2.1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường làng nghề
Theo luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 ô nhiễm môi trường là hiện tượng giảm chất lượng môi trường và tác động đến sức khỏe con người và sự phát triển của sinh vật.
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau:
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, và tác động trực tiếp tới môi trường nước, đất và không khí trong khu vực.
* Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại các khu vực sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động.
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn.
2.1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề
Ô nhiễm môi trường có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người và thực tế ô nhiễm môi trường luôn phát triển cùng chiều với các hoạt động sản xuất.
Ở các làng nghề do quá trình hình thành và phát triển mang tính tự phát, thiết bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống sử lý nước, khí thải hầu như không được quan tâm. ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề nước ta trở nên bức xúc nhất hiện nay.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề rất khác nhau được cụ thể hóa như sau:
- Làng nghề chế biến lương thực – thực phẩm (LT – TP)
Ngành chế biến nông sản là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng nước không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo quy trình chế biến, nước thải chế biến nông sản thực phẩm có BOD5 lên tới 2500 - 5000mg/l, COD 13300 - 20000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5 - 32 lần.
Chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm rất đa dạng. Nhìn chung chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy.
nghề chế biến LT – TP là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra. Các khí ô nhiễm gồm H2S, CH4, NH3 đặc biệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lên rất khó chịu làm giảm chất lượng môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt khác tại các làng nghề chế biến LT – TP sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2 tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
Hiện trạng môi trường đất và chất thải rắn tại các làng nghề chế biến nông sản có sự khác nhau giữa các làng nghề. Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong thải ra lượng chất thải rắn như vỏ, sơ. Hiện nay bã thải sắn được tận dụng làm thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong chứa hàm lượng sơ cao, một phần được đem phơi khô làm nhiên liệu, phần lớn được đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế. Nguồn thải này góp phần chính làm ô nhiễm môi trường đất và trực tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở làng nghề.
Các làng nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất thải rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng nguồn bã thải đó và chất thải chăn nuôi cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm làng nghề. Còn tại các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn không đáng kể, chủ yếu chỉ có xỉ than.
- Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng.
Các làng sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay, công nghệ sản xuất còn thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, lao động giản đơn là chủ yếu, sản xuất vật liệu tiêu thụ một lượng rất lớn nhiên liệu là than và củi.
Ở các làng này mức độ ô nhiễm không khí là nghiêm trọng nhất. Bụi phát sinh từ quá trình khai thác, gia công nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm là rất lớn. Khói độc và sức nóng toả ra từ các lò nung, tiếng ồn do hoạt động giao thông làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân, cây cối và hoa màu.
Trong quá trình khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói thiếu quy hoạch đã gây huỷ hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hưởng lớn tới quá trình tưới tiêu và làm giảm diện tích canh tác.
- Làng nghề tái chế phế thải
Làng nghề tái chế phế thải gồm: tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa ..., là một ngành mới được hình thành tuy nhiên trong những năm qua đã phát triển khá nhanh.
Ở các làng này ô nhiễm môi trường nước diễn ra khá nghiêm trọng do đặc điểm sử dụng nhiều nước. Trong quá trình rửa sạch chất thải, nước thải mang theo khá nhiều các tạp chất làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra ở những làng này phải thường xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi và khí độc nhiều.
- Làng nghề dệt nhuộm, da
Trong cơ cấu làng nghề dệt nhuộm nói chung, nghề nhuộm chiếm một vị trí quan trọng. Hoạt động của các làng nhuộm không chỉ tạo ra những giá trị về mặt kinh tế xã hội, mà còn tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc.
Cũng như các làng chế biến nông sản thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường nước là vấn đề lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm. Đây là ngành sử dụng nhiều nước, nhiều hoá chất, thuốc nhuộm. Thông thường khoảng 30% thuốc nhuộm và 85 - 90% hoá chất còn lại, sau quy trình công nghệ nhuộm được thải vào trong nước, vì vậy nước thải có pH, COD, TS, BOD, độ màu rất cao.
