Yếu tố ảnh hưởng đến giảm thiể uô nhiễm làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 87)

Đa số người dân trong các làng nghề có trình độ văn hóa thấp, nếp sống tiểu nông đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất làm tăng mức độ ô nhiễm. Do không nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường mà chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt sử dụng những công nghệ lạc hậu đến khi hậu quả hủy

hoại môi trường sống của chính bản thân họ.

Bảng 4.17 Trình độ văn hóa của người dân trong xã

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ(%)

Cấp 1 8 16

Cấp 2 24 48

Cấp 3 18 36

Nguồn: tổng hợp tài liệu điều tra

Đa phần người dân ở làng nghề có trình độ văn hóa không cao, học nghề theo kinh nghiệm cha truyền con nối, nhận thức bảo vệ môi trường thấp, ngay cả việc hiểu biết về việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng còn hạn chế

- Công nghệ và thiết bị kĩ thuật của các làng nghề chủ yếu là thô sơ, cũ kĩ, chắp vá lạc hậu chiếm 80%, các làng nghề chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, công cụ thô sơ, phần lớn là do lao động thực hiện, có sự cơ giới hóa từng bộ phận, máy móc chỉ đưa vào thay cho những việc nặng nhọc, vất vả, độc hại. Ở các làng nghề người dân đã nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và các hộ đã từng bước đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới như máy cưa,bào, … nên năng suất tăng lên rõ rệt.

- Khả năng tự đổi mới công nghệ và kĩ thuật của các làng nghề là rất thấp vì mức độ đầu tư cho cải tiến công nghệ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng hộ gia đình và cơ sở sản xuất, vào sự cân đối giữa mức đầu tư với giá trị sản phẩm trên thị trường, vào nhận thức và trình độ quản lí của người đầu tư sản xuất. Khả năng này không chỉ ở việc cải tiến hiện đại hóa thiết bị sản xuất mà còn là ở việc các công nghệ đưa vào làng nghề phải phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ làm nghề. Nhiều hộ gia đình áp dụng được những tiến bộ vào trong sản xuất nhưng một số khác thì không đủ điều kiện về kinh tế hay quy mô không phù hợp để áp dụng. Chính vì vậy mà việc đổi mới trang thiết bị còn diễn ra nhỏ lẻ, không đồng bộ.

Bảng 2.18 Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề

Trình độ kỹ thuật Chế biến nông, lâm, thủy sản Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng Các ngành dịch vụ Các ngành khác Thủ công, bán cơ khí 61,51 70,69 43,90 59,44 Cơ khí 38,49 29,31 56,10 40,56 Tự động hóa 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia)

- Công nghệ truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Việc dùng máy móc, thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời phải giữ được yếu tố truyền thống đặc trưng trong mỗi sản phẩm cũng đang là vấn đề cần lưu tâm, bởi nếu áp dụng KHCN vào mà quên đi mất yếu tố truyền thống thì nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển nghề.

- Hệ thống đường xá, cầu cống tuy đã được nâng cấp nhưng vấn đề thông thoát xử lí chất thải vẫn còn là một vấn đề đang lưu ý, hệ thống điện và thông tin liên lạc trên địa bàn xã có phần phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bà con trên địa bàn. Có những hộ dân chia sẻ vào giờ cao điểm khi đang sản xuất thì đường dây thường quá tải dẫn đến mất điện làm chậm quá trình sản xuất. Nhu cầu về điện chưa đáp ứng đầy đủ song còn tồn tại vấn đề là việc hao phí điện năng lớn do đường dây, trạm biến áp cũ và giá cả điện phục vụ sản xuất của các hộ tăng cao. Nhiều hộ dân đã kiến nghị lên chính quyền về việc giảm giá điện đối với những hộ kinh doanh nhưng chưa có phản hồi. Điều này làm tăng thêm phần chi phí sản xuất cho hộ hay nói cách khác là ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả, phát triển nghề.

Chính vì vậy việc đổi mới trang thiết bị, đồng bộ cơ sở hạ tầng là điều rất cần thiết trong quá trình phát triển nghề mà chính quyền các cấp đáng lưu tâm để phát triển nghề và giảm ONMT.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 87)