Hiện trạng ô nhiễm không khí
Môi trường không khí tại xã chịu sự tác động của bụi, hơi dug môi, sơn, mùi nước ngâm tre nứa và tiếng ồn sinh ra từ quá trình SX.Đê có một SP hoàn chỉnh thì hầu hết các công đoạn đều gây ra ô nhiễm nhưng mức độ
gây ô nhiễm có sự khác nhau:
Tại công đoạn cắt xe gỗ( máy cưa), pha gỗ nguyên liệu (máy bào, khoan) và công đoạn đánh bóng gia công bề mặt ( máy trà, máy đánh giấy ráp) đây là những công đoạn phát sinh nhiều bụi nhất. Nồng độ bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép ( nghiên cứu của viện công nghệ môi trường).
Hộp 4.1 Phản ánh của người dân về bụi trong không khí
Ông Bùi Văn Vân 65 tuổi cho biết: làm nghề này ko tránh được bụi, bụi nhiều nhất ở khâu cưa gỗ, bào, mài. Khi nào cưa xong mảnh gỗ to là bụi bám từ đầu tới chân, người dân ở đây chỉ đeo cái khẩu trang thôi chẳng có cái gì nữa. Nhà tôi cửa kính, cây cảnh là bụi bám dày đặc thường xuyên phải lâu không thì bụi dầy thành lớp.
Hơi dung môi hữu cơ phát sinh trong quá trình SX đặc biệt là ở các khâu đánh sơn hoặc đánh vecni hoàn thiện SP cũng ảnh hưởng rất nhiều tới MT không khí. Nồng độ các chất hữu cơ, nồng độ Axton, butyl axetat cao hơn môi trường nền mà còn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần( Viện công nghệ môi trường)
Tiếng ồn sinh ra từ các máy cưa, máy bào, máy chà,máy đánh giấy giáp, máy vót, máy tiện nứa trong quá trình làm đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Tiếng ồn ONMT rất có hại đối với sức khỏe con người. Với mức độ ồn 50 DBA đã làm suy suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc.
Hộp 4.2 Phản ánh của người dân về tiếng ồn trong không khí
Theo ông Đinh Văn Tâm (56 tuổi). Khắp xã đâu cũng có tiếng máy cưa, máy đẽo,máy bào, tiếng đục, chúng tôi ở đây nghe quen rồi cũng chẳng làm sao cả. Vào thời điểm cuối năm hàng hóa chạy thì tiếng của các máy tới 10 giờ tối, sống đâu thì quen đấy đã làm nghề thì phải chấp nhận.
Do hoạt động SX ngay tại khu dân cư nên khi đánh giá mức độ ô nhiễm không khí rất khó khăn do người dân ngày nào cũng tiếp xúc với bụi,
tiếng ồn, mùi hôi thối từ rác thải, cống rãnh kênh mương. Qua điều tra thực tế tại địa phương thì đánh giá của người dân được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4.8 Đánh giá của người dân về lượng bụi, tiếng ồn trong không khí
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Lượng bụi 50 100 - Ít 4 8 - Nhiều 28 56 - Rất nhiều 18 36 2. Tiếng ồn 50 100 - Ít 1 2 - Nhiều 27 54 - Rất nhiều 22 44
Nguồn: Tổng hợp điều tra số liệu
Ước tính bình quân mỗi ngày tại Yên Tiến sử dụng từ 150 đến 200 tấn tre, nứa. Mỗi năm, toàn xã sử dụng khoảng 70.000 tấn tre, nứa nguyên liệu. Để sản xuất ra thành phẩm, số lượng nguyên liệu này đều phải được xử lý thô bằng công đoạn bắt buộc là ngâm trong nước từ 2 đến 3 tháng. Do số lượng nguyên liệu quá lớn, nên toàn bộ những điểm có mặt nước của xã đều được người dân tận dụng để ngâm tre, nứa. Vào mùa hè, các kênh mương bốc mùi hôi thối.
Theo kết quả điều tra thì đa số người dân cho rằng lượng bụi trong khí nhiều và rất nhiều chiếm 92% (46 hộ), chỉ có 4 hộ chiếm 8% cho rằng lượng bụi trong không khí ít, không có hộ nào cho rằng trong không khí không có bụi.
Với tiếng ồn trong không khí thì có 44% (22 hộ) cho rằng mức độ tiếng ồn rất nhiều, 27 hộ cho rằng mức tiếng ồn nhiều chiếm 54% tổng số hộ điều tra, chỉ có duy nhất một hộ (2%) cho rằng mức tiếng ồn ở mức ít và không có hộ nào phủ nhận trong không khí không có tiếng ồn.
Biểu đồ 4.3: Môi trường không khí dưới sự đánh giá của người dân
Hiện trạng MT không khí tại xã đang trong tình trạng ô nhiễm nặng đó là ý kiến của của 82% số hộ được điều tra ( 41 hộ) còn lại 16% số hộ cho là ô nhiễm nhẹ, có một hộ cho rằng MT không khí không bị ô nhiễm.
Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước
Nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình SX và nước mưa đều được tiêu thoát qua cùng một hệ thống cống thoát nước chung. Theo điều tra hầu như các hộ đều không có hệ thống xử lý nước thải. Tất cả các ao hồ, kênh mương trên địa bàn đều được bà con tận dụng để ngâm tre, nứa - những nguyên liệu chính dùng để phục vụ công việc đan lát của bà con nơi đây. Màu nước đen sì, đặc quánh, bốc mùi hôi thối là đặc trưng của nguồn nước các kênh, mương của toàn xã.
