Nhu cầu của người nhiễm HIV và biện pháp can thiệp, hỗ trợ

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 97)

- Trầm cảm, chán nản:

2.1.2. Nhu cầu của người nhiễm HIV và biện pháp can thiệp, hỗ trợ

- Liên hệ với những người thân quen, gia đình, bạn bè

- Phần lớn người nhiễm H đều muốn liên hệ ngay với gia đình và người thân nhưng họ lại quá mặc cảm và sợ hãi nên không dám nói ra sự thật. Vì vậy nhà tham vấnsẽ tìm hiểu và giúp đỡ cho sự liên hệ đó. Khi liên hệ với gia đình và người thân của đối tượng, nhà tham vấncũng trao đổi và

cung cấp thông tin cho gia đình hiểu và bàn bạc những biện pháp hỗ trợ cho đối tượng.

- Nhưng cũng có một số đối tượng không muốn liên hệ với gia đình, thì giải thích cho họ dần dần để họ có những cái nhìn tích cực hơn, cũng như những trách nhiệm của họ với gia đình và người thân.

- Được tiếp tục làm việc

- Đối tượng rất muốn được tiếp tục làm việc nhưng không muốn cơ quan và những đồng nghiệp biết về tình trạng bệnh của mình thì nhà tham vấnvẫn phải giữ bí mật cho họ. Còn nếu mọi người đã biết thì nhà tham vấnsẽ đến gặp gỡ cơ quan để nói chuyện và đề nghị cho họ tiếp tục làm việc cũng như cung cấp thông tin chính xác về HIV để họ hiểu cho đúng và hợp tác trong việc hỗ trợ cho đối tượng.

- Không bị phân biệt đối xử

- Bản thân đối tượng là người có hành vi nguy cơ cao hoặc sợ mọi người xung quanh biết. Ngay cả đối với người thân và gia đình của đối tượng cũng sợ bị phân biệt đối xử. Vì vậy có thể giới thiệu bản thân họ và gia đình tham gia vào những họat động họăc các CLB đồng cảnh để họ cảm thấy không bị phân biệt mà vẫn có những người khác có hoàn cảnh giống họ và họ có thể học hỏi nhau, giúp đỡ cho nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)