nhất định khác. Đặc biệt là vấn đề pháp lý của nhà nƣớc ta có thu hút hấp dẫn đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc không? Vì thế chúng ta cần đƣa ra biện pháp cải thiện để có thể tận dụng tốt nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc một cách hiệu quả và có lợi cho hai bên tham gia nhất.

Theo kinh nghiệm của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài HIFU đã đầu tƣ tại TP Hồ Chí Minh qua nhiều năm trên các lĩnh vực nhƣ dự án cơ sở hạ tầng giao thông, dự án khu công nghiệp Tân Phú Trung, dự án xây dựng nhà máy nƣớc Thủ Đức, cụm công nghiệp ô tô Hòa Phú, cầu Phú Mỹ, xử lý kênh Đông, khi thực hiện dự án PPP, sẽ có thuận lợi sau:

- Sử dụng đƣợc những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tƣ nhân. Buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích (thay vì các yếu tố đầu vào). Đƣa vốn tƣ nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho dự án. Rủi ro đƣợc chia sẻ giữa những đối tác khác nhau. Chắc chắn về ngân sách. Những nhà cung cấp tƣ nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ trong môi trƣờng khuyến khích thích hợp. Trong mô hình sáng kiến tài chính tƣ nhân (PFI), khu vực công cộng chỉ thanh toán khi dịch vụ đã đƣợc cung cấp.

Tuy nhiên, PPP sẽ có thể dẫn đến khả năng Nhà nƣớc sẽ mất quyền kiểm soát quản lý và vì vậy khó có thể chấp nhận trên góc độ chính trị. Liệu khu vực công có đủ năng lực và kỹ năng để áp dụng phƣơng pháp PPP và thiết lập môi trƣờng pháp lý để khuyến khích thích đáng không? Liệu khu vực tƣ nhân có đủ

73

năng lực chuyên môn để đảm bảo thực hiện PPP không? Không thể chuyển giao rủi ro tuyệt đối. Việc mua sắm có thể tốn nhiều thời gian và chi phí. Các cấu trúc dài hạn tƣơng đối không linh hoạt.

Bên cạnh đó, việc hội nhập WTO, với một Thành phố quy mô lớn nhƣ Tp Hồ Chí Minh, việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo hƣớng hiện đại là một yêu cầu tất yếu. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho các thành phần kinh tế cùng tham gia cung cấp các dịch vụ công cộng đô thị gắn với việc phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu cầu hội nhập.

Ngoài ra, gia nhập WTO còn mang đến cơ hội cho việc thu hút FDI trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ công cộng đô thi nhƣ dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ cung cấp nƣớc sạch,…

3.2.2.2. Vai trò của Chính quyền đối với xã hội hóa dịch vụ công

Nhà nƣớc là ngƣời chịu trách nhiệm bảo đảm trƣớc xã hội về các dịch vụ công cộng dù bất kể thành phần nào cung ứng dịch vụ công phục vụ dân sinh nên Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình xã hội hóa dịch vụ công cộng, nó đƣợc thể hiện ở một số nội dung chính sau:

Thứ nhất: Nhà nƣớc xây dựng môi trƣờng pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho

việc xã hội hóa dịch vụ công cộng.

Thứ hai: Nhà nƣớc xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa và điều tiết

xã hội hóa.

Thứ ba: Nhà nƣớc tiến hành các thủ tục xã hội hóa một cách đơn giản, công khai, nhanh chóng.

Thứ tư: Nhà nƣớc có các biện pháp hỗ trợ cho quá trình xã hội hóa nhƣ: Hỗ

74

Thứ năm: Nhà nƣớc phải thƣờng xuyên đánh giá mọi vấn đề liên quan tới

vấn đề xã hội hóa dịch vụ công: cơ chế chính sách, mục tiêu chất lƣợng,… nhằm đạt đƣợc lợi ích dân sinh cao nhất.

3.2.2.3. Quan điểm của UBND Thành phố đối với việc xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị

Tp Hồ Chí Minh là một đô thị rất đặc thù với số dân khoảng 7%, diện tích chiếm 0,6%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 30%, đóng góp 19 GDP và 35% nguồn thu ngân sách của cả nƣớc; hiện đang phải đối phó với hàng loạt vấn đề và thách thức trong quá trình phát triển và đô thị hóa. Thực tiễn cấp bách đang đặt ra cho Chính quyền thành phố đòi hỏi về sự chuyển đổi vai trò mới có thể tạo những điều kiện mang tính nền tảng cho sự phát triển mang tính bền vững hiện tại và tƣơng lai . Hàng loạt vấn đề bức xúc đang đặt ra cho Chính quyền thành phố cần phải đƣợc nghiên cứu, giải quyết một cách căng cơ trong đó mục tiêu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích “Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị” đang đƣợc các cấp lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội thông qua cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia của các tổ chức trong xã hội vào các hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng trên cơ sở đầu tƣ về khoa học, công nghệ, bảo đảm chất lƣợng, bảo đảm tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc thông qua việc tách giữa chức năng quản lý nhà nƣớc với chức năng cung ứng dịch vụ công. Thông qua đó, chính quyền thành phố đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm khuyến khích xã hội hóa dịch vụ công.