Bảng 4.9 Đặc tính nước thải tại xã
STT Nguồn phát sinh Đặc tính nước thải
1 Nước mưa tràn chảy Chứa mùn cưa, mảnh gỗ vụn,
Ngoài ra còn chứa các loại khác như rác…
2 Nước thải sinh hoạt Chứa nhiều vi sinh vật và các
chất hữu cơ
Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra
trong sinh hoạt khoảng 200 lít/người/ngày chưa kể tới lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất . Lượng nước thải này không qua hệ thống xử lý nào mà được thải trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm nguồn nước ao, hồ, sông ngòi
Hộp 4.3 Phản ánh của người dân về nước xung quanh xã
Ông Vũ Đình Bảng, một người dân trong xã bức xúc: “Từ nhiều năm nay, ngày nào chúng tôi cũng phải ngửi mùi của nước ngâm tre, nứa bốc lên từ các ao hồ, kênh mương trong làng. Vào những ngày hè, chúng tôi phải đóng kín tất cả các cửa, nếu không thì không thể nào chịu nổi mùi hôi thối xộc vào nhà. Hai con kênh tưới tiêu chính trong xã quanh năm đều có tre, nứa ngâm kín dòng chảy, vào mùa mưa, nước không thoát đi được, ứ đọng bốc mùi .
Người dân trong làng nghề họ có cách đánh giá khác nhau về chất lượng nước và nước ngầm cụ thể:
Bảng 4.10 Đánh giá của người dân về chất lượng nước
Chỉ tiêu số hộ tỷ lệ(%) 1. Mặt nước 50 100 Bình thường 2 4 Bẩn 48 96 2. Nước ngầm 50 100 sạch 1 2 Bình thường 3 6 Bẩn 46 92
Dưới sự đánh giá của người dân có tới 96% số hộ (48 hộ) họ thấy nước mặt đã bị ô nhiễm, 21 hộ thấy màu nước ao màu đen và có tới 46 hộ thấy màu nước ao đen , chỉ có hộ (chiếm 4%) cho là nước ao ở trong tình trạng bình thường nguyên nhân do hộ hộ ngoài đường lớn rất ít quan sát tình trạng MT trong làng. Hầu như các hộ đều cho rằng nước ngầm bị ô nhiễm do nước
trên bề mặt ô nhiễm .
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về màu, mùi nước ao trong xã Chi tiêu Số hộ( hộ) Tỷ lệ (%) 1. Màu nước 50 100 - Hơi đen 2 4 - Đen 21 42 - Rất đen 27 54 2. Mùi nước 50 100 - Hôi 4 8 - Rất hôi 46 92
Bảng 4. 12 Một số chỉ tiêu nước ngâm tre, nứa tại Yên Tiến
Mẫu PH BOD COD SS
(mg/l) (mg/l) (mg/l) Nước mặt ao 5,56 1945 2880 12400 Nước đáy ao 5,68 1919 3552 17300 Nước rãnh 6,96 1988 2496 54500 Nước bùn rãnh 6,38 3749 6528 118000 TCVN 5945 – 1995 5 – 9 100 400 200
Nguồn: Báo cáo quản lý các KCN tỉnh Nam Định
BOD: (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứNg vi khuẩn.
COD: Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
SS: suspended solid, nghĩa là chất rắn lơ lửng
Theo kết quả phân tích cho thấy các thông số BOD,COD,SS đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần BOD vượt quá tiêu chuẩn đối với nước thải loại C trên 19 lần, COD vượt trên 7 lần, SS vượt quá tiêu chuẩn cho phép trên 62 lần cho thấy nước ngâm tre nứa không thể sử dụng khi chưa được sử lý.
Chất thải rắn ( CTR) của các hộ gia đình có hai loại chính: Chất thải sinh hoạt và chất thải từ sản xuất.
- Chất thải phát sinh trong quá trình SX chủ yếu là các mảnh gỗ, gỗ mẩu, nứa thải, sợi nứa,mùn cưa, CTR có thể làm chất đốt rất tốt hoặc bán nhưng trên thực tế CTR này không sử dụng được hết và cũng không bán hết CTR từ sản xuất vẫn được đổ cùng chất thải sinh hoạt.
- Ngoài chất thải rắn từ SX thì lượng rác thải sinh hoạt của các hộ chủ yếu là chất hữu cơ thực phẩm, các loại túi nilong, chai lọ, có lẫn cả các CTR từ SX như mùm cưa, keo cồn...
Hộp 4.4 Phản ánh của người dân về rác sinh hoạt
Theo bà Đinh Thị Lệ ( 54 tuổi) cho biết: công việc thu gom rác thải do bên hội phụ nữ đảm nhiệm. Số lần lấy rác trong tháng giữa các xóm có sự khác nhau. Xóm tôi 1 tháng lấy được 3 lần. Tồn rác trong nhà gần một tuần làm sao chịu được thì phải mang đi đổ, mùn cưa, mẩu gỗ thừa để ở nhà làm gì cho chật, bẩn nhà ra , thấy người ta đổ thì gia đình tôi cũng đổ. Họ có dựng biển cấm thì cũng kệ, cấm ban ngày thì họ lại đổ đêm thôi.
Vì rác thải nhiều không có chỗ chứa nên người dân vứt rác ra ven ao, ven sông thậm chí là mé đường. Chính vì thế mà bãi rác tự pháp ngày càng mở rộng gây ảnh hưởng cho người dân xung quanh khu vực.