Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 40 - 46)

- Tiền và tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn

1.4.4.Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất. Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là việc đánh giá kết quả kinh doanh và khả năng sinh lîi của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh được phân tích bằng nhiều chỉ tiêu song phổ biến là các nhóm chỉ tiêu sau:

* Hiệu quả kinh doanh tổng quát

Suất sinh lợi của tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Hay

Suất sinh lợi của tổng tài sản =

Doanh thu thuần

x Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Hay:

Suất sinh lợi của tổng tài sản =

Vòng quay tổng tài sản x

Suất sinh lợi của doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.

Ta thấy: để tăng suất sinh lời của tổng tài sản, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, trong chừng mực nhất định, 2 nhân tố này có quan hệ ngược chiều nhau. Thông thường, để tăng số vòng quay tài sản, doanh nghiệp phải tăng doanh thu thuần và do vậy, buộc phải giảm giá bán, dẫn đến lợi nhuận giảm. Vì thế, để tăng suất sinh lời của tài sản mà vẫn tăng được số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu, đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để sao cho lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng (tăng doanh thu) không phải giảm giá bán.

- Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) Suất sinh lợi của vốn

chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Suất sinh lợi của vốn

chủ sở hữu

bình quân thuần sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Hay:

Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu x Vòng quay của tổng tài sản x

Suất sinh lợi của doanh

thu Trong dú:

Suất sinh lợi của tổng tài sản =

Vòng quay tổng

tài sản x

Suất sinh lợi của doanh thu

Vì thế, Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể viết cách khác như sau: Suất sinh lợi của

vốn chủ sở hữu =

Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu x

Suất sinh lợi của tổng tài sản

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tính theo công thức trên đây, cho thấy: Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và suất sinh lợi của tổng tài sản. Do vậy, để tăng suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải tìm biện pháp để tăng hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và suất lợi của tài sản.

- Suất sinh lợi của chi phí.

Suất sinh lợi của chi phí = Lợi nhuận sau thuế Chi phí kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Suất sinh lợi của chi phí cho biết một đồng chi phí đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của chi phí càng cao và ngược lại.

- Suất sinh lợi của doanh thu

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu thuần nhằm cho biết trong một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng có hiệu quả và ngược lại.

*Hiệu quả sử dụng của tài sản

- Số vòng quay của tổng tài sản Vòng quay của

tổng tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hay: Vòng quay của tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu bình quân x

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu

bình quân Hay: Vòng quay của tổng tài sản = Hệ số tài trợ x Vòng quay của vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết trongkỳ kinh doanh tổng tài sản quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.

Ta thấy: để tăng số vòng quay của tổng tài sản, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng hệ số tài trợ và số vòng quay của vốn chủ sở hữu.

- Vòng quay của vốn chủ sở hữu Vòng quay của vốn

chủ sở hữu =

Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân Hay:

Vòng quay của vốn chủ sở hữu =

Tổng tài sản bình quân

x Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân Tổng tài sản bình quân Hay:

Vòng quay của vốn chủ sở hữu = Hệ số tài trên vốn chủ sở hữu x Vòng quay cña tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao.

Ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản. Do vậy, để tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản.

- Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover Ratio) Vòng quay hàng

tồn kho =

Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng, phản ánh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh chứng tỏ ràng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu quả,tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt.

* Hiệu quả của cổ phiếu

Bên cạnh các chỉ tiêu nói trên, khi phân tích hiệu quả kinh doanh qua sức sinh lợi của vốn, các nhà phân tích còn chú trọng xem xét thêm một vài chỉ tiêu sau đây:

- Suất sinh lời của vốn cổ phần thường (Return on common employed - ROCE):

Phản ánh mức lợi nhuận mà các cổ đông thường thu được trên mỗi đơn vị vốn đầu tư của họ. Chỉ tiêu này được tính như sau:

vốn cổ phần thường Vốn cổ phần thường bình quân

- Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu thường (Earnings per common share - EPS): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phản ánh mức lợi nhuận mà các cổ đông thường thu được trên mỗi cổ phiếu thường là bao nhiêu:

Lãi cơ bản trên

một cổ phiếu =

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi Số cổ phiếu thường bình quân

- Cổ tức trên cổ phiếu (Dividend per share-DPE)

Phản ánh cổ tức mà các cổ đông được hưởng trên một cổ phiếu thường là bao nhiêu.

Cổ tức trên cổ phiếu = Số cổ phiếu thường đang lưu hànhCổ tức công bố chia

- Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu (Price/Earnings Ratio):

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu thu được tương ứng với mấy đơn vị giá cổ phiếu trên thị trường.

Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu =

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu

- Tỷ lệ phân chia cổ tức (Dividend Payout):

Phản ánh tỷ lệ cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu thường so với lãi thu được được trên mỗi cổ phiếu. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, chứng tỏ cổ tức chi trả càng cao, số lợi nhuận giữ lại hoặc phân phối cho các lĩnh vực khác càng thấp và ngược lại.

Mức chi trả cổ tức so với lợi nhuận cổ phiếu =

Cổ tức trên cổ phiếu thường Lãi cơ bản trên một cổ phiếu thường

- Mức cổ tức so với giá thị trường cổ phiếu (Dividend Yield):

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng thị giá cổ phiếu đem lại cho chủ sở hữu (cổ đông) mấy đồng cổ tức:

Mức cổ tức so với giá thị trường cổ phiếu =

cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường Giá thị trường của mỗi cổ phiếu thường

- Hệ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách:

Phản ánh một đơn vị giá trị sổ sách của chủ sở hữu tương ứng với mấy đơn vị giá thị trường. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ giá trị đồng vốn của chủ đầu tư trên thị trường càng cao và ngược lại.

Hệ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách =

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu thường Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu thường Trong đó, giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu thường được tính theo công thức: Giá trị sổ sách của mỗi

cổ phiếu thường =

Tổng vốn chủ sở hữu - Số cổ phần ưu đãi Số lượng cổ phiếu thường lưu hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 40 - 46)