Áp dụng các công cụ quản lý BVMT làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 90)

4.4.3.1. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm soát nguồn thải

- Tăng cường kiểm soát phát thải từ các nguồn thải tại làng nghề. Dựa trên định mức nước sử dụng, vật liệu cho 1 sản phẩm, để ước tính lượng ô

nhiễm của một số sản phẩm, từ đó ước tính cho cả làng nghề.

- Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng tại làng nghề, yêu cầu các cơ sở này thực hiện cam kết BVMT để đảm bảo các đầu tư này theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về BVMT trong cam kết BVMT của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

- Tăng cường giám sát các cơ sở sản xuất hiện có và mới thành lập, yêu cầu các cơ sở phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn ... . Kinh phí cho các hoạt động này có thể lấy từ ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường của địa phương và do chủ cơ sở sản xuất đóng góp.

4.4.3.2 Tăng cường áp dụng công cụ pháp luật trong bảo vệ môi trường làng nghề

Tuyên truyền phổ biến luật bảo vệ làng nghề, phổ biến các thể chế môi trường trong các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong làng nghề để dễ dàng thi hành pháp luật. các hành vi đổ chất thải ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi cần xử phạt theo quy định của Nhà nước và của địa phương.

4.4.3.3. Tăng cường công cụ thông tin trong BVMT làng nghề

Tăng cường thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu làng nghề. Đưa các thông tin đó vào các đề tài, dự án nghiên cứu về môi trường làng nghề. Đưa các thông tin đã có của các đề tài, dự án nghiên cứu về làng nghề lên các phương tiện truyền thông như web, đài, báo chí nhằm tránh những đầu tư trùng lặp.

4.4.3.4. Tăng cường, đa dạng hoá đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề

Do nguồn lực BVMT làng nghề cũng hạn chế nên cần có sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước để tạo sự chuyển biến về cả nhận thức và việc làm nhằm

giảm tải lượng ô nhiễm của làng nghề. Trước hết cần tập trung vào:

- Hỗ trợ kinh phí tạo cơ sở hạ tầng, trong đó có việc quy hoạch các khu cụm làng nghề, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn của cụm khu làng nghề.

- Xã hội hoá bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, khuyến khích áp dụng công nghệ bảo vệ môi trường cho các mô hình trình diễn để nhân rộng mô hình.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và quản lý môi trưòng bằng vốn vay ưu đãi.

- Hỗ trợ một phần kinh phí quan trắc môi trường định kỳ hàng năm từ nguồn thu của các cơ sở sản xuất.

- Xây dựng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, mức lãi suất tín dụng ưu đãi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề có áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp như giảm thuế cho phần lợi nhuận do sản xuất sạch hơn mang lại.

Nguồn đầu tư:

- Từ ngân sách Nhà nước dành cho BVMT ở địa phương (1% tổng chi phí ngân sách). Xây dựng cơ chế cho phép dùng vốn sự nghiệp môi trường để hỗ trợ xử lý môi trường làng nghề theo tỷ lệ phù hợp.

- Từ nguồn vốn đầu tư của chủ sản xuất. - Từ nguồn vốn ODA dành cho BVMT.

- Từ quỹ BVMT Việt Nam (năm 2002 ngân sách Nhà nước cấp cho các làng nghề trong nước ban đầu 200 tỷ đồng và hàng năm bổ xung thêm 10%, vốn điều lệ từ các nguồn thu nước thải, chất thải rắn ..., các nguồn tài trợ khác). (V - 12 Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008).

- Từ khoản thu 50% nguồn thu phí nước thải để lại cho địa phương quản lý theo NĐ 67/2003/NĐ-CP. Cần tăng cường thu phí nước thải, thu gom vận chuyển chất thải rắn để có nguồn kinh phí cấp cho BVMT làng nghề.

- Từ nguồn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế cho BVMT làng nghề.

4.4.3.5 Triển khai áp dụng chế tài nguồn gây ô nhiễm phải trả tiền

Sở TN &MT cần hướng dẫn bằng văn bản cho cấp huyện, xã lập biểu thống kê các nguồn thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thai rắn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề ở địa phương theo phương pháp tính trung bình lượng sản phẩm sản xuất /ngày. Từ đó tính phí BVMT cho mỗi cơ sở sản xuất.

PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

+Hoạt động của các làng nghề đã góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

+Hoạt động của làng nghề đã có những tác động gây ô nhiễm môi trường cục bộ trong khu vực sản xuất của các hộ dân đặc biệt là môi trường nước.

+ Hậu quả của ONMT làm cho các bệnh ốm đau trong làng nghề đang có chiều hướng tăng nhanh, các bệnh liên quan đến hô hấp, ngoài da, đau đầu ..., đang có chiều hướng tăng nhanh. Do môi trường sống đang bị ô nhiễm cả về chất lượng cũng như số lượng.

+ Thu gom rác thải tại làng đã được triển khai, nhưng quy mô hoạt động còn hạn chế, bãi chôn lấp chất thải không đúng kỹ thuật, cũng chính là một nguồn gây ô nhiễm môi trường tại khu vực chôn lấp rác thải của xã.

+Vấn đề ONMT trong nhận thức của người dân còn hạn chế. Do ít được tiếp cận với các kiến thức khoa học MT nên nhận thức đánh giá của người dân chưa thực sự sâu sắc, chủ yếu dựa vào cảm quan. Chính vì vậy mà người dân chưa thấy hết sự nguy hại của ONMT.

+Một số giải pháp giảm thiểu ONMT đã được triển khi trên địa bàn như quy hoạch, công tác kiểm tra kiểm tra… nhưng những giải pháp được thực hiện vẫn còn yếu kém.

5.2 KIẾN NGHỊ

+Đối với nhà nước

- Nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc đầu tư cho vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giám sát, giải quyết các vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường .

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, ban hành các văn bản pháp luật nhằm triển khai hiệu quả luật bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

các hoạt động bảo vệ môi trường. Coi việc thực hiện tốt các quy định về môi trường để bảo vệ sức khoẻ cho toàn thể nhân dân và trong đó có trách nhiệm của mỗi người dân. Hướng tới xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường.

+ Đối với các cấp chính quyền địa phương

- Chỉ đạo thành lập các ban quản lý MT cho các cụm công nghiệp cũng như các cơ sở SX.

- Triển khai các văn bản , quy định pháp luật về công tác giữ gìn vệ sinh MT, an toàn lao động trong sản xuất.

- Đẩy nhanh tiến bộ quy hoạch các cơ sở SX tách khỏi khu dân cư - Tuyên truyền công tác vệ sinh MT nông thôn trong cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức thanh tra kiểm tra. Phân loại các cơ sở sản xuaatsvif quy mô sản xuất càng lớn thì tình trạng ONMT càng cao.

- Định kỳ thực hiện công tác BVMT, an toàn lao động . Có hình thức khen phạt, khen thưởng, để công tác BVMT đi vào cuộc sống của người dân như một nét đẹp.

- Bộ máy quản lý từ cấp huyện, xã cần phân cấp theo trình độ, chuyên môn để các công tác đi đúng theo định hướng phát triển của địa phương cũng như đất nước

+Đối với người dân

- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trong gia đình cũng như môi trường xung quanh.

- Tiến hành phân loại rác thải và đổ rác đúng nơi quy định.

- Trồng nhiều cây xanh khu vực làng xóm góp phần điều hòa không khí môi trường.

- Xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung hợp lý và đảm bảo hoạt động tốt .

- Cần quan tâm hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh tật cho mọi người trong gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Nguyễn Mậu, TS. Vũ Thị Phương Thụy. TS Nguyễn Văn Song (2009), “Giáo trình kinh tế môi trường”, Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. TS. Đặng Kim Chi (2005), “Làng nghề Việt Nam và môi trường” NXB Khoa học và kỹ thuật , Hà Nội.

