Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh thông qua giá bán sản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Đặc điểm của thị trường xuất khẩu hàng hoá đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 48)

phẩm.

Giá là một trong những yếu tố cạnh tranh cơ bản của nền kinh tế thị trường, giá là một trong những công cụ cạnh tranh rất lợi hại để các doanh nghiệp có thể tăng thị phần, mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận…và đặc biệt nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tổng công ty vẫn thường tâm niệm rằng: muốn thu hút được khách hàng đến với mình thì sản phẩm không chỉ cần có chất lượng tốt, phù hợp với sở thích thị hiếu của người tiêu dùng mà một nhân tố quan trọng quyết định không kém đó là phải có một chính sách giá hợp lý, linh hoạt vừa đảm bảo để Tổng công ty có lãi lại vừa khuyến khích được người tiêu dùng.

Biểu 7: Giá bán một số sản phẩm của Tổng Công ty.

Tên sản phẩm Đóng gói Giá bán Điều kiện

- Dứa miếng (200z) 24 hộp/ thùng 7,3 USD/ thùng FOB - HCM - Dứa miếng nhỏ đóng hộp 6 hộp A10/

thùng

- Dứa đông lạnh 980 USD/ tấn FOB - HCM - Dứa nước đường 24 hộp/ thùng 470 USD/ tấn FOB - HCM - Dưa chuột đóng lọ 12 lọ * 610 g 3,9 USD/ thùng FOB - HCM - Dưa chuột muối 12lọ * 680 g 4,2 USD/ thùng FOB - HCM - Vải hộp (30 0 z) 24 hộp/ thùng 16 USD/ thùng FOB - HCM - Tương ớt 24 lọ * 280 ml 5,28 USD/ thùng FOB - HP

- Xoài tươi 2400 USD/ MT FOB - HP

- Thanh Long 1000 USD/ MT FOB - HP

- Nước hao quả đóng hộp 24 hộp/ thùng 9,6 USD/thùng FOB - HP (Nguồn: Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam)

Trong những năm qua Tổng công ty đã cố gắng tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đối với nguyên vật liệu Tổng công ty tìm những nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý nhất. Tổng công ty thường ký những hợp đồng mua hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất với một số công ty nước ngoài có uy tín cao, lựa chọn được những người cung ứng hợp lý nên Tổng công ty đã mua được nguyên vật liệu với giá cả phù hợp và ổn định. Bên cạnh đó Tổng công ty luôn có những khoá học nhằm đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao năng suất lao động, hạn chế thời gian máy chay, làm giảm chi phí cố định từ đó hạ giá thành sản phẩm.

Đặc biệt để có những nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất chế biến Tổng công ty đã đầu tư xây dựng những vùng nguyên vật liệu tập trung để tự cung cấp nguồn nguyên liệu cho chính mình. Vì vậy tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong khâu thu mua (chi phí vận chuyển…)

Với các biện pháp này giá thành và giá bán sản phẩm của Tổng công ty thấp hơn tương đối so với các đối thủ cạnh tranh có thể nói rằng đây là một công cụ cạnh tranh rất hữu ích đối với Tổng công ty, Tổng công ty đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm có khả năng đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng và với mức giá phù hợp.

Tuy nhiên do sự phát triển của thị trường, hàng loạt các đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty không ngừng lớn mạnh cả về chất lượng cũng như về số lượng. Các đối thủ nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônexia …là những đối thủ trực tiếp cạnh tranh gay gắt nhất của chúng ta.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Đặc điểm của thị trường xuất khẩu hàng hoá đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w