Những giải pháp giảm thiể uô nhiễm làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 33)

2.1.4.1. Công cụ pháp luật

Công cụ pháp luật là công cụ quản lý trực tiếp. Đây là công cụ được sủ dụng lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ được nhiều nhà quản lý nhà nước ủng hộ . Giám sát và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng trong công cụ này. Ưu điểm nổi bật của công cụ này là:

- Bình đẳng đối với mọi người gây ra ô nhiễm vì tất cả mọi người đều phải tuân thủ pháp luật.

- Có khả năng quản lý chặt chẽ các loại chất thải độc hại thông qua các quy định có tính chất cưỡng chế cao.

- Bên cạnh ưu điểm đó công cụ này cũng bộc lộ những mặt hạn chế đòi hỏi nguồn nhân lực và nguồn tài chính lớn để thực hiện việc giám sát mọi khu vực, mọi hoạt động nhằm xác định gây ô nhiễm môi trường.

2.1.4.2. .Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế sử dụng dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” và “người hưởng lợi phải trả”. Theo nguyên tắc này người gây ô nhiễm phải trả thì mức độ ô nhiễm cao sẽ chịu phạt về tài chính cao hơn, mức độ

ONMT thấp hơn thì chịu phạt thấp hơn thậm chí còn được hưởng lợi nữa. Theo nguyên tắc này người hưởng lợi phải trả toàn bộ chi phí xã hội cho sự cung cấp nguồn lực đó (Nguyễn Mậu Dũng, 2009)

 Ưu điểm của phương pháp này:

+Khuyến khích sử dụng các biện pháp kinh tế để đạt mức độ ô nhiễm có thể chấp nhận được.

+Khuyến khích sự phát triển khoa học công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân.

+Cung cấp tính linh động trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm.  Nhược điểm của phương pháp này:

+Công cụ này đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và thi hành.

+Không phải tất cả các loại ô nhiễm đều thích hợp với cách dựa trên kích thích kinh tế.

 Một số công cụ kinh tế chủ yếu:

+Các lệ phí ô nhiễm đặt ra các chi phí phải trả để kiểm soát lượng ô nhiễm tăng lên

 Các lệ phí nước thải và khí thải: Là loại phí do cơ quan nhà nước thu dựa trên số lượng hoặc chất lượng ô nhiễm do cơ sở SX thải ra MT. Trong hệ thống phí này thì người gây ô nhiễm phải chịu một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị thải vào MT.

 Phí không tuân thủ: Được đánh vào người gây ô nhiễm khi họ xả thải vượt quá mức quy định.

 Các phí đối với người tiêu dùng là khoản thu trực tiếp cho các chi phí xử lý ô nhiễm cho tập thể hay cộng đồng, thường hay sử dụng trong thu gom và xử lý rác thải.

 Lệ phí SP là phí được cộng thêm vào giá thành SP hoặc đầu vào SP gây ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn SX.

 Thuế ô nhiễm: Nguyên tắc tính thuế ô nhiễm là ai gây ô nhiễm người đó phải chịu thuế, thuế tính trên từng đơn vị SP gây ô nhiễm. Đây là giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp và các máy móc thiết bị tiến bộ để đảm bảo lượng chất thải ra MT ở mức tối thiểu

(Nguyễn Mậu Dũng, 2009)

 Tiêu chuẩn môi trường là một trong những biện pháp can thiệp của Nhà nước nhằm định mức ô nhiễm dựa vào mục tiêu bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn MT do nhà nước đề ra. Tiêu chuẩn MT là những định mức, là giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý MT. Nhà nước cấm các hoạt động sản xuất vượt quá tiêu chuẩn quy định. Dựa vào quy định mức tiêu chuẩn MT, các cơ quan kiểm soát MT sẽ giám sát các hoạt động của người gây ô nhiễm. Nếu việc chấp hành không tốt tiêu chuẩn MT thì Nhà nước có thể phạt rất nặng hoặc đem ra truy tố trách nhiệm trước pháp luật.

 Các khoản trợ cấp: Bao gồm các khoản tiền trợ cấp lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm,các khoản tiền vay với lãi xuất thấp cho phép khấu hao nhanh, khuyến khích về thuế, để khuyến khích người gây ô nhiễm thay đổi hành vi hoặc giảm bớt chi phí cho việc giảm thiểu mà những người gây ô nhiễm phải chịu.

