Lý thuyết "Nhân cách con người" của S Freud (1856 1939)

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 31)

- Tại sao tham vấn phải được xây dựng và thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết?

2.2.Lý thuyết "Nhân cách con người" của S Freud (1856 1939)

2. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VỚI VAI TRÒ NỀN TẢNG CỦA THAM VẤN 1 Thuyết "nhu cầu" của Maslow

2.2.Lý thuyết "Nhân cách con người" của S Freud (1856 1939)

Sigmund Freud (tên đầy đủ là

Sigmund Schlomo Freud; 6 tháng

5, 1856 – 23 tháng 9, 1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học

2.2.1. Nội dung lý thuyết "Nhân cách con người" của Freud

- Freud cho rằng con người có cấu trúc nhân cách và ông mô tả các bộ phận, quá trình của cấu trúc nhân cách cùng vận hành như thế nào để tạo ra các kiểu ứng xử của cá nhân. Thuyết nhân cách con người dựa trên khát vọng (bản năng) chứ không phải là trí tuệ hay suy luận.

- Theo Freud, những khác biệt nhân cách nảy sinh từ những cách khác nhau mà con người xử lý những xung năng cơ bản của họ. Trong mỗi con người luôn tồn tại ba bộ phận - trạng thái nhân cách: id (cái bản năng, vô ngã, vô thức); ego (cái tôi, cái bản ngã); superego (cái siêu ngã, siêu tôi, siêu thức). Trong cuộc sống của mỗi con người luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái bản năng (vô ngã) với cái cái siêu tôi (siêu ngã) và chúng được điều hoà bằng cái tôi (bản ngã). Đôi khi giữa cái bản năng với cái siêu tôi không đạt được sự thỏa hiệp sẽ dẫn đến tình trạng bị dồn nén làm nảy sinh cơ chế phòng vệ (cơ chế tự về). Tức là những mong ước cực đoan của cá nhân không được thực hiện bởi sự khống chế của cái siêu tôi - hiện thân của các giá trị, chuẩn mực và đạo đức xã hội. Cơ chế tự vệ là những giải pháp tâm lý giúp cái tôi bảo vệ chính mình trong xung đột thường ngày giữa cái bản năng bị cái siêu tôi phủ nhận.

Khái quát cơ chế tự vệ

theo lý thuyết "nhân cách con người" của Freud

Cơ chế Đặc trưng Phủ nhận Bảo vệ mình thoát khỏi thực tại đau buồn bằng cách từ chối không suy nghĩ về vấn đềđó nữa Chuyển đi (di chuyển) Giải toả những tình cảm bị dồn nén thường là tình cảm thù địch, trút lên các đối tượng ít nguy hiểm hơn so với các đối tượng lúc đầu làm phát sinh cảm xúc Huyễn tưởng Thoả mãn các ước muốn bị hẫng hụt trong những

Đồng nhất hóa Làm gia tăng những tình cảm tự trọng bằng cách đồng nhất hoá mình với một người hoặc một nhân vật quen biết khác, thường có tiếng tăm hoặc quyền uy (làm cho giống nhau)

Tách biệt Cắt đứt gánh nặng cảm xúc thoát khỏi các tình huống gây đau đớn, còn gọi là cơ chế chia ngăn

Phóng chiếu Đem điều chê trách do những trở ngại của mình đổ lên đầu người khác hoặc đổ lỗi cho những ham muốn bị “cấm đoán” của mình cho người khác (sự trút giận, đổ lỗi cho người khác)

Hợp lý hoá Cố gắng chứng minh rằng ứng xử của mình là hợp lý và có thể biện minh được và do đóđáng được mình và người khác tán thưởng

Tổ chức phản ứng Ngăn chặn những ước muốn nguy hiểm khỏi bị bộc lộ bằng cách chấp nhận các hành vi và các phép ứng xử chống đối và sử dụng chúng như những hàng rào Thoái lui Rút về mức phát triển trước đây liên quan đến những

đáp ứng “trẻ con” - thường khát vọng ở mức thấp hơn (chẳng hạn khi bị căng thẳng, chúng ta cắn móng tay hoặc gãi đầu, gãi tai)

