- Tiền và tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã tiến hành tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm ba cấp quản lý: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và quản lý cấp cơ sở.
Quản lý cấp cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông, đây là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng cách biểu quyết của tất cả các thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty.
Những nhà quản trị cấp trung gian (Phó giám đốc Công ty, Giám đốc các xí nghiệp và trưởng các phòng ban) thực hiện hướng dẫn hoạt động hàng ngày của Công ty, hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể.
Những nhà quản trị cấp cơ sở (Các tổ trưởng sản xuất, quản lý kho) là những người giám sát hoạt động của các nhân viên trực tiếp sản xuất để đảm bảo thực hiện chiến lược của quản trị cấp cao và sự ăn khớp với các chính sách của cấp quản trị trung gian.
Sơ đồ 2.2:Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Công ty như sau: - Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông xó quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, do Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp của Công ty triệu tập khi đã bán được ít nhất 51% giá trị vốn điều lệ. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua điều lệ Công ty, biểu quyết cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, số lượng thành viên, mức thù lao của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh và giải quyết các vấn đề khác theo đề nghị của trưởng ban đổi mới Công ty.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc hành chính Kế toán trưởng Phòng Marketing-xuất nhập khẩu Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán chất lượngPhòng Phòng quản lý thiết bị Xí nghiệp may Việt Đức Xí nghiệp may Việt Mĩ Xí nghiệp vận tải Phân xưởng thêu Phó tổng giám
đốc kinh doanh Phó tổng giámđốc kỹ thuật
Phòng kinh doanh Xí nghiệp may Việt Thái
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông như quyết định chiến lược phát triển, giải pháp thị trường, công nghệ sản xuất, phê chuẩn các hợp đồng kinh tế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật và quyết định mức lương của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc các xí nghiệp thành viên…
- Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm soát cao nhất của Công ty, có toàn quyền kiểm tra, giám sát hoạt động Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các cán bộ quản lý, các cổ đông và người lao động trong Công ty.
- Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành các phòng ban nghiệp vụ tại văn phòng Công ty và các công việc khác theo sự phân công của Tổng giám đốc.
- Kế toán trưởng: Giúp tổng giám đốc quản lý, điều hành toàn bộ tình hình tài chính và kế toán của Công ty theo đúng quy định của pháp luật.
- Các phòng nghiệp vụ: Trực thuộc văn phòng Công ty, tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc hoặc một số chức năng quản lý của Công ty, cụ thể:
+ Phòng kinh doanh: Xây dựng quy chế quản lý, tiêu thụ sản phẩm, mua bán và giao nhận vật tư hàng hoá, xây dựng phương án kinh doanh, thông tin đơn hàng…
+ Phòng Marketing – Xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường tiêu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, thực hiện các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá, sản phẩm…
+ Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, tiền lương, thi đua khen thưởng và các chế độ chính sách đối với người lao động. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn chức năng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, công nhân sản xuất, nội quy lao động…
+ Phòng kế toán: Xây dựng quy chế quản lý tài chính, tài sản, thu hồi và theo dõi công nợ, cân đối tìa chính để thực hiện phương án kinh doanh, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo đúng quy định của Nhà nước
+ Phòng chất lượng: Xây dựng quy chế quản lý kế hoạch sản xuất, quản lý vật tư hàng hóa và quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng các định mức kinh tế – kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh…
+ Phòng quản lý thiết bị: Xây dựng quy chế quản lý máy móc thiết bị và công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai, bão lụt, xác định tình trạng hư hoảng của máy móc thiết bị, xây dựngkế hoạch mua sắm phụ tùng thay thế…
Ngoài các phòng ban chức năng, Công ty còn có các xí nghiệp thành viên, các xí nghiệp thành viên này có Ban giám đốc xí nghiệp và các phân xưởng sản xuất chuyên môn hoá một loại hoặc một nhóm sản phẩm cùng loại.