Thực trạng sản xuất của các làng nghề trong xã Yên Tiến

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 61)

Tình hình sử dụng vốn, công nghệ

Vốn là yếu tố cơ bản quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghề gỗ mỹ nghệ, sơn mài muốn phát triển thì cần phải có các tư liệu cho lao động như máy móc, thiết bị, cơ khí, nhà xưởng, điều kiện vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu dùng và các khoản tiền để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Tất cả các yếu tố đó chỉ có thể đáp ứng được khi có vốn. Trong khi đó các cơ sở sản xuất làm nghề hầu hết có lượng vốn đầu tư ít, chủ yếu là vốn tự có nên vốn ít sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên nhà nước vẫn chưa đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ đối với vấn đề vay vốn, nên các cơ sở sản xuất muốn vay vốn để đầu tư sản xuất cũng gặp không ít khó khăn. Thông thường hộ có vốn lớn hơn sẽ có điều kiện phát triển sản xuất thuận lợi hơn nên việc sử dụng lao động về số lượng và chất lượng cũng hiệu quả hơn, và việc tiếp thu nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh cũng nhanh nhạy hơn hộ có vốn ít.

Bảng 4.1: Tình hình vốn đầu tư của các hộ Vốn đầu tư Số hộ Tỷ lệ(%) (Triệu đồng) Đến 100 19 38 Từ 100 – 250 17 34 Từ 250 – 400 9 18 Trên 400 5 10

Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra

Những hộ có vốn đầu tư trên 400 triệu đồng chủ yếu là những công ty, doanh nghiệp, các hộ có vốn từ 100-400 triệu đồng trở lên thường là những xưởng sản xuất hoặc hộ có quy mô lớn, còn những hộ có vốn đầu tư đến 150 triệu đồng là những hộ có quy mô vừa và nhỏ.

Thực tế điều tra các hộ sản xuất trong làng nghề xã Yên Tiến cho thấy vốn của các hộ sản xuất dùng để mua nguyên vật liệu và hoàn thiện là rất lớn. Năm 2014, các hộ sản xuất sản phẩm sơn mài, đồ thờ, bàn ghế… phải dùng 48,1% tổng số vốn hiện có để mua nguyên, vật liệu. Trong những năm gần đây, vốn dành cho việc mua sắm trang thiết bị, máy móc ở các hộ sản xuất đã được chú trọng hơn trước, năm 2014 tỷ lệ vốn dành cho xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị, máy móc chiếm 38,61% tổng vốn của hộ. Việc tăng cường vốn đầu tư trang thiết bị, mua sắm máy móc là một dấu hiệu tốt nhưng do thiếu vốn nên mức đầu tư đổi mới trang thiết bị còn thấp.

Bảng 4.2 Tình hình sử dụng vốn bình quân của 1 hộ sản xuất tại xã Yên Tiến (năm 2014)

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2014

SL( tr.đ) CC ( %) SL(tr.đ) CC (%)

1 Mua nguyên, vật liệu 58 47,93 76 48,1

2

Mua máy móc, trang thiết

bị 45 37,2 61 38,61

3 Chi phí khác 18 14,87 21 13,29

Tổng 121 100 158 100

Ta thấy vốn sản xuất cho các làng nghề thời gian qua vẫn là vấn đề nổi cộm, mặc dù các hộ sản xuất trong các làng nghề cũng đã huy động được nguồn vốn từ nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu cho phát triển các làng nghề. Việc sử dụng vốn của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề chủ yếu để mua nguyên vật liệu; vốn đầu tư mua máy móc, trang thiết bị, trả lương lao động tăng quy mô sản xuất rất hạn chế.

Biểu đồ: 4.1 Cơ cấu tình hình sử dụng vốn bình quân của 1 hộ năm 2010 và năm 2014

Như vậy, nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của các hộ sản xuất ở xã rất lớn và còn thiếu nhiều (trên 80% số hộ được hỏi có nhu cầu vay và vay thêm vốn), hiện chủ yếu vẫn là nguồn vốn tự có, trong khi đó nguồn vốn đi vay lại rất bấp bênh ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các cơ sở, nguồn vốn vay từ ngân hàng với số lượng vốn vay thấp, thủ tục vay phức tạp trong khi đó nguồn tài sản thế chấp để vay vốn của các hộ lại rất hạn chế. Đây là một trong nhiều vấn đề cần xem xét để tác động thúc đẩy làng nghề phát triển.

Tình hình sử dụng lao động

Cát Đằng là thôn có nghề gỗ mỹ nghệ và sơn mài phát triển nhất, có giao thông thuận lợi thị trường tiêu thụ lớn nhất, hàng hóa của Cát Đằng mấy

năm trở lại đây được xuất khẩu cả ra nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và nhiều nước khác, chính vì vậy mà các CSSX của Cát Đằng có tổng thu nhập cao, có đến 40% CSSX có tổng thu nhập trên 60 triệu/tháng, có vốn đầu tư trên 400 triệu/năm. Chính vì vậy mà đa số lao động của Cát Đằng có thu nhập cao hơn các thôn khác, thu hút nhiều lao động có tay nghề cao hơn, lao động gắn bó với cơ sở lâu hơn.