 Hệ thống giấy phép được thải là biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm. Căn cứ vào mức thải cho từng khu vực Nhà nước cho phép thông qua giấy phép được thải. Như vậy số lượng giấy phép được thải sẽ được quy định và do đó một hãng muốn được quyền phát thải phải mua giấy phép và có quyền bán lại giấy phép này cho người khác nếu họ không dùng giấy phếp đó. Nhu cầu được cấp giấy phép được bắt nguồn từ chi phí xử lý ô nhiễm sẽ của người xả thải. Người xả sẽ còn xử lý chất thải chừng nào chi phí xử lý ô nhiễm sẽ nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mua giấy phép .

 Hệ thống đặt cọc hoàn trả: Được áp dụng khi nhà nước yêu cầu một doanh nghiệp nào đó phải đảm bảo trước Nhà nước một tài sản, một giao kèo, một khoản tiền mặt. Số thế chấp đặt cọc này chỉ được hoàn trả lại đầy đủ khi đầy đủ chứng từ chứng tỏ doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết BVMT đã kí kết còn nếu không thực thi tốt thì số tài sản, số tiền đã đặt cọc sẽ bị tịch thu không hoàn lại. Số tài sản này sẽ được sủ dụng trong công việc tri trả cho công tác BVMT hoặc đền bù thiệt hại cho người dân do hoạt động của doanh

nghiệp gây ra. Việc áp dụng hệ thống đặt cọc hoàn trả là một một việc làm hợp lý bởi vì nếu doanh nghiệp không thực thi tốt những gì đam kết về BVMT thì sẽ bị thiệt hại là khoản tiền, tài sản mà doanh nghiệp đã đặt cọc trước đó, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt thì Nhà nước sẽ hoàn trả lại tài sản, tiền đặt cọc của doanh nghiệp (Nguyễn Mậu Dũng, 2009)

 Ngoài các còn các công cụ khác như: Trái phiếu MT, quỹ MT, các khuyến khích cưỡng chế thực thi, đền bù thiệt hại… nhằm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm từ hoạt động SX cũng như hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người.

2.1.4.3. Công cụ giáo dục, truyền thông môi trường

- Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằn giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Mục tiêu của giáo dục MT là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng MT bao gồm cả việc học tập cách sử dụng công nghệ mới nhằm tăng sản lượng kinh tế và tránh những thảm họa MT.

Giáo dục MT bao gồm các nội dung sau:

+Đưa giáo dục MT vào các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình… dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT.

+Cung cấp thông tin cho những cho những người ra quyết định.

+Đào tạo cán bộ bảo vệ môi trường gồm: Những kiến thức cơ bản liên quan tới MT, kỹ năng nắm bắt các vấn đè MT, kỹ năng dự báo,… những nội dung cần thiết về pháp luật BVMT.

- Truyền thông MT là quá trình tương tác XH hai chiều giúp cho những người liên quan hiểu được các yếu tố then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề MT.

- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề MT biết tình trạng của họ, từ đó quan tâm đến việc tìm kiếm giải pháp khắc phục.

- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình BVMT.

- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào BVMT, XH hóa công tác BVMT.

- Khả năng thay đổi các hành vi sẽ hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong XH.

Phương tiện thực hiện truyền thông chủ yếu thôn g qua cuộc tiếp xúc tại nhà, cơ quan, các cuộc hội thảo, tập huấn, họp nhóm, khảo sát, tham quan, báo trí, tivi, radio…

2.1.4.4. Công cụ kỹ thuật môi trường

Công cụ này thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần MT, về sự hình thành và phân bổ ô nhiễm trong MT.

Công cụ kỹ thuật MT có thể bao gồm các đánh giá MT, kiểm soát MT, các hệ thống quan trắc MT, xử lý chất thải, tái chế, tái chế và tái sử dụng chất thải, các phương tiện giảm thiểu giảm thiểu tình trạng ONMT. Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể có những thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng MT tại các khu vực gây ô nhiễm. Để đưa ra các biện pháp phù hợp để xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực tới MT. Công cụ kỹ thuật MT giúp giảm thiểu tác động ô nhiễm MT. Công cụ này cần am hiểu được các tác dụng của từng công cụ và khả năng ứng dụng của công cụ đó.Công cụ này đòi hỏi nguồn kinh phí cao ngay từ khâu đầu vào của quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 33)