0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CHO MỘT ĐỢT THAM VẤN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THAM VẤN TÂM LÝ (Trang 81 -81 )

- Tại sao tham vấn phải được xây dựng và thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết?

3. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CHO MỘT ĐỢT THAM VẤN

- TV những bất hòa trong giao tiếp ứng xử: 6 đến 12 tuần, 1 lần/tuần - TV những nỗi đau, mất mát người thân trong gia đình: 6 đến 12 tuần, tuần đầu 1,2 lần, các tuần sau sẽ quyết định rõ số lần.

- TV tâm trạng thất vọng, chán nản: 2 đến 4 lần gặp, 1 lần/tuần. Có thể chỉ diễn ra một lần.

- TV gia đình: 6 đến 12 tháng, tháng 1 lần, tùy thuộc vào ý chí gia đình, đôi khi chỉ cần 3 lần.

- Khi vấn đề của Tc chưa chắc chắn, NTV giới thiệu TC đến bác sĩ (BS đa khoa, nhi khoa, tâm thần, sản phụ,..), giới thiệu đến các chuyên gia tâm lý khi NTV không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra và nên dùng liệu pháp nào. Cần xem xét tình hình tài chính của TV vì kiểm tra test tâm lý rất tốn kém.

- Có thể giới thiệu TC đến các dịch vụ tư vấn luật, các trung tâm cai nghiện, giới thiệu đến các nhà mở, gia đình thay thế,...

Chương 6

MỘT SỐ LĨNH VỰC THAM VẤN ĐẶC THÙ 1. THAM VẤN GIA ĐÌNH 1. THAM VẤN GIA ĐÌNH

1.1. Một số vấn đề của gia đình

* Tham vấn gia đình là hình thức mà đối tượng làm việc của nhà tham vấn là các thành viên trong gia đình, cả gia đình ngồi lại cùng với nhà tham vấn để thảo luận những vấn đề trong gia đình, vấn đềđó có thể liên quan đến toàn bộ gia đình hay một bộ phận, xem xét mỗi thành viên nhìn nhận vấn đề như thế nào, nguyên nhân từ đâu ra và cần phải làm gì để giải quyết.

* Trước khi tìm hiểu một số vấn đề của gia đình, chúng ta trả lời câu hỏi thế nào là gia đình lành mạnh.

Cần có tiêu chí về gia đình lành mạnh, lấy đó là tiêu chuẩn, là đặc trưng chung để đánh giá  Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình lãnh mạnh.

- Quan niệm của UNICEP về gia đình lành mạnh (nhìn từ góc độ tâm lý) như sau:

Gia đình lành mạnh phải tạo ra được sự bình ổn và hỗ trợ cho các thành viên những khi vướng mắc để thích nghi với hoàn cảnh trong cuộc sống.

Có 4 tiêu chí:

+ Có lòng tin vào những thành viên khác trong gia đình.

+ Có sự sum họp: mọi thường thường dành thời gian cho nhau, cùng nhau trò chuyện, trao đổi.

+ Phải có sự tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhau: mọi ngơìư đều có lãnh địa riêng  Phải tôn trọng lãnh địa riêng của từng người.

- Quan niệm khác: Một gia đình lành mạnh phải có các tiêu chí sau: + Gia đình hoà thuận, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau

+ Bầu không khí gia đình thoải mái, vui vẻ. + Có con cái, con cái ngoan, giỏi

+ Có sức khoẻ

+ Thu nhập đảm bảo cuộc sống của gia đình

+ Có mối quan hệ tốt với những người xung quanh. * Một số vấn đề của gia đình

- Các vấn đề mà gia đình thường gặp phải trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện nay, đặc biệt là do mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động vào  Họ cần được tham vấn. Đó là:

+ Vấn đề về quan hệ trong gia đình.

+ Sự mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình (đặc biệt là mâu thuẫn giữa các thế hệ ở gia đình nhiều thế hệ).

+ Vấn đề vềứng xử giữa các thành viên trong gia đình + Vấn đề về giáo dục con cái trong gia đình

- Gia đình cần tới tham vấn khi một thành viên nào đó của gia đìh có sự suy giảm chức năng xã họi mà gia đình là một trong những yếu tố có liên quan.

1.2. Mục tiêu của tham vấn gia đình

- Thực chất của tham vấn gia đình là giải quyết những ách tắc trong gia đình để tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, làm cho những hành vi xấu của thân chủ mất đi.

- Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình có cơ hội trao đổi với nhau về những cảm xúc hành vi của mình.

- Giúp cho các thành viên trong gia đình sử dụng những kỹ năng và các nguồn lực hỗ trợ khác để có thể cải thiện mối quan hệ: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp,...

Trong 4 mục tiêu trên thì mục tiêu 1 là quan trọng nhất.

1.3. Phương pháp để tham vấn gia đình có hiệu quả

- Cho gia đình biết được mục tiêu của tham vấn gia đình.

- Tiếp cận với tất cả các thành viên trong gia đình để khai thác thông tin, vẽ được bức tranh toàn cảnh gia đình.

- Tránh hiện tượng đứng về phe một thành viên nào đó trong gia đình

 Phải đảm bảo tính khách quan.

- Phải luôn biết rằng không được ngộ nhận rằng mình là người hiểu biết nhiều nhất những vấn đề của gia đình họ.

- Chỉđóng vai trò tham vấn – người hoà giải, tránh làm cố vấn

- Khi mời tất cả các thành viên trong gia đình trao đổi thì ta phải là người khởi xướng mời họ phát biểu, trình bày, không ngắt lời khi họ trình bày bà không để ai không được trình bày.

- Để cho các thành viên bộc lộ cảm xúc của mình kể cả khi thái quá (nhưđập bàn, khóc, chửi, mắng,..)

- Không phán xét, đánh giá, nhận định các thành viên để cho họ tự nhận lỗi, bộc bạch ra.

- Lái câu chuyện của các thành viên 1 cách uyển chuyển, linh hoạt, đúng chủđề.

1.4. Một số kỹ năng tham vấn gia đình

Để thành công trong tham vấn gia đình, nhà tham vấn phải có một số kỹ năng cơ bản sau:

- Kỹ năng tập hợp được mọi thành viên trong gia đình để họ cùng trình bày những suy nghĩ, cảm xúc.

- Nhà tham vấn phải có kỹ năng đề ra nhiệm vụ (gợi mở) cho các thành viên và biết kiểm tra lại kết quả.

- Kỹ năng sử dụng mệnh đề “tôi“ trong tham vấn gia đình vì thường người ta hay đổ lỗi cho người khác, cho khách quan mà không nhận lỗi về mình: những suy nghĩ, cảm nhận, lỗi lầm của mình mà không nói tới người khác (tiên trách kỷ, hậu trách nhân).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THAM VẤN TÂM LÝ (Trang 81 -81 )

×