PHẨM CHẤT VÀ THÁI ĐỘ CỦA NHÀ THAM VẤN Phẩm chất của nhà tham vấn

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 63)

- Tại sao tham vấn phải được xây dựng và thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết?

1. PHẨM CHẤT VÀ THÁI ĐỘ CỦA NHÀ THAM VẤN Phẩm chất của nhà tham vấn

1.1. Phẩm chất của nhà tham vấn

- Có nhân cách cao đẹp - Trung thực, nhân ái, vị tha

- Vững vàng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo tham vấn chuyên nghiệp

- Kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp

- Phán đoán, suy luận linh hoạt, nhạy cảm, chính xác

1.2. Thái độ của nhà tham vấn

Những thái độ cần có của nhà tham vấn chuyên nghiệp + Quan tâm đến người khác và sẵn lòng giúp đỡ

Việc nhà tham vấn quan tâm đến người khác, đặc biệt là những người đang bị tổn thương hoặc yếu ớt là vô cùng quan trọng. Nếu không thực sự quan tâm đến lợi ích của thân chủ, nhà tham vấn sẽ rất khó thông cảm với họ và giúp đỡ họ đạt được những mục tiêu đặt ra và sống có ích hơn.

Quan tâm đến thân chủ và vấn đề của thân chủ vừa là một phẩm chất cần có của nhà tham vấn đồng thời cũng là phương châm hành động của tham vấn chuyên nghiệp. Khi thân chủ đến với nhà tham vấn là mong muốn được giúp đỡ, được chia xẻ, được hỗ trợ giải pháp để giải quyến vấn đề vướng mắc, nhà tham vấn phải sẵn lòng giúp đỡ họ. Tuy nhiên, sự giúp đỡ này không thuần tuý chỉ là trách nhiệm, không phải là sự ban ơn mà phải xuất phát từ tình cảm con người, đạo đức nghề nghiệp và lòng nhiệt tình.

+ Tôn trọng thân chủ

Tôn trọng nghĩa là cảm thấy hoặc thể hiện sự coi trọng hoặc sự quý mến, nhìn nhận, đánh giá và đối xử với nhau với tư cách là con người bình đẳng. Một con người có phẩm chất, có nhân cách là ở họ có lòng tự trọng, nhân phẩm và danh dự. Tuy nhiên, cũng có những con người do những lỗi lầm mắc phải họ có thể trở thành tội phạm, người có hành vi lệch chuẩn, vi phạm chuẩn mực đạo đức. Dù họ là bất kỳ ai đi chăng nữa, nhưng là đối tượng của tham vấn, chúng ta phải luôn nhìn nhận họ là một con người, nghĩa là tôn trọng họ. Không phải vì họ có hành vi sai trái (sử dụng ma tuý, hành nghề mại dâm, đua đòi ăn chơi) mà chúng ta có thành kiến với họ. Tôn trọng thân chủ còn bao hàm cả sự tôn trọng vấn đề và suy nghĩ của họ. Chỉ khi nào thân chủ cảm thấy được tôn trọng họ sẽ nhiệt tình hợp tác với nhà tham vấn, nói một cách tự nhiên và thoải mái về những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư của họ. Tôn trọng thân chủ cũng có nghĩa là không bao giờ tạo ra một cách cố ý các tình huống làm thân chủ phải phụ thuộc vào nhà tham vấn.

+ Nhiệt tình trong công việc

Để tạo ra một không khí tin tưởng, nhà tham vấn phải thể hiện thái độ nhiệt tình và thân thiện với thân chủ, không phân biệt độ tuổi, giới tính và trình độ giáo dục của họ. Thái độ nhiệt tình có thể thể hiện bằng lời hoặc không bằng lời nói. Sự nhiệt tình xuất phát từ mong muốn của nhà tham vấn trong quá trình giúp đỡ thân chủ. Dù trong hoàn cảnh nào, nhà tham vấn cũng không nề hà, quản ngại khó khăn hay từ chối giúp đỡ thân chủ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý nhà tham vấn không nên nhiệt tình một cách thái quá có thể dẫn đến sự nóng vội, chủ quan hoặc gây sự hiểu lầm cho thân

+ Chấp nhận

Với tư cách là nhà tham vấn, nhiệm vụ là chấp nhận thân chủ như chính bản thân họ chứ không phải là nghĩ họ nên như thế nào. Thái độ chấp nhận thân chủ được thể hiện rất rõ ở sự quan tâm, sự lắng nghe những vấn đề của thân chủ. Chấp nhận còn bao hàm cả việc đương đầu với những khó khăn, thách thức từ phía thân chủ, nhưng không phải là sự nhún nhường thụ động.

+ Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ.

Nhà tham vấn đòi hỏi phải có lòng vị tha, biết đặt nhu cầu và lợi ích thân chủ lên trên lợi ích của bản thân. Nhu cầu của thân chủ có thể về vật chất, có thể về tinh thần nhưng trong tham vấn nó được thể hiện ở nhu cầu giải quyết vấn đề về tâm lý là chủ yếu. Có những nhu cầu không được đáp ứng trực tiếp bởi hoạt động tham vấn, nhưng không phải vì thế mà chúng ta từ chối, bỏ qua. Chúng ta không nên cho rằng những nhu cầu kiểu như thế là không chính đáng. Bởi lẽ, mọi nhu cầu của thân chủđều phải được tôn trọng và quan tâm, nhưng có những nhu cầu mà việc đáp ứng nó đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều nguồn lực.

Một ca tham vấn thành công đòi hỏi phải có sự kết hợp vận dụng linh hoạt nhiều kỹ năng. Năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cùng với thái độ tham vấn đúng đắn sẽ là những yếu tố quyết định đến sự thành công của tham vấn chuyên nghiệp. Đối tượng tác động của tham vấn rất đa dạng về trình độ học vấn, vị trí xã hội, nghề nghiệp, địa bàn sinh sống. Vấn đề của thân chủ thì cực kỳ phong phú và ở mức độ phức tạp khác nhau. Nhà tham vấn không phải là chuyên gia của mọi lĩnh vực. Không thể đem kinh nghiệm của cuộc sống và sự uyên bác về nhận thức để cho đối tượng lời khuyên, sự chỉ dẫn mà chuyên gia thực sự của mỗi ca tham vấn chính là thân chủ. Thân chủ là người hiểu rõ nhất vấn đề của mình, tâm trạng của bản thân và sự

giúp đỡ của nhà tham vấn là giúp cho thân chủ hiểu ra được điều đó. Hay nói một cách khác thân chủ đến với tham vấn để tìm chuyên gia bên trong chính mình. Vì vậy, bên cạnh những thái độ mang tính nguyên tắc trên, nhà tham vấn chuyên nghiệp cần lưu ý: Không nên đưa ra lời khuyên hoặc dạy bảo, giáo dục xáo rỗng; không nên áp đặt quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của mình đối với thân chủ; không nên có thái độ phê phán hoặc định kiến với thân chủ.

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)