Kĩ năng giao tiếp không lờ

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 66)

- Tại sao tham vấn phải được xây dựng và thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết?

2.1.Kĩ năng giao tiếp không lờ

2. KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ THAM VẤN CHUYÊN NGHIẸP Các kỹ năng của nhà tham vấn là yếu tố quyết định nhất đến

2.1.Kĩ năng giao tiếp không lờ

Kĩ năng giao tiếp không lời góp phần chuyển tải một lượng thông tin lớn: bao gồm khả năng sử dụng các hành vi không lời một cách phù hợp để tạo điều kiện cho việc giao tiếp và giúp đỡ nhà tham vấn xây dựng mối quan hệ tin cậy với thân chủ. Do đó nhà tham vấn phải hết sức nhạy cảm với

những bức thông điệp họ chuyển tải tới thân chủ qua tư thế và điệu bộ cơ thể.

* Giao tiếp bng mt: Trong tham vấn, nhà tham vấn phải thường xuyên nhìn vào mắt thân chủ làm cho thân chủ cảm nhận được nhà tham vấn đang chú ý lắng nghe việc trình bày của thân chủ. ánh mắt nhà tham vấn ngang tầm thân chủ.

- Đối với trẻ nhỏ, có những lúc nhà tham vấn phảI thay đổi tư thế để ánh mắt ngang tầm (ngồi cạnh).

* Thông qua ngôn ng c ch

Nhà tham vấn phải kiểm soát được ngôn ngữ cử chỉ của bản thân mình. Cụ thể:

- Tư thế ngồi: Không nên có bàn ở giữa, có thể ngồi đối diện hoặc ngồi cạnh hơi chếch một chút với thân chủ.

- Thân thể: Cách tốt nhất khi giao tiếp với thân chủ là nên để cơ thể hơi đổ về phía thân chủ hướng về phía thân chủ, không rung đùi, không được chạm vào thân chủ ở vùng ngực, lưng, đùi,… Ngôn ngữ cử chỉ đó thể hiện nhà tham vấn chăm chú lắng nghe và bị lôi cuốn bởi câu chuyện của thân chủ, thể hiện sự cởi mở và cảm thông với thân chủ.

* Ging nói và tc độ nói

Trong tham vấn với giọng nói bình tĩnh, trầm và tốc độ nói chậm, thông qua giọng nói thể hiện sự cởi mở, chân thành, bình tĩnh, tự tin, quan tâm đến thân chủ (tránh nói ngọng).

* V không gian

Trong giao tiếp với thân chủ, nhà tham vấn nên cố gắng phá bỏ bất cứ vật cản nào gây ra sự không thoải mái của thân chủ chẳng hạn như một chiếc bàn quá lớn giữa thân chủ và nhà tham vấn, ánh sáng quá chói ...nhằm gạt bỏ những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến mức độ thoải mái của

thân chủ, đến khả năng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ với nhà tham vấn.

Phòng không nên rọng quá, tạo không gian ấm cúng, yên tĩnh, khoảng cách giữa nhà tham vấn – thân chủ khi đã tiếp cận 1 – 2 lần thì có thể ngồi gần hơn nhằm tạo điều kiện cho thân chủ thoải mái hơn.

* Sự im lặng

Sự im lặng giúp nhà tham vấn bình tĩnh đặt câu hỏi, tạo điều kiện khuyến khích thân chủ nói tiếp vấn đề mình đang trình bày.

* Thi gian

Đồng thời trong giao tiếp nhà tham vấn hãy để cho thân chủ có thời gian để trình bày, không nên tạo áp lực làm thân chủ cảm thấy bị thúc giục vì điều đó có thể làm cho thân chủ hiểu rằng thân chủ không quan trọng hoặc nhà tham vấn “ khó chịu” khi phải lắng nghe họ. Vì vậy chỉ nên đặt 1 câu hỏi và lắng nghe họ trình bày, không đặt nhiều câu hỏi dồn dập.

2.2. Kỹ năng lắng nghe

- Lắng nghe là một hoạt động tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức, đòi hỏi người nghe phải tập trung chú ý cao độ để tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa của thông tin.

- Lắng nghe trong tham vấn ngoài việc thu thập thông tin cho quá trình trợ giúp, còn là công cụ quan trọng cho việc tạo nên môi trường tương tác gwiax nhà tham vấn và thân chủ, khích lệ thân chủ tìm thấy giá trị. Lắng nghe một mặt tạo nên sự tin tưởng của thân chủ với nhà tham vấn, mặt khác giúp họ trở nên tự tin hơn khi chia sẻ.

- Trước hết lắng nghe trong tham vấn được thể hiện qua các hành vi quan sát tinh tế. Cụ thể:

+ Im lặng, tập trung để quan sát những hành vi, cử chỉ của đối tượng + Đưa ra những phản hồi những gì quan sát được khi cần thiết. - Lắng nghe trong tham vấn còn thể hiện ở sự tập trung chú ý + Im lặng để nghe, hạn chế nói

+ Không làm việc khác trong khi nghe

+ Tập trung tư tưởng, không phân tán, suy nghĩ về những điều khác. Không suy diễn hay dự đoán, hãy lắng nghe để họ nói hết ý.

+ Nghe mọi thông tin về suy nghĩ, ý tưởng, về sự kiện, con người và đặc biệt chú ý tới cảm xúc của đối tượng.

+ Tóm lược và đưa ra phản hồi ngắn gọn (gật đầu, vâng, như vậy...) - Lắng nghe còn được thể hiện qua những hành vi với thái độ tôn trọng

+ Chấp nhận đối tượng, k phê phán, phản bác khi TC có quan điểm, hành vi hay suy nghĩ khác thường.

+ Tôn trọng sự im lặng của TC và đưa ra phản hồi để thể hiện đang chú ý và cảm nhận được tâm trạng của họ

+ Thể hiện thấu hiểu và khích lệ, khen ngợi TC + Im lặng để nghe

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 66)