Dồn nén Đẩy những ý nghĩ gây đau khổ và nguy hiểm ra khỏi ý thức, giữ chúng ở trạng thái vô thức - đây là cơ chế tự vệ cơ bản nhất (không nghĩ đến nó bằng cách chuyển sang công việc khác)

Thăng hoa Thỏa mãn hoặc loại bỏ những ước muốn bị hẫng hụt (hoặc thất bại) để làm nên những điều phi thường mà ở trạng thái bình thường ta không thực hiện được (ví như các nhà thơ bị bất hạnh, các nhà sỹ buồn đau cho ra đời những kiệt tác…)

2.2.2. Vận dụng lý thuyết trong tham vấn

- Đối với nhà tham vấn, lý thuyết này sẽ giúp họ hiểu cơ chế tự vệ của thân chủ và tìm ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề của thân chủ. Khi con người bị “tắc” ở một nhu cầu nào đó, có nghĩa là cái tôi của người đóđã không giải quyết được mâu thuẫn giữa cái bản năng và cái siêu tôi. Cái tôi bị chao đổi - khủng hoảng. Nhiệm vụ của nhà tham vấn là giúp củng cố cái tôi của thân chủ vững mạnh để cái tôi có đủ sức mạnh đối mặt với nhu cầu đang bị tắc nghẽn nhằm tìm ra giải pháp thay thế phù hợp cho thân chủ.

- Trong quá trình tiếp cận với thân chủ, nhà tham vấn hiểu được thân chủ đang sử dụng cơ chế tự vệ tâm lý nào trên cơ sởđó giúp thân chủ ý thức được những cơ chế tự vệ tâm lý mình đang sử dụng chưa phù hợp, cần có những cơ chế khác thích hợp để giải quyết bế tắc của mình.

2.3. " Thuyết phát triển tâm lý" của Freud.

2.3.1. Nội dung

- Freud đưa ra thuyết phát triển tâm lý tính dục của con người, trong đó tầm quan trọng được đặt vào sự phát triển và trưởng thành của các bộ phận cơ thể và ảnh hưởng của nó đến những kinh nghiệm sống cũng như hành vi cư xử của con người.

- Các giai đoạn phát triển

+ Giai đoạn môi miệng: là giai đoạn trẻ em sơ sinh có khoái cảm lớn nhất qua thao tác bú và đưa lên miệng cắn những vật thể gần bé. (Từ lúc mới sinh đến 1 tuổi hay chừng 18 tháng).

+ Giai đoạn hậu môn: là giai đoạn bé tập trung vào khu vực hậu môn trong thao tác đại tiện cho mỗi bé đi vệ sinh. Khoái cảm xảy ra mỗi khi bé nín và thả cơ vùng hậu môn trong thao tác đại tiện. (Khoảng từ 2-3 tuổi, chừng 18 tháng).

+ Giai đoạn bộ phận sinh dục nam (giai đoạn dương vật): là giai đoạn bé có thích thù khám phá bộ phận sinh dục của mình, và chuyện bé thích nghịch bộ phận sinh dục của mình tương đối phổ biến. (Khoảng từ 3, 4 đến 5, 6 có khi đến 7 tuổi).

+ Giai đoạn tĩnh lặng (ẩn tàng): là giai đoạn xung lực tính dục tạm thời bị nén lại để các em có thời gian tiếp thu những kỹ năng mới nơi trường học. Vào thời điểm này các em thường không tập trung quá nhiều vào mảnh dục tính, tuy nhiên theo George Boeree (2006) có khoảng 25% các em có những hành vi thủ dâm, cao hơn nhiều so với thời nghiên cứu Freud. (Giai đoạn này bắt đầu từ 5,6,7 tuổi trở đi cho đến năm 12 tuổi).

+ Giai đoạn tập trung vào bộ phận sinh dục: là giai đoạn bắt đầu từ tuổi dậy thì cảm xúc tính dục tập trung vào khoái cảm giao hợp. Theo Freud, bất cứ những hành vi tính dục nào khác với giao hợp tự nhiên, đều được coi là những hành vi thiếu trưởng thành.

Đây là một học thuyết được các nhà tâm lý thuộc trường phái Freudian cổ vũ vì họ tin rằng tất cả mọi người đều trải qua những bước phát triển này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng tham vấn tâm lý (Trang 31)