Bảng 4.3: Nguồn lao động làm nghề của xã Yên Tiến (2011-2013)

ĐV: Người

Nguồn lao động 2011 2012 2014 So sánh(%)

12/11 13/12 BQ

Tổng lao động 6.229 6.673 7.183 107,12 107,64 107,38

1. Phân theo hình thức:

Lao động làm cho gia đình 3446 3.587 3.941 104,09 109,86 106,9

Lao động đi làm thuê 1.708 1850 1.988 108,31 107,45 107,88

Lao động nhận hàng từ

CSSX về làm 1.075 1.236 1.254 114,97 101,45 108,21

2. Phân theo nguồn gốc

Lao động địa phương 5.612 5.992 6.338 106,77 105,77 106,2

Lao động nơi khác 617 681 845 110,3 124,1 117,22

Nguồn: Ban thống kê xã Yên Tiến

Từ bảng 4.3 ta thấy, nếu phân theo hình thức lao động thì lao động làm cho gia đình chiếm số lượng lớn nhất chiếm 54,87% tổng số lao động của toàn xã năm 2013. Nguyên nhân thứ nhất là lao động địa phương có truyền thống làm nghề của gia đình để lại, nên ngay từ khi bắt đầu làm nghề họ đã làm cho gia đình và có thể được làm chủ CSSX do tra truyền con nối. Nguyên nhân thứ hai là lao động trẻ tuổi ngày nay họ không muốn đi làm thuê, không muốn mất thời gian đi trở hàng, thời gian làm việc bị gò bó… nên họ tự mở hàng ra làm chủ CSSX tại chính gia đình mình, hơn nữa nghề gỗ mỹ nghệ, sơn mài đã phát triển khắp xã, người người làm nghề, nhà nhà

làm nghề, tự mở cơ sở ra làm cũng không phải là một quyết định nguy hiểm, làm nghề gỗ,sơn mài cũng không cần nguồn vốn đầu tư quá lớn nên hầu như gia đình nào có người làm nghề cũng đều có thể tự mở cơ sở chính tại gia đình mình được. Còn phân theo nguồn gốc thì chủ yếu là lao động của địa phương xã chiếm 88,24%, lao động từ địa phương khác đến chỉ chiếm 11,76% tổng số lao động của toàn xã năm 2013. Mấy năm về trước địa phương còn có nhiều lao động phải đi nơi khác để kiếm sống như lên Hà Nội, vào miền Nam… Nhưng mấy năm trở lại đây số lao động phải đi nơi khác để kiếm sống (trừ những người đi học, có việc làm ổn định) giảm hẳn. Vì ở địa phương đã có nghề và nghề đó lại mang lại thu nhập khá cao và ổn định cho lao động, nghề đó còn là nghề truyền thống của làng thì đương nhiên lao động sẽ không muốn đi nơi khác để phải sống xa gia đình, xa quê hương đến một nơi xa lạ kiếm sống. Làm nghề ở địa phương lao động vừa được sống gần gia đình, vừa có thể giữ gìn, bảo vệ truyền thống, văn hóa làng nghề mà vẫn có thu nhập cao, ổn định.

Từ biểu đồ 4.2, ta thấy tổng số lao động làm nghề tại xã Yên Tiến qua 3 năm liên tục tăng đều và ổn định, bình quân tăng 7,39%/năm. Trong đó lao động ở địa phương khác đến làm có tốc độ tăng nhanh nhất, bình quân tăng 17,03%/năm. Điều này chứng tỏ nghề gỗ mỹ nghệ ngày càng có nhiều người biết đến với uy tín tốt nên thu hút ngày càng nhiều lao động làm nghề.

Thu nhập của người lao động tùy thuộc vào các yếu tố như: trình độ tay nghề của người thợ, sự sáng tạo, quy mô lao động, hình thức hoạt động mà có các mức thu nhập khác nhau giữa các làng nghề truyền thống tại xã và giữa các hộ làm nghề.

Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.4 Thu nhập bình quân của lao động nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến năm 2013

STT Tên làng Thu nhập bình quân LĐ/tháng (đồng)

1 Cát Đằng >4.000.000

2 Tân Hưng 3.500.000 - 4.000.000

3 Tân Cầu 3.000.000 - 3.500.000

Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra Từ bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của lao động nghề thủ công mỹ nghệ so với nhiều ngành nghề ở nông thôn ở mức khá hiện nay. Thu nhập từ nghề phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề, thời gian làm nghề, quy mô sản xuất…Thôn Cát Đằng tập chung đông dân cư, đường quốc lộ đi qua, thôn có số doanh nghiệp nhiều nhất trong xã và là làng nghề lâu đời, phát triển nhất. Vì vậy làng thu hút được rất nhiều lao động trong thôn và ngoài thôn mức thu nhập của LĐ nơi đây khá cao và ổn định bình quân đạt trên 4.000.000/ LĐ/tháng. Còn hai thôn Tân Hưng, Tân Cầu do không thuận lợi như Cát Đằng thu nhập của LĐ từ 3.000.000/LĐ/ tháng cũng khá cao so với nông.

