Tình hình tiêu thụ sản phẩm rau quả theo thị trường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Đặc điểm của thị trường xuất khẩu hàng hoá đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 40)

Thời kỳ bao cấp, việc sản xuất cái gì, bao nhiêu và như thế nào đều do Nhà nước đề ra quyết định. Các doanh nghiệp chỉ việc thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao mà không còn quan tâm đến thị trường hay nhu cầu người tiêu dùng. Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phấn đấu tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh đó. Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh như vậy thì vấn đề thị trường tiêu thụ đóng vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thị trường thì có sản xuất kinh doanh nhưng thị trường ấy luôn biến động theo nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường nước ngoài.

Do đó mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu là một yếu tố rất quan trọng. Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn trong việc mở rộng thị trường, tìm chỗ đứng cho sản phẩm của mình, hoạt động theo phương châm. "Tất cả vì khách hàng, tiện lợi cho khách hàng".

Năm 2001 Tổng công ty xuất khẩu sang 46 nước với kim ngạch XK đạt 25.176.378 USD

Năm 2002 Tổng công ty xuất khẩu sang 48 nước với kim ngạch XK đạt 26.079.938 USD

Năm 2003 Tổng công ty xuất khẩu sang 60 nước với kim ngạch XK đạt 69.0000.000 USD

Biểu 4: Kim ngạch xuất khẩu theo một số thị trường chính

ĐVT: triệu USD Nước 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002

(%) (%) Nga 3,82 3,10 4,94 -0,72 -118,8 1,84 159,4 Nhật 2,17 2,34 3,73 0,17 107,8 1,39 159,4 Singapore 2,65 4,52 4,82 1,87 170,6 0,3 106,6 Mỹ 2,28 2,85 3,17 0,57 125 0,32 111,2 Đài Loan 2,49 3,11 4,02 0,62 124,9 0,91 129,3 Trung Quốc 3,33 3,60 4,21 0,27 107,5 0,61 116,9

(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty rau quả, nông sản). Thông qua biểu ta thấy nhìn chung các thị trường truyền thống vấn giữ được kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao. Có thị trường kim ngạch giảm đi nhưng cũng có thị trường kim ngạch tăng lên rất lớn. Đặc biệt là thị trường Nhật, Nga, Trung Quốc và một số thị trường khác để đạt được kết quả trên đòi hỏi Tổng công ty phải nỗ lực trong việc nghiên cứu thị trường và triển khai các hoạt động Marketing.

Một số thị trường mà Tổng công ty cho là rất quan trọng cần phải giữ vững và mở rộng.

* Thị trường Nga: Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu giảm 0,72 triệu USD, số tương đối là 118,8% so với năm 2001. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại là 1,84 tr.USD, số tương đối là 159,4% so với năm 2002. Đây là thị trường lớn của Tổng Công ty hiện nay Nhà nước quan tâm đã tháo gỡ khó khăn cơ chế thanh toán giữa ta và Nga, tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu mạnh sang Nga.

* Thị trường Nhật Bản: Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tăng 0,17 tr.USD, số tương đối là 107,8% so với năm 2001. Năm 2003 tăng 1,39 tr.USD, số tương đối là 159,4%. Với thị trường này Tổng công ty luôn nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ hợp tác. Vì thị trường này là một trong những thị trường mà Tổng công ty xuất khẩu với kim ngạch lớn. Vai trò của thị trường Nhật Bản sẽ được tăng cường bởi quan hệ giữa 2 nước ngày càng cải thiện. Nhật Bản cần nhập nhiều hàng hoá từ phía ta, ta cũng cần nhập nhiều loại hàng hoá khác từ phía Nhật Bản.

* Thị trường Singapore: Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tăng 1,87 triệu USD, số tương đối là 170,6% so với năm 2001. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng là 0,3 tr.USD, số tương đối là 106,6% so với năm 2002. Đây là thị trường xuất khẩu lớn chỉ sau Nga thị trường này đã làm ăn lâu dài với Tổng công ty ngay từ khi mới thành lập, yêu cầu về chất lượng không cao nhưng giá thành lại hạ, đây có thể là thị

trường "tạp" phù hợp với thị trường về chủng loại, chất lượng buôn bán nhỏ ở nước ta những năm qua.

* Đài loan: Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tăng 0,62 triệu USD, số tương đối là 107,5% so với năm 2001. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng là 0,61 tr.USD, số tương đối là 116,9% so với năm 2002. Cũng là thị trường có quan hệ thương mại với Tổng công ty nhiều năm qua với giá trị kim ngạch ngày càng tăng và sẽ hứa hẹn một triển vọng tốt đẹp để phát triển.

* Thị trường Trung Quốc: Là thị trường lớn thứ 3 của Tổng công ty. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đều tăng. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tăng 0,27 triệu USD, số tương đối là 107,5% so với năm 2001. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng là 0,61 tr.USD, số tương đối là 116,9% so với năm 2002. Một thị trường lớn với số dân hơn 1 tỷ người, lại là nước láng giềng. Có thể đây là thị trường có tiềm năng rất lớn để thâm nhập và nó có nhiều mặt gân gũi, tương đồng trong tập quán tiêu dùng của 2 nước. Cho đến nay thì Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ 3 của Tổng công ty về mặt hàng rau quả.

* Thị trường Mỹ: Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tăng 0,57 triệu USD, số tương đối là 125% so với năm 2001. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng là 0,91tr.USD, số tương đối là 129,3% so với năm 2002. Đây là thị trường có khả năng xuất khẩu hàng rau quả với số lượng lớn. Đây là thị trường có sức mua lớn nhưng lại là thị trường mới mẻ và rất khó tính. Đây là thị trường mà Tổng công ty gặp khó khăn đó là:

- Hàng rào thuế quan vào Mỹ

- Sự cạnh tranh gay gắt của hàng Thái Lan với chất lượng cao, giá thành thấp hơn vì đồng loạt giảm giá thành nhiều do cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ của Đông Nam A.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Đặc điểm của thị trường xuất khẩu hàng hoá đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w