0
Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Phân tích và đánh giá theo các chỉ tiêu phản ánh

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 46 -46 )

* Theo các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí:

Doanh thu là 1 chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của Tổng công ty bởi vì Tổng công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải có lợi nhuận mà doanh thu là điều kiện cần để hình thành nên lợi nhuận.

Biểu 6: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ĐVT: triệu VNĐ Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 CL Tỷ lệ (%) CL Tỷ lệ(%) 1. Doanh thu 1.023.5 38 1.183.00 0 2.670.000 159.462 115,5 8 1.487.00 0 256, 7 2. Tổng chi phí 1.016.1 50 1.168.50 9 2.469.200 152.359 114,9 1.300.69 1 211, 3 3. Lợi nhuận trước

thuế

7.348 14.091 20.800 6.743 191,7 6

6.709 147, 6 4. Tỷ suất lợi nhuận

(%)

0,71 1,19 0,78 0,48 -0,41

(Nguồn: Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam)

Tuy doanh thu hàng năm vẫn tăng với tốc độ nhanh, chi phí có tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nên Tổng công ty vẫn có lợi nhuận cao mặc dù tỷ suất lợi nhuận năm 2003 có giảm so với năm 2002, nhưng lại hơn năm 2001. Năm 2003 doanh thu của Tổng công ty đạt 2.670.000 triệu đồng tăng 1.487.000 triệu đồng so với năm 2002 nhưng chi phí cũng tăng là 1.480.291 do vậy tỷ suất lợi nhuận của năm 2003 chỉ đạt 0,78%. Có thể nói doanh thu của Tổng công ty chỉ phản ánh được mức tăng trưởng nhưng chưa thể hiện được khả năng cạnh tranh so với các đối thủ.

* Chỉ tiêu về thị phần

Năm 2003 tổng sản lượng rau quả toàn thế giới đạt khoảng 450 triệu tấn trong đó Châu á luôn dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu năm 2003 là 216 triệu tấn chiếm 48% Châu Mỹ là 49,5 triệu tấn chiếm 11% và Châu Phi là 81 triệu tấn chiếm khoảng 18% và các nước khác khoảng 103 triệu tấn chiếm khoảng 23% lượng rau quả của thế giới .

Khu vực Châu á có các nước sản lượng xuất khẩu rau quả lớn như Thái Lan, Trung Quốc, Philipin, ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia đây cũng là những nược cạnh tranh gay gắt nhất của chúng ta trên thị trường xuất khẩu rau quả.

Biểu đồ thể hiện các nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Mỹ năm 2003.

Qua biểu đồ trên ta thấy lượng hàng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Mỹ chỉ chiểm 2% có thể nói là tương đối hạn chế so với các đối thủ là Thái Lan 30%, Philipin 22%, Trung Quốc 18% và Inđônêxia 12% có thể nói mặt hàng rau quả của Việt Nam nói chung và mặt hàng rau quả của Tổng công ty nói riêng chưa chiếm lĩnh được thị trường Mỹ. Thị phần còn hạn chế, đây là một thị trường có sức mua lớn nhưng lại là thị trường mới mẻ và khó tính. Do vậy Tổng công ty cần phải đặt ra những chiến lược kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng rau quả của mình để sao cho có chỗ đứng và sau đó tăng được thị phần của Tổng công ty nói riêng cũng như mặt hàng rau quả Việt Nam nói chung tại thị trường này .

2.3.2. Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh theo phương thức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 46 -46 )

×