Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 99)

- Tiền và tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn

3.3.1.Về phía nhà nước

6 331 795 4 Hệ số giá cả so với lợi nhuận của

3.3.1.Về phía nhà nước

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều chịu sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện công cụ quản lý vĩ mô của nhà

nước ảnh hưởng rất lớn tơi hoạt động của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho việc phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp có hiệu quả Nhà nước cần có những thay đổi sau:

- Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, hộ thống pháp luật đặc biệt là luật kinh tế tài chính, đồng thời hoàn thiện chế độ tài chính kế toán hiện nay cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Nên có quy định xử phạt đối với doanh nghiệp nếu không lập báo cáo tài chính, nhất là báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bởi vì, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ảnh hưởng đến luồng tiền vào và luồng tiền ra của các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, những đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp sẽ biết được những hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền và tiền đã được sử dụng vào mục đích gì và việc sử dụng đó có hợp lý không?

- Phân tích tình hình tài chính được biết đến chưa nhiều ở nước ta, ngoài các công ty lớn thì chỉ có một số ít doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến việc phân tích tình hình tài chính, thậm chí có những đơn vị còn chưa biết thế nào là phân tích tình hình tài chính, chức năng, vai trò, nhiệm vụ của nó là gì? Đây sẽ là những cản trở lớn nhất cho việc phát triển phân tích tình hình tài chính ở nước ta. Do đó, Nhà nước cần có các chính sách để phổ biến rộng rãi việc phân tích tình hình tài chính đến các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp hiểu đước tác dụng, vai trò của phân tích tình hình tài chính đặc biệt là các nhà quản lý. Để làm được điều này Nhà nước cần có các quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải phân tích theo định kỳ, có kiểm tra, có kiểm soát, cơ chế khuyến khích công tác hỗ trợ tư vấn, đào tạo, xây dựng và công bố chỉ tiêu tài chính của các lĩnh vực… Nội dung phân tích tình hình tài chính cần được đề cập trong công tác quản lý hàng năm của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Học hỏi kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của các nước khác trên thế giới: phân tích tình hình tài chính còn khá mới mẻ đối với nước ta song trên thế giới thì đã phát triển từ rất sớm. Học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước trong lĩnh vực phân tích tình hình tài chính là việc làm cần thiết nhất là trong quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Nhà nước cần có các biện pháp thực tế để tiếp thu mô hình bằng cách: cử các chuyên gia, cán bộ phân tích sang học hỏi hoặc mời các chuyên gia có kinh nghiệm từ các nước sang trực tiếp giảng dạy để đào tạo được những chuyên gia phân tích giỏi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 99)