MỐI QUAN HỆ NHÀ THAM VẤ N THÂN CHỦ

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 58)

- Tại sao tham vấn phải được xây dựng và thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết?

2. MỐI QUAN HỆ NHÀ THAM VẤ N THÂN CHỦ

Quan hệ tham vấn gồm 2 người:

Thường gặp nhau 1 tuần một lần (hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc vào mức độ của vấn đề thân chủ đang gặp phải), trong khoảng thời gian cố định thường 50 – 60 phút/1 lần gặp gỡ, thân chủ thường là người nói nhiều (khoảng 80% thời gian). Còn công việc của nhà tham vấn là gì?

2.1. Công viêc của nhà tham vấn

 Lắng nghe thân chủ, để thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện trong các cuộc tham vấn.

 Sử dụng các kỹ năng giao tiếp cụ thể để “ khai thác” các cảm xúc, trải nghiệm, suy nghĩ và quan điểm của thân chủ, và tập hợp các thông tin giúp thân chủ hiểu rõ về tình cảnh của họ.

 Thể hiện sự thông cảm và thấu hiểu với thân chủ, làm việc với thân chủ để xác định các bước họ có thể thực hiện để sống một cuôc sống lành mạnh hơn, có ích hơn. (chú ý: Các nhà tham vấn làm việc “với” mà không phải là “cho” thân chủ trong mối quan hệ hỗ trợ. Cả hai bên cùng chịu trách nhiệm trọng việc thực hiện các mục tiêu của tham vấn.

 Giúp thân chủ hiểu được các sự kiện trong quá khứ có thể đã góp phần vào các vấn đề hiện tại. Giúp thân chủ suy nghĩ và sử xự theo cách khác nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các sự kiện trong quá khứ.

 Giúp thân chủ “phân loại” các vấn đề trong cuộc sống của họ và khám phá sâu hơn về bản thân mình.

Nhà tham vấn

 Giúp thân chủ bày tỏ cảm xúc của họ và có cái nhin sâu sắc về các cảm xúc này tác động lên cách họ suy nghĩ, sử xự, và ra các quyết định như thế nào ( tham khảo mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi). Chẳng hạn, nhiều trẻ có vấn đề về hành vi, thường dùng các hành vi tiêu cực như một cách đểđối mặt với các cảm xúc bị kìm nén; nhà tham vấn có thể giúp những trẻ này sử dụng các cách khác, ít tiêu cực hơn để giải toả các cảm xúc đó.

2.2. Đặc điểm của mối quan hệ tham vấn

- Gắn bó với tinh thần của thân chủ và nương theo nhận thức của thân chủ (giúp thân chủ giữ lấy các thái độ, niềm tin của họ chứ không chạy theo nhà tham vấn).

- Cá biệt hoá thân chủ và không để các mối quan hệ khác ảnh hưởng đến mối quan hệ tham vấn.

- Tạo môi trường tham vấn an toàn, thoải mái để thân chủ làm chủ các cảm nghĩ, tự do biểu hiện hành động với nguyên tắc là thân chủ không được: tự làm tổn thương, xúc phạm nhà tham vấn, làm hỏng tài sản.

- Nhà tham vấn bày tỏ sự chân thành, đáng tin cậy, ổn định, tự nhiên, đạt được sự tin tưởng, hiểu biết sâu sắc.

- Kín đáo, bí mật, giúp thân chủ chấp nhận việc thông tin có thể bị chia sẻ cho người khác.

- Nhà tham vấn không can thiệp vào đời tư của thân chủ - Luôn hướng vào mục đích

2.3. Các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ tham vấn gồm:

 Giúp thân chủ xác định vấn đề các vấn đề của họ và đặt thứ tự ưu tiên cho các cho các hoạt động can thiệp. Hay nói cách khác, nhà tham vấn giúp thân chủ hiểu được “Vấn đề là gì? Vấn đề nằm ở đâu? Tôi có thể thực hiện những bước nào để giải quyết hoặc đấu tranh với vấn đềđó?”

 Giúp thân chủ hiểu rõ căn nguyên của vấn đề họ đang gặp phải và giúp họ xác định các cách để cải thiện tình huống.

 Giúp thân chủ nhận ra các suy nghĩ và cảm xúc của họ đóng góp hoặc liên quan đến vấn đề của họ như thế nào, từ đó nhận thức thế giới theo cách thực tế và tích cực hơn.

 Hỗ trợ thân chủ trong quá trình ra quyết định bằng cách giúp họ các lựa chọn và cân nhắc “mặt trái”, “mặt phải” của từng lựa chọn. Thân chủ thường đến với nhà tham vấn để tìm sự giúp đỡ khi phải đưa ra các quyết định khó khăn. Hơn nữa, nhà tham vấn không chỉđơn thuần đưa ra một “câu trả lời” hay “một giải pháp” cho thân chủ. Nhà tham vấn hướng dẫn thân chủ các kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp họ có thể sử dụng các kỹ năng đóđểđưa ra các quyết định cho bản thân họ. Những kỹ năng này sẽ giúp thân chủ đối mặt với mọi vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống.

 Khuyến khích thân chủ đưa ra những lựa chọn và các thay đổi tốt nhất cho chính cuộc sống của họ. Việc nhận thức rằng nhà tham vấn không bao giờ quyết định thay cho thân chủ là tuyệt đối quan trọng. Nhà tham vấn giúp thân chủ làm chủ cuộc sống của chính họ, và tránh áp đặt các quan điểm cho thân chủ, trừ khi có mối đe doạ nào đó sắp xảy ra và nhà tham vấn cần phải ngăn ngừa. Những lựa chọn tốt nhất với người này có thể không hoàn toàn phù hợp với người khác.Tham vấn là một quá trình tăng cường năng lực, giúp thân chủ học cách tin vào chính bản thân mình và đưa ra các lựa chọn lành mạnh mang lại lợi ích tốt nhất cho họ. Đó không phải là một quá trình trong đó người này nói người kia nên định hướng cho cuộc sống của mình như thế nào .

 Nhấn mạnh những đặc điểm tích cực của thân chủ và giúp họ sử dụng những thế mạnh này để vượt qua những trở ngại và thách thức

- Tham vấn không đưa ra lời khuyên, đề nghị, hoặc quan điểm riêng. Nói với một ai đó những điều anh /chị nghĩ họ lên làm để giải quyết một vấn đề là đưa ra lời khuyên, không phải tham vấn.

- Tham vấn có thể diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng. - Tham vấn không phải là cuộc trò chuyện hay tình bằng hữu

+ Nhà tham vấn sẽ xây dựng một mối quan hệ (khác với quan hệ bạn bè) với thân chủ và làm việc với họ để xác định những nguyên nhân xâu xa của (các) vấn đề thân chủ đang gặp phải.

Tình huống: Có nên tham vấn cho người bạn thân của mình không?

+ Tham vấn là lắng nghe chăm chú vào câu chuyện của thân chủ và cùng với thân chủ các kế hoạch giải quyết tình huống khó khăn hiện tại hay xoa dịu những nỗi đau tinh thần của thân chủ. Tham vấn tập trung vào các khía cạnh tâm lý của vấn đề và giúp thân chủ tự tìm ra các khả năng lựa chọn cho bản thân họ. Có đôi khi người bị “bế tắc” và không thể nhận ra những khả năng tiềm ẩn, và nhà tham vấn có thể thể hiện cách nhìn nhận hoặc quan điểm riêng của mình, nhưng không được “ ép buộc” hoặc cố thuyết phục thân chủ chấp nhận những quan điểm này.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ tham vấn

* Điu kin xut hin mi quan h tham vn

- Thân chủ ý thức về vấn đề cần được giúp đỡ. Thân chủ chấp nhận nói về vấn đề của mình. Nhà tham vấn ý thức về sự giúp đỡ này.

- 3 điều kiện trên đòi hỏi nhà tham vấn phải ý thức được việc mình đang giúp thân chủ bộc lộ điều anh ta đang cảm thấy và giúp anh ta hiểu tại sao lại cảm thấy như vậy, điều này cần có thời gian.

- Thân chủ phải ý thức được vấn đề của mình: cuộc sống của tôi bây giờ như thế nào? Nó có ý nghĩa gì? Tôi cần làm gì?

* Không gian tham vn: - Đó là nơi tiến hành buổi tham vấn, nếu thân chủ không cảm giác được sự an toàn thì họ sẽ không sẵn lòng cởi mở, chia sẻ.

- Bố trí nơi tham vấn phụ thuộc vào loại tham vấn bạn đang giúp đỡ. Với TC là trẻ em: bút, giấy, sáp, phấn, giá vẽ, con rối, đất nặn, nhà búp bê, thú nhồi bông, hình lắp ráp, câu đố, trò chơi,… còn với người lớn thì bố trí như thế nào?

- Với nhà tham vấn: Tủ sách, tài liệu lưu trữ, máy tính, trang trí phòng, ốc, máy ghi âm, …

* Trang phc ca nhà tham vn

Thảo luận: Nhà tham vấn nên ăn mặc như thế nào là phù hợp với mỗi đối tượng tham vấn của mình?

* Hành vi phi ngôn ng ca nhà tham vn. Thể hiện qua: - Giọng nói, tốc độ lời nói, sự biểu cảm nét mặt.

- Tư thếđứng, ngồi, cử chỉ, điệu bộ khi giao tiếp - Sử dụng khoảng không gian khi tiếp xúc

Chương 4

PHẨM CHẤT, THÁI ĐỘ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ THAM VẤN CỦA NHÀ THAM VẤN

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)