3. UBND xã Yên Tiến, “Tình hình thực hiên nhiệm vụ KT- XH Năm 2010”.

4. UBND xã Yên Tiến, “Tình hình thực hiên nhiệm vụ KT- XH Năm 2011”

5. UBND xã Yên Tiến, “báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn năm 2011 – 2020”

6. Trần Thị Minh Yến (2004), “Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH – HDH”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Phạm Văn Thành (2009), “Hiện trạng môi trường làng nghề thêu ren An Hoà, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Quang Huy (2010), “Nam Định khó khăn khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề”, số 20/10/2010

9. Báo cáo MT làng nghề Việt Nam năm 2008 “xu hướng ONMT làng nghề Việt Nam và môi trường”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 10. Luật bảo vệ MT nước CHXHCN Việt Nam số 52/2/2005/QH11 ngày

29 tháng 11 năm 2006.

11. Theo thông tư 116/2006/TT – BNN ngày 18/12/2006 về hướng dẫn thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ – CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

12. www.baonamdinh.com.vn

13. www.tainguyenmoitruong.com.vn

14. http://tainguyenmoitruong.com.vn/lang-nghe-nam-dinh-o-nhiem-dang- dau-doc-nguoi-dan.html

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

A. Người thu nhập thông tin

Họ và tên: Hoàng Thị Huyền Nghề nghiệp: sinh viên

Giới tính: Nữ

Địa chỉ: Yên Khánh – Ý Yên – Nam Định

B. Những thông tin chung về người được điều tra

1.Họvà tên ………... Giơí tính: Nam Nữ Tuổi:... Địa chỉ:... ... 2. Trình độ văn hóa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trình độ chuyên môn: Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học

3. Loại hộ

Hộ KD Hộ SX – KD

C. Những thông tin chung về tình trạng ô nhiễ môi trường tại thôn

1. Ông bà có quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường không?

Có Không

2. Theo ông bà thì nguồn nước ao, hồ, sông, kênh mương tại làng đang trong tình trạng nào

Sạch Bình thường Bẩn

3. Mùi nước ao, hồ, kênh mương trong làng đang trong tình trạng nào

Không mùi Hôi Rất hôi

4. So với làng không có hoạt động SXTTCN như làng thì chất lượng nước

Không mùi Hôi Rất hôi

5. Chất lượng nước kém đi do nguyên nhân nào?

Do sử dụng thuốc trừ BVTT Nguyên nhân khác

6. Theo ông bà thì nguồn nước ngầm tại làng đang trong tình trạng nào?

sạch Bình thường Bẩn

7. So với cách đây 10 năm thì nguồn nước ngầm ở làng thế nào?

Tốt như nhau

Bẩn hơn Bẩn hơn nhiều

8. Gia đình ông bà sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu là loại nước gì?

Nước giếng Nước mưa

Nước ao, hồ Nước máy

9. Theo ông bà thì sử dụng nguồn nước đó như thế nào?

10.Nguyên nhân tại sao nước an toàn, không an toàn

……… ……… ………

11. Nước thải gia đình có qua xử lý không ?

Có Không

12. Theo ông bà chất lượng không khí ở trong làng trong tình trạng như thế nào?

Không ô nhiễm Ô nhiễm nhẹ Không ô nhiễm

13. Lượng bụi trong không khí?

Không có Ít Nhiều Rất nhiều

14. theo ông bà nguyên nhân gây ô nhiễm MT không khí ở làng là gì?

……… ………

15. ông bà có hay bị các bệnh sau không

Đau đầu Đau mắt Bệnh hô hấp

Bệnh ngoài da Bệnh tiêu hóa Bệnh khác

Bệnh khác

16.Địa phương có tuyên truyền bảo vệ ô nhiễm môi trường không?

Có Không

17. Số lần địa phương thực hiện việc tuyên truyền bảo vệ môi trường trong tháng

1 - 2 3 - 4 nhiều hơn 4

18. Số lần thu gom rác thải trong làng 1 tháng bao nhiêu lần?

1 lần 2 lần Nhiều hơn 2 lần

19. Theo ông bà thì số lần thu gom rác thải trên đã hợp lý chưa?

20. Chất lượng dịch vụ thu gom rác phù hợp chưa

Phù hợp Chưa phù hợp

21 Theo ông bà thì trong quá trình sản xuất thì khâu nào gây ô nhiễm môi trường

……… ……… ………

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 90)