Nhằm thực hiện thành công việc xã hội hóa các dịch vụ công cộng đô thị thì ngoài việc khuyến khích, đa dạng hóa nhà cung cấp dịch vụ bằng cơ chế và chính sách thu hút đầu tƣ thì hiện nay Tp Hồ Chí Minh đã thực hiện điều chỉnh hàng

75

loạt vấn đề mang tính cốt lõi nhằm giảm độc quyền tăng tính cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ công cộng nhƣ:

Chủ chƣơng của thành phố sẽ tiến hành cổ phần hóa tất các các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng đô thị, trừ 02 đơn vị đƣợc giữ 100% vốn nhà nƣớc là: Công ty TNHH MTV thoát nƣớc thành phố và Công ty TNHH MTV Môi trƣờng đô thị thành phố còn tất cả các sản phẩm dịch vụ công ích đều đấu thầu và đảm bảo sự cạnh tranh trong đấu thầu.

Hộp 2. Khu xử lý rác Phƣớc Hiệp

Hiện nay, cả nƣớc có 458 bãi rác nhƣng mới có 26 bãi rác bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trƣờng. Theo quy hoạch, TP HCM có 2 khu xử lý rác là Phƣớc Hiệp và Đa Phƣớc. Tuy nhiên, sau khi tính toán về tổng sơ đồ cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển của TP HCM sau năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 thì TP sẽ hợp tác với tỉnh lân cận tìm khu đất rộng lớn để xây dựng một khu liên hợp xử lý rác quy mô lớn và hiện đại hơn. Cụ thể là TP HCM liên kết với tỉnh Long An để xây dựng một khu liên hợp tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Tuy nhiên, trong quá trình tiến tới xây dựng khu liên hợp ở Long An, từ nay đến năm 2020, TP HCM chủ trƣơng hạn chế và tiến tới chấm dứt hoạt động Khu Liên hợp xử lý chất thải Phƣớc Hiệp. Song để thực hiện cần có lộ trình chuyển toàn bộ khối lƣợng rác tại Phƣớc Hiệp về Đa Phƣớc để xử lý. Khu Xử lý chất thải rắn Đa Phƣớc bảo đảm đƣợc các tiêu chuẩn xử lý rác cao nhất Việt Nam hiện nay, đã đƣợc lãnh đạo trung ƣơng và TP HCM khảo sát và đánh giá cao. Qua đó cho thấy việc chấm dứt hoạt động Khu Liên hợp xử lý chất thải Phƣớc Hiệp và chuyển lƣợng rác về Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phƣớc nhằm bảo đảm

76

môi trƣờng là chủ trƣơng đúng đắn của lãnh đạo TP HCM. Theo chỉ đạo của UBND TP HCM, TP giao cho Công ty TNHH một thành viên Môi trƣờng Đô thị TP HCM lập đề án chuyển đổi lao động và một số vấn đề khác có liên quan để chấm dứt ô nhiễm tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Phƣớc Hiệp. Trong khi đó, phía VWS cho biết họ cam kết sẵn sàng tiếp nhận số lao động này về làm việc tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phƣớc. Lãnh đạo TP cũng đã phân công cho Sở Giao thông Vận tải TP HCM tổ chức phân luồng giao thông, nghiên cứu tận dụng giao thông đƣờng thủy để chuyển rác về Đa Phƣớc tránh gây ùn tắc giao thông.

3.2.2.4. Yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ công

Trong bối cảnh hiện nay, khi chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, cùng với sự gia tăng của quá trình đô thị hóa, yêu cầu nâng cao chất lƣợng của dịch vụ công cộng đô thị là tất yếu. Tức là dịch vụ công là dịch vụ công phải có chất lƣợng tốt nhất cho ngƣời dân, tạo điều kiện cho ngƣời dân phát huy tối đa tiềm lực và khả năng của mình. Để thực hiện đƣợc điều này, nếu chỉ do một đơn vị cung cấp dịch vụ thì tính độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ sẽ tồn tại, không có sự cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ, dẫn đến chi phí sản xuất dịch vụ cao, mà chất lƣợng lại không đƣợc nâng lên. Do đó, cần thiết phải hƣớng đến việc xã hội hóa dịch vụ này.

Trong thời gian qua, tại Tp. Hồ Chí Minh việc xử lý chất thải rắn Đa Phƣớc do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) đã đi vào hoạt động và đã mang lại hiệu qủa nhất định (Hộp 3)

77

Hộp 3. Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước: Xử lý rác đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ

Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phƣớc do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tƣ, có tổng diện tích 128 ha, tọa lạc tại xã Đa Phƣớc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Đây là khu liên hợp xử lý rác lớn nhất tại Việt Nam và tầm cỡ khu vực, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp TP. HCM giải quyết vấn đề rác thải, cải thiện môi trƣờng. Ngày 1/11/2007, Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phƣớc (giai đoạn 1) có công suất tiếp nhận 3.100 tấn/ngày chính thức đi vào hoạt động, tiếp nhận những xe rác đầu tiên, giải quyết bài toán khủng hoảng địa điểm tiếp nhận rác của thành phố. Khu xử lý Đa Phƣớc có công nghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới hiện nay với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về kỹ thuật. Trong đó, bãi chôn lấp đƣợc xây dựng với các tiêu chuẩn cao nhất và an toàn nhất của Ủy ban Bảo vệ môi trƣờng California và Hoa Kỳ. Để giảm mùi hôi của rác, Công ty VWS đã nhập công nghệ POSI - SHELL (phát minh tiên tiến này mới chỉ sử dụng tại Hoa Kỳ và lần đầu tiên có mặt tại châu Á) sử dụng chất phụ gia keo đƣợc trộn chung với xi măng và bột vôi (đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài) rồi phun lên bề mặt của rác. Hàng ngày, rác đƣợc tiếp nhận đến đâu sẽ đƣợc phun xịt ngay đến đó. Máy POSI - SHELL có thể sử dụng liên tục với hiệu quả cao trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kể cả trong điều kiện mƣa gió. Công nghệ phun xịt này đem lại hiệu

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 79)