- Làng nghề thêu ren: phát thải ra trong hoạt động tẩy trắng các sản phẩm, nước thải có chứa các hoá chất tẩy, các chất hữu cơ, các xơ sợi.
Theo đánh giá của sở công nghệ và môi trường Hà Nam năm 2008. Để tẩy trắng sản phẩm, lượng hoá chất dùng để sản xuất cho 100m vải cần khoảng 0,25 kg Javen, 0,2 kg silicat, 0,2 kg H2O2. Phẩm màu công nghiệp dùng để nhuộm hấp xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, người dân làm nghề không nắm được thành phần, độc tính của thuốc nhuộm. Nguồn thải làng nghề dệt nhuộm, ngoài nước thải có thành phần thông thường như: các chất hữu cơ, NH3, NO2-, PO3-, còn có một lượng lớn các hoá chất là thành phần thuốc nhuộm (trong đó có một số hợp chất rất độc với con người và môi trường sinh thái như các hợp chất diazô), các chất màu làm cho nước nhiễm màu. Thông thường lượng thuốc nhuộm đi cùng nước thải chiếm tới 25%. Ô nhiễm môi trường không khí, bụi do sử dụng than và các loại khí sinh ra khi phân huỷ chất thải.
Tại làng nghề dệt nhuộm các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD,BOD, SS đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1- 4 lần. Độ ồn do các thiết bị dệt gây ra từ 75 - 90 dB cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Làng nghề ươm tơ: sản xuất 1kg kén tơ cần sử dụng 1,5 kg than, 0, 08 kg củi, 01 tạ kén sử dụng 1m3 nước, chất thải phát sinh từ sản xuất tơ tằm, nước thải có chứa các chất hữu cơ, nitơ, tơ sợi vì thế nước thải dễ phân huỷ và gây mùi khó chịu tại khu vực làng nghề này. Ô nhiễm không khí từ các lò hơi, các lò than sinh ra bụi và các khí độc.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Các làng nghề này hiện tượng ô nhiễm môi trường nước diễn ra ít nghiêm trọng như các làng nghề chế biến LT – TP và các làng nghề tái chế. Tuy nhiên, sản xuất tại các làng nghề này lại thường xuyên gây ra bụi và tiếng ồn lớn, hoặc gây ra khí độc khi tẩm sấy các đồ mây, tre đan.
chất thải rắn (xỉ than, gạch vỡ, gạch phồng, đất đá thải do khai thác khoáng sản ...) và chất thải khí (bụi, SO2, CO, NOx ...).
Đánh giá:
Trong các thành phần gây ô nhiễm môi trường thì các hoạt động trong làng nghề cũng là một thành phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
2.1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường làng nghề
- Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về BVMT và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên hệ thống văn bản còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu tính chi tiết, tính ổn định chưa cao, tình trạng văn mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức… trong BVMT.
- Quyền hạn chế pháp lý của các tổ chức BVMT chưa thực sự đủ mạnh nên đã hạn chế hiệu quả nắm tình hình phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Cơ chế pháp lý, chế tài sử phạt vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh dẫn tới hạn chế của công việc giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với hành vi xâm hại MT
- Các cấp chính quyền chưa nhận thức được đầy đủ và quan tâm đúng mức với công tác BVMT dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công việc kiểm tra, giám sát về MT. Công tác kiểm tra thanh tra dường như mang tính chất hình thức, công tác đánh giá tác động của MT còn nhiều bất cập và chưa coi trọng đúng mức dẫn tới chất tới chất lượng và phê duyệt không cao.
- Công tác tuyên truyền giáo dục về BVMT trong XH còn hạn chế vì vậy mà chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm cưa tung to chức, cá nhân, cộng đồng trong công việc tham gia giư gìn và BVMT
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác BVMT con hạn chế, phương tiện kĩ thuật phuc vụ công tác kiển tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thư tiễn