Tình hình sản xuất kinh doanh nghề thủ công mỹ nghệ của xã Yên Tiến

* Số lượng và chủng loại sản phẩm gỗ mỹ nghệ của xã Yên Tiến

Sản phẩm nghề gỗ mỹ nghệ của xã Yên Tiến tương đối nhiều cả về số lượng, chất lượng và chủng loại mẫu mã. Các loại sản phẩm chủ yếu của xã là đồ thờ như câu đối, cuốn thư, đại tự, lòng máng, bàn thờ, ngai, ỷ…; đồ nội thất như bàn, ghế, sập, tủ…; các loại đồ gỗ mỹ nghệ khác như tranh, chim, cò, tượng, khung ảnh…

*Số lượng và chủng loại sản phẩm sơn mài của xã Yên Tiến

Sản phẩm sơn mài trên chất liệu gỗ truyền thống của Cát Đằng đã từng in dấu ở những nơi trang trọng bậc nhất của cung đình Huế xưa. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ Cát Đằng, những sản phẩm của làng nghề như: tranh, lọ hoa, âu các loại, đĩa lót, khay trang trí…không chỉ đẹp về màu sắc mà còn rất có hồn. Phát huy những tinh hoa của nghệ thuật sơn mài truyền thống, song song với chất liệu gỗ, người thợ Cát Đằng ngày nay còn sử dụng cả nứa để làm nguyên liệu thô. Với ưu điểm nhẹ, rẻ, bền, dễ tạo hình, thuận lợi trong quá trình vận chuyển nứa đang dần chiếm ưu thế trong quá trình sản xuất của người dân Cát Đằng.

Bảng 4.5: Số lượng sản phẩm mỹ nghệ của xã Yên Tiến (2011-2013) Loại sản

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

SL (sản phẩm) GT (triệu đ) SL (sản phẩm) GT (triệu đ) SL (sản phẩm) GT (triệu đ) 12/11 13/12 BQ 1) Đồ nội thất 2) Đồ thờ 3) Sơn mài 4.182 9.201 3.528 125.460 21.162,3 8.820 4.501 10.167 3.989 144.032 25.417,5 13.961,5 4.681 11.030 4.072 149.792 28.126,5 14.252 114,80 120,11 158,29 104,00 110,66 102,08 109,27 115,29 127,12 Tổng 16.911 155.442, 3 186.57 183.411 19.783 192.170,5 117,99 104,78 111,19

Từ bảng 4.4 ta thấy, đồ thờ có số lượng nhiều nhất sau đó đến đồ nội thất, tuy nhiên đồ thờ lại có giá trị thấp hơn đồ nội thất rất nhiều. Năm 2013, có 4.681 sản phẩm đồ nội thất đem lại giá trị là 149.792 triệu đồng, còn đồ thờ có 11.030 sản phẩm nhưng chỉ đem lại giá trị là 28.126,5 triệu đồng,sơn mài có 4.072 sản phẩm giá trị đem lại 14.252 triệu đồng, bình quân đồ nội thất có giá trị là 32 triệu/sản phẩm, đồ thờ là 2,55 triệu/sản phẩm. Giá trị sản phẩm khác nhau không chỉ do chủng loại khác nhau mà cùng một loại sản phẩm vẫn có các mức giá bán chênh lệch nhau lớn. Nguyên nhân là do sự khác nhau về nguyên liệu gỗ, có sản phẩm được làm từ gỗ trần, có sản phẩm làm từ gỗ giác, gỗ gụ, gỗ rổi…;do sự khác nhau về địa điểm bán hàng đất mặt đường hàng hóa bán chạy hơn, đắt khách hơn và giá bán cũng cao hơn đất trong xóm; do sự khác nhau về người làm ra sản phẩm đó, sản phẩm do mỗi người làm ra có sự khác nhau về đường nét hoa văn, khác về hình dáng, giá trị thẩm mỹ, bởi chúng được làm ra từ những đôi bàn tay khác nhau, mỗi người có một đầu óc sáng tạo, hoa tay khác nhau, những người nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo thì sản phẩm làm ra thường bay bổng, sắc nét, còn những người cẩn thận, tỉ mỉ và có tay nghề vững thì sản phẩm làm ra rất sạch sẽ, nhìn vào sản phẩm chúng ta còn nhận ra được sản phẩm đó do nam hay nữ làm, nam làm thường bay bổng, sống động hơn còn nữ làm thường nghiêng về độ sạch sẽ, cẩn thận, tỉ mỉ; giá cả khác nhau còn do sự khôn khéo trong giao tiếp bán hàng, uy tín của chất lượng sản phẩm và của chính người chủ CSSX đó.

Trong 3 năm liên tiếp từ 2011 đến 2013 cả số lượng và giá trị sản phẩm mỹ nghệ của xã luôn tăng, tổng giá trị sản phẩm bình quân tăng 11,19%/năm. Như vậy, sản phẩm gỗ mỹ nghệ của xã luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, khẳng định được uy tín của làng nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 61)