QUÁ TRÌNH THAM VẤN 1 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH THAM VẤN

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 78)

- Tại sao tham vấn phải được xây dựng và thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết?

QUÁ TRÌNH THAM VẤN 1 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH THAM VẤN

1. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH THAM VẤN

1.1. Mô hình tham vấn 3 giai đoạn

1.1.1. Giai đon thân ch bc l

- Thân chủ phải trả lời được câu hỏi: Cuộc sống hiện giờ của tôi như thế nào?

- NTV cần lưu ý các cảm xúc mà thân chủ phải đương đầu (sử dụng kỹ năng thấu cảm).

1.1.2. Giai đon thân chđược hiu và thu hiu vn đề ca mình

- Thân chủ phải trả lời được câu hỏi: Điềunày có ý nghĩa gì với tôi? - NTV cần giúp cho TC biết chính xác điều gì tạo nên vấn đề của mình, nguyên nhân gây ra chúng, giúp TC thay đổi cách nhìn.

1.1.3. Giai đon TC khám phá sơ đồ các gii pháp

- TC phải trả lời được câu hỏi: Tôi làm gì với vấn đề của tôi?

- NTV cần bàn bạc cùng TC các giải pháp lựa chọn mà TC cho là tốt nhất với mình, xác định các ưu điểm và hạn chế của mỗi quyết định.

VD: nếu ly hôn thì ưu điểm và hạn chế sẽ thế nào? Còn nếu không ly hôn thì ...

Mô hình 3 giai đoạn đòi hỏi NTV phải xác định được nhu cầu của TC để tìm cách giúp TC thăm dò và giải quyết vấn đề của mình qua các câu hỏi sau:

- TC có nhu cầu bộc lộ hay không?

- TC có muốn thấu hiểu vấn đề của mình hay không?

- TC có muốn tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình hay không?

1.2.1. Tiếp xúc ban đầu

- Là buổi gặp mặt đầu tiên giữa nhà tham vấn và thân chủ. Chính bước ban đầu này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tạo lập mối quan hệ hợp tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, nó ảnh hưởng đến tính chất mối quan hệ sau này và thậm chí quyết định các buổi làm việc tiếp theo có hay không.

- ở giai đoạn ban đầu này, nhà tham vấn cần:

+ Giới thiệu mình với thân chủ (tên, vai trò vị trí chuyên môn) để tạo sự tin tưởng.

+ Thiết lập một bầu không khí thân thiện, tạo cho thân chủ cảm thấy an toàn và thoải mái.

+ Tỏ ra cởi mở, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ thân chủ

+ Giữ bình tĩnh, kiên trì trong trường hợp thân chủ trong buổi đầu tiếp xúc đã tỏ ra ngổ ngáo, không hợp tác

vd, thân chủ bị cha mẹ hay thầy cô giáo bắt buộc phải đến gặp nhà tham vấn.

+ Theo dõi thân chủ qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,.. + Lắng nghe thân chủ trình bày vấn đề của họ.

1.2.2. Thu thp thông tin và xác định vn đề ct lõi

Nhà tham vấn thu thập thông tin, phân tích thông tin để tìm ra thực chất vấn đề là gì, nguyên nhân nằm ở đâu, xảy ra như thế nào.

- Nhà tham vấn và thân chủ cùng khám phá vấn đề của thân chủ: vấn đề xuất hiện như thế nào? Khi nào? ở đâu? Vấn đề tồn tại bao lâu, ai liên quan đến vấn đề? Liên quan như thế nào? Mức độ nghiêm trọng của vấn đề? Vấn đề đã giải quyết như thế nào? Vấn đề trước mắt muốn giải quyết là gì? TC cảm thấy như thế nào?

- Ngoài ra trong giai đoạn này, nhà tham vấn còn phải tìm hiểu thông tin về các nguồn tiềm năng của thân chủ và xã hội trong việc giải quyết vấn đề của thân chủđể phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối tượng.

- ở giai đoạn này, trong quá trình thảo luận với đối tượng nhà tham vấn cần:

+ Lắng nghe tích cực khi thân chủ trình bày vấn đề của họ. + Quan sát hành vi, ngôn ngữ.

+ Phản ánh lại các cảm xúc, ý kiến quan trọng của đối tượng. + Hướng đối tượng tập trung vào vấn đề chính, tránh lan man.

+ Thỉnh thoảng yên lặng đểđối tượng có dịp suy nghĩ và tìm cách thể hiện.

+ Đôi khi tóm tắt một số ý kiến mà đối tượng trình bày.

1.2.3. Giúp đối tượng đưa ra nhng hướng gii pháp có th và la chn gii pháp tt nht, phù hp nht đối vi hoàn cnh ca h. chn gii pháp tt nht, phù hp nht đối vi hoàn cnh ca h.

Khi một vấn đề đã được xác định và hiểu rõ được nguyên nhân gây ra thì nhà tham vấn giúp thân chủ tìm kiếm các giải pháp. Sau đó trên cơ sở phân tích, NTV giúp TC nhận thức được nhu cầu tiềm năng để thực hiện và chọn giải pháp thích hợp.

- Trước hết nên để thân chủ tự mình đưa ra những hướng giải quyết cụ thể.

- Nếu đối tượng không thể tự ra được thì NTV gợi ý cho họ. - Hỗ trợ TC lựa chọn giải pháp thích hợp nhất bằng việc

1.2.4. Trin khai thc hin

NTV kiểm tra tiến trình thực hiện công việc mà TC đã đề ra. Nếu thân chủ không thực hiện cần sử dụng kỹ năng làm mẫu để TC trải nghiệm và làm theo, hoặc tìm kíêm các nguồn hỗ trợ bên ngoài cho thân chủ.

- Lượng giá thường xuyên thực hiện trong suốt quá trình tham vấn nhằm giúp TC cảm nhận được mức độ tiến triển của sự việc và giúp NTV kịp thời điểu chỉnh và thay đổi phương cách nhằm trợ giúp có hiệu quả nhất cho TC.

- Lượng giá kết thúc đòi hỏi đánh giá toàn bộ những việc TC đã làm, các nguồn lực được trợ giúp, chỉ ra những cái chưa làm được (lưu ý sử dụng kỹ năng nới lỏng trong giai đoạn này).

1.2.6. Tiếp tc theo dõi sau khi kết thúc

Sử dụng các hình thức trao đổi (thư từ, điện thoại, internet...) để biết sự tiến bộ của TC, đảm bảo rằng TC đã tự đương đầu được với các vấn đề của họ trong cuộc sống. Thời gian trung bình kